Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP. HCM: Cần làm thực chất, khắc phục bất cập để đánh thức mảng xanh

Phóng viên - 30/08/2019 | 7:51 (GTM + 7)

Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng công viên, mảng xanh hiện nay do tốc độ bê tông hóa nhanh, đòi hỏi thành phố cần có những quyết tâm, chính sách, quy hoạch bài bản hơn để đánh thức lại mảng xanh cho thành phố.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

0,5 m2 là diện tích cây xanh toàn TPHCM đáp ứng cho một đầu người, đạt 8% quá thấp so với chỉ tiêu quy hoạch đô thị từ 6-7m2/ người. Thành phố có hơn 490 ha đất công viên, tuy nhiên tốc độ đầu tư mỗi năm tăng không đáng kể chỉ khoảng 1,5ha, chưa đạt yêu cầu. Điều này cho thấy, số lượng chỉ tiêu cây xanh của TPHCM chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân ở đô thị.

Tốc độ phát triển công viên, mảng xanh của Thành phố đang tỷ lệ nghịch với mức độ gia tăng dân số và đô thị hóa cao, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tiện ích của người dân.

TPHCM thiếu cây xanh trầm trọng
TPHCM thiếu cây xanh trầm trọng. Ảnh: SGĐT

"Trước mắt mảng xanh ai cũng biết là nó có chức năng như là cải tạo môi trường sống, giúp cho con người gần với thiên nhiên. Bây giờ mình thiếu cái đó thì sức khỏe mình thiếu một môi trường trong lành".

"Thiếu xanh thì không khí làm mình có cảm giác khó chịu, cảm thấy bị nóng bức".

"Việc mà đô thị phát triển lên đó là điều tất yếu xảy ra theo tỷ lệ người dân lên. Tuy nhiên, việc mà ta phát triển thêm mảng xanh của thành phố đang là điều hết sức cấp bách".

"TPHCM có nhiều quận huyện thì các quận trung tâm như quận 3, quận 1 thì hiện tại rất là thiếu mảng xanh. Hiện mảng xanh mình có là công viên Tao đàn, công viên Thống nhất… thì không đủ đáp ứng cho người dân. Diện tích cây xanh cho một đô thị là khoảng 20%, đô thị mình đâu có đủ so với diện tích nhà cửa. Thành phố mình phát triển, nhu cầu kinh tế nhà ở ngày càng tăng thì buộc lòng những nhu cầu khác phải giảm xuống".

Theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, một phần nguyên nhân của tình trạng này do trong một thời gian dài trước đây, thành phố chưa chú trọng đến việc phát triển không gian xanh trong quy hoạch phát triển đô thị, nhất là tầm nhìn trong việc phát triển một đô thị hiện đại và bền vững.

Nếu muốn gia tăng diện tích cây xanh, không chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu quy hoạch trên giấy mà phải có sự quyết tâm của thành phố trong việc chỉnh trang lại đô thị hiện hữu.

Đặc biệt, cần có những chính sách cứng rắn quy phê duyệt, thực hiện quy hoạch, nhằm tránh tình trạng nhiều dự án diện tích đất dành cho công viên nhưng lại bị bỏ hoang, không xây dựng hoặc dần chuyển đổi đất công viên thành loại đất khác.

"Từ đầu những năm 90 đến nay người ta quá chú trọng xây dựng các công trình, những diện tích bê tông hóa mà những diện tích cây xanh thì giảm rất là mạnh. Mấy chục năm qua mình có phần xem nhẹ thì bây giờ không chỉ nêu khẩu hiệu mà phải có những kế hoạch thực hiện thật sự. Thứ nhất những diện tích lâu nay mình xem là đất vàng và mình cố gắng cao tầng hóa nó thì mình nên có cái nhìn nhận lại, giống như mình cần có kế hoạch chỉnh trang lại để mà mình có cây xanh phù hợp. Thứ hai, khi phê duyệt quy hoạch cần đi đôi với phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch, trong đó có những ràng buộc là mình phê duyệt quy hoạch trong thời gian bao lâu không thực hiện thì mình có thể thu hồi".

Công viên Gia Định, một trong những mảng xanh lớn của TP. HCM
Công viên Gia Định, một trong những mảng xanh lớn của TPHCM. Ảnh: Thời báo ngân hàng

Một thực trạng khác hiện nay, việc phân bổ công viên, mảng xanh trên địa bàn không đồng đều và bất hợp lý. Các quận trung tâm, tuy có số lượng cây xanh nhiều hơn so với các quận, huyện ngoại thành nhưng không còn quỹ đất phát triển.

Trong khi các quận ngoại thành, diện tích đất cho cây xanh khá lớn nhưng nhiều quy hoạch công viên không được xây dựng, thậm chí còn rất hạn chế do quy hoạch chỉ tập trung cao tầng hóa đô thị.

Thạc sĩ kiến trúc sư Phạm Anh Tuấn cho biết:

"Về quy hoạch thì đối với các đô thị Việt Nam ít có các quy hoạch bài bản về quy hoạch chuẩn không gian xanh đô thị. Bản chất quy hoạch chúng ta giữa quy hoạch và thực tiễn còn xa với nhau rất nhiều. Tức là những nơi cần nhu cầu không gian xanh thì không còn quỹ đất, những nơi thì còn trì trệ. Không gian xanh công cộng thì không thật sự nhiều mà nhiều không gian phải mua vé để vào, những tiện ích dành cho người dân thì thật sự chưa đầy đủ. Tức là những chủ trương chính sách cần triển khai một cách triệt để và có giám sát, thanh tra và đánh giá kết quả trong từng giai đoạn để tìm ra những lý do dẫn đến những kết quả. Kết quả ở đây có thể là tốt hoặc chưa tốt thì từ đấy tìm ra hướng để giải quyết".

Tại buổi hội thảo quốc tế về phát triển công viên, cây xanh, chiếu sáng công cộng từ đây đến năm 2025, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng thừa nhận, thời gian qua, thành phố chưa thật sự có một quy hoạch tổng thể về phát triển không gian xanh, cũng như chưa giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.

Do đó, Bí thư yêu cầu các Sở ngành, địa phương cần rà soát và có phương án quy hoạch tổng thể, để hướng đến phát triển một đô thị hiện nay và không gian sống lành mạnh cho người dân thành phố.

Làm thực chất, khắc phục bất cập, mảng xanh mới ươm mầm, phủ rộng (Bình luận của nhà báo Bùi Trọng Điển)

Có thể khẳng định, công viên, mảng xanh là phúc lợi của xã hội, là thước đo cho sự phát triển của một đô thị. Do do, đến lúc chúng ta phải nhìn nhận về việc đầu tư, quy hoạch quản lý hệ thống mảng xanh tại các đô thị.

TPHCM đang thiếu mảng xanh trầm trọng trong khu vực nội đô. 

Nói đến công viên cây xanh của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vừa thiếu vừa yếu có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là công tác quản lý ở nhiều nơi còn chồng chéo, bất cập.

Trong tổng số hơn 500 ha công viên thì có công viên do UBND cấp quận, huyện quản lý, còn lại một phần trước đây trực thuộc ngành Vận tải; đến cuối năm ngoái mới thống nhất giao về đầu mối là Sở Xây dựng. Các công viên chuyên đề như  Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên… lại do các đơn vị khai thác, quản lý.

Chính tính chồng chéo này đã khiến nhiều công viên cây xanh của thành phố một thời gian dài hoạt động èo uột, có nơi bị chiếm giữ thành bãi đỗ xe, kinh doanh đủ loại, rất bát nháo. Điển hình như công viên 23/9 ở quận 1, phải rất nhiều lần quyết tâm thành phố mới giải tỏa được các hệ lụy phát sinh khi công viên bị biến tướng thành nơi cho thuê mướn,kinh doanh hoạt động suốt ngày đêm.

Trong khi không gian công viên công cộng bị chiếm dụng thì mảng xanh của thành phố bị đẩy lùi bởi tốc độ đô thị hóa gia tăng chóng mặt với những tòa nhà bê tông mọc lên san sát. Việc trồng cây phân tán ở các tuyến đường, khu dân cư cũng rất hạn chế.

Tìm hiểu các bản quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới ở thành phố Hồ Chí Minh đều thấy có diện tích cho công viên, mảng xanh. Tuy nhiên có đến thực tế mới hiểu đó chỉ là quy hoạch, kế hoạch trên giấy; rất ít chủ đầu tư thực hiện. Nhiều nơi công viên, mảng xanh lâu dần được biến hóa, chuyển đổi thành nhà ở, kiốt. Ở một số huyện ngoại thành của thành, đất quy hoạch công viên thì có nhưng để hoang phế, cỏ mọc um tùm.

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này có thời điểm đã bị buông lỏng, nhất là công giám sát quy hoạch và kế hoạch thực hiện. Chính quyền quận, huyện thì trông chờ vào các sở chuyên ngành; trong khi các sở, ngành lại cho rằng không thuộc thẩm quyền. Sự lúng lúng này nên mới xảy ra thực trạng có nhà đầu tư khu dân cư, khu đô thị không xây dựng công viên cũng chẳng làm mảng xanh nhưng không có cấp, ngành nào nhắc nhở, xử phạt; người dân thì bức xúc phản ánh nhiều lần nhưng cũng không được giải quyết.

Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng tới một đô thị thông minh, sáng tạo, xanh và phát triển bền vững; trong đó phát triển công viên mảng xanh như một  trụ cột quan trọng. Để làm được điều này, đòi hỏi thành phố cần khắc phục ngay các bất cập trong công tác quản lý nhà nước, phải có đơn vị chịu trách nhiệm chính nếu để xảy ra việc công viên bị sử dụng sai mục đích, lấn chiếm; mảng xanh không  được phủ đúng như quy hoạch, kế hoạch. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tư khu đô thị, khu dân cư chây ì không thực hiện diện tích công viên cây xanh theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy nhanh việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển công viên không chỉ là vui chơi, nghỉ ngơi mà còn là địa điểm tham quan, du lịch lý tưởng cho người dân và du khách. Truyền thông để người dân tích cực tham gia phong trào trồng cây phân tán tại các khu vực mình sinh sống, đồng thời chú trọng việc bảo vệ hệ thống cây xanh ở từng con đường, tuyến phố.

Một siêu đô thị như TP Hồ Chí Minh với tốc độ dân số cứ sau 5 năm tăng 1 triệu người như hiện nay thì vấn đề tạo không gian sống, không gian sinh hoạt với các mảng xanh và công viên phải được cải thiện mỗi ngày. Do vậy rất cần một hành động thực chất hơn nữa của các cấp, các ngành của thành phố trong việc phát triển công viên cây xanh cả trước mắt và lâu dài./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Sáng 13/5, tại Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, tuyến hải trình bằng tàu cao tốc từ TP.HCM chính thức được khai trương và đi vào hoạt động sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị.

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, do Bộ Tư pháp soạn thảo. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo, giảm mức hình phạt tù cao nhất.

Đề xuất tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Đề xuất tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng,NHNN vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

// //