Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tổng rà soát bờ sông, kênh rạch: Hạn chế tối đa tình trạng tư nhân hóa

Phóng viên - 18/09/2019 | 6:47 (GTM + 7)

Cần phải nghiêm túc và mạnh tay hơn nữa để trả lại không gian sông nước cho người dân, hạn chế tối đa tình trạng tư nhân hóa bờ sông kênh rạch.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

TPHCM tổng rà soát quy hoạch bờ sông, kênh rạch. Ảnh: SGĐT

Một ngày đầu tháng 9, chúng tôi có dịp đi dọc sông Sài Gòn trong một hành trình tham quan không gian sông nước đặc trưng của đô thị Nam Bộ.

Đi suốt 1 đoạn sông dài từ phường An Phú Đông (quận 12) đến Mũi Đèn Đỏ (quận 7), rất hiếm khi bắt gặp công viên hoặc bờ kè ven sông mà người dân có thể dừng lại hóng mát.

Thay vào đó, hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy nhiều nhất lại là vô số quán nhậu, nhà hàng cũng như hàng loạt dự án chung cư, biệt thự mọc lên như nấm lấn hết không gian bờ sông.

Cá biệt, dọc khu vực Thảo Điền, quận 2, chúng tôi không thể tìm được một lối nào để lên đường bộ vì toàn bộ đoạn sông này dường như là không gian riêng của hàng loạt khu biệt thự biệt lập.

Theo Viện Quy hoạch Xây dựng TPHCM, sông Sài Gòn đoạn chảy qua TPHCM dài 80km với diện tích mặt nước khoảng 5.000km2, kéo dài qua 10 quận, huyện và khu trung tâm TPHCM.

Tuy nhiên, do việc quản lý xây dựng không chặt chẽ nên không gian hai bờ bị tư hữu hóa khiến tầm nhìn ra sông Sài Gòn bị hạn chế.  

Thống kê cho thấy có 116 lô đất ảnh hưởng hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, trong đó có 76 công trình đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Dù các cơ quan chức năng đã ban hành quyết định cưỡng chế nhưng qua nhiều năm các công trình vi phạm vẫn chưa bị tháo dỡ. Trước tình trạng không gian bờ sông kênh rạch công cộng phục vụ lợi ích cho cộng đồng bị chiếm dụng nghiêm trọng, không ít người dân đã tỏ ra bức xúc:

"Cảnh quan của sông Sài Gòn bị thu hẹp lại bởi những dự án lớn phục vụ biệt thự hoặc khu cao cấp. Những nơi này thì người dân thường như chúng tôi không thể tiếp xúc được những cảnh quan bờ sông thiên nhiên nữa".

"Hầu như bị chiếm dụng hoàn toàn rồi, người dân thành phố ở trung tâm chỉ được tận hưởng một khoảng không gian rất ngắn. Kể cả khoảng không gian này cũng chưa được tận dụng, quy hoạch tốt. Đấy là điều đáng tiếc khi mà người dân không được tận hưởng những gì thiên nhiên ưu đãi cho thành phố".

"Càng ngày nó càng nhỏ đi, ngày xưa ở đây như một đảo cù lao, sông không. Giờ đâu giống ngày xưa nữa, con sông hồi đó to mà giờ mất tiêu hết".

"Nguyên lý phát triển đô thị hiện đại là phải tôn trọng và mở rộng các kênh dẫn nước, hạn chế tối thiểu việc bê tông hóa mặt đất. Hiện nay, chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khi phát triển đô thị không đúng cách, tức là chúng ta phát triển đô thị theo kiểu vết dầu loang".

Lý giải cho tình trạng này, Tiến sỹ Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM cho biết trước đây UBND thành phố đã có Quyết định 150/2004 phân công nhiều cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm cắm mốc và quản lý hành lang bảo vệ sông.

Tuy nhiên Quyết định này lại không xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm nên đơn vị nào cũng đùn đẩy. Tiến sĩ Võ Kim Cương cho biết thêm:

"Diễn ra tình trạng đó là do quá trình phát triển đô thị thì hiện nay việc san lấp trái phép rất phổ biến. /hành lang vừa để giao thông, vừa để dự trữ sau này đắp đê, trong quy hoạch đã có nhưng nếu không cẩn thận là mất".

Để bảo vệ bờ sông Sài Gòn cũng như các không gian kênh rạch khác trước nguy cơ tư hữu hoá, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng thành phố cần chỉ đạo rà soát kỹ quy hoạch hành lang bảo vệ sông rạch. Không để tiếp tục tình trạng phát triển các tòa nhà cao tầng quá dày đặc, lấn át bờ sông, kênh rạch, đảm bảo lợi ích công cộng, cảnh quan, môi trường và phát triển bền vững.

Đối với các quỹ đất thuộc hành lang bảo vệ sông rạch còn lại, ông Châu đề nghị cần thực hiện phổ biến hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.

"Đối với những dự án mà thành phố chưa giao đất đến mép cao của bờ sông, thì cần vận động chủ đầu tư cùng với thành phố thực hiện việc kè bờ cũng như xây dựng đường, thảm xanh. Trên cơ sở đó cho các doanh nghiệp khai thác theo phương thức cho thuê có thời hạn".

Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, thuộc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM cho rằng hiện nay thành phố đã phủ kín quy hoạch toàn bộ hành lang sông, kênh rạch với hành lang bảo vệ từ 30 - 50m. Bên cạnh đó cũng có những công cụ quản lý cụ thể để đảm bảo thực thi đúng quy hoạch:

"Về mặt quản lý thì luôn có công cụ, chế tài, ví dụ anh lấp bao nhiêu diện tích rạch thì phải bù lại bằng hoặc gấp rưỡi diện tích mặt nước cần khôi phục lại. Cần phải có những đội kiểm tra, kiểm soát thực thi sau quy hoạch để đảm bảo chủ đầu tư làm đúng quy định".

Trước tình trạng không gian sông rạch tại TPHCM đang bị lấn chiếm và tư hữu hóa rất nhanh như hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hiếu, giảng viên Đại học Việt – Đức khuyến nghị TPHCM nên có những giải pháp ngăn chặn kịp thời:

"Cần phải có quy hoạch và tầm nhìn và những bước đi phù hợp. Những gì biết chắc chắn là tốt thì làm, còn những gì rủi ro cao thì chưa nên làm vội. Thay vì chỉ dựa vào ý tưởng của chủ đầu tư thì cần phải có sự tham chiếu lẫn nhau, điều đó có thể làm giảm bớt sai lầm".

Với một đô thị sông nước như TPHCM thì việc giữ gìn, bảo vệ hành lang bờ sông kênh rạch là một nhiệm vụ quan trọng mà các cơ quan ban ngành liên quan cần phải thực hiện nghiêm. Có như vậy con sông Sài Gòn mới có thể trường tồn cùng với chiều dài phát triển của TPHCM

Đừng để không gian chung trở thành của riêng 

Rõ ràng những bất cập trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch 2 bên bờ Sông Sài Gòn, hệ thống kênh rạch cũng như tình trạng nhiều cá nhân, đơn vị ngang nhiên lấn chiếm đã tước đoạt không gian tự nhiên của người dân ven sông, kênh rạch.

Cần phải nghiêm túc và mạnh tay hơn nữa để trả lại không gian sông nước cho người dân, hạn chế tối đa tình trạng tư nhân hóa bờ sông kênh rạch.

Kênh Tàu Hủ và đường Võ Văn Kiệt đoạn quận 6, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Kênh Tàu Hủ và đường Võ Văn Kiệt đoạn quận 6, TPHCM. Ảnh: SGGP

Không chỉ là đô thị nhộn nhịp bậc nhất nước, TPHCM được tự nhiên ưu ái ban tặng một con sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch phong phú, vừa có cảnh quan đẹp vừa tạo tầm nhìn cho khu nội thành, nơi thoát nước, giao thông thủy.

Thời gian qua, TP đã thực hiện thành công nhiều dự án chỉnh trang kênh rạch, di dời, tái định cư nhà trên và ven kênh rạch, khôi phục dòng chảy, kè bờ cứng, làm đường, làm cầu, xây dựng công viên và chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp, làm thay đổi diện mạo đô thị, môi trường sống và "đổi đời" cho hàng chục ngàn hộ gia đình…

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa cấp tập như hiện nay thì hầu hết hành lang bờ sông kênh rạch khu vực nội thành đã bị lấn chiếm làm công trình, nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại với mật độ dày đặc. Không gian chung bên cạnh bờ sông bị chiếm dụng, tầm nhìn bị che khuất, lòng sông bị thu hẹp làm thắt dòng chảy và gây mất an toàn giao thông thủy.

Gián tiếp gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực khác như tình trạng kẹt xe, ngập nước trầm trọng. Thiệt hại về kinh tế và chất lượng sống là điều quá rõ ràng.

Vốn là đô thị sông nước, song khi quy hoạch dường như TPHCM đã bỏ quên tiềm năng rất lớn của sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch hiện hữu. Không chỉ vậy, việc yếu kém trong quản lý nhà nước đã dẫn đến tình trạng chậm điều chỉnh, buông lỏng trong quản lý.

Nhiều đối tượng lợi dụng những kẽ hở trong quy hoạch, quản lý đã thâu tóm và biến nhiều diện tích vàng ven sông, kênh rạch thành của riêng với danh nghĩa xây dựng các khu đô thị mới. Không gian ven sông rạch vốn là không gian tự nhiên, không gian công cộng nhưng điều đáng buồn là không phải người dân nào cũng được hưởng lợi từ tài sản chung này.

Dù các thủ phạm lấn chiếm bờ sông, kênh rạch đã được chỉ mặt đặt tên nhưng trên thực tế việc xử lý và thu hồi các diện tích bị chiếm dụng là không hề dễ dàng. Tình trạng này đặt ra yêu cần cầu sớm hoàn thiện khung hành lang pháp lý, quy hoạch... để có cơ sở xử lý nghiêm khắc đối với bất kỳ ai có hành vi xâm phạm.

Thành phố cũng cần thận trọng trong quy hoạch phát triển đô thị, ưu tiên giữ lại hiện trạng không gian sông nước kênh rạch làm công viên và đường dọc sông phục vụ cộng đồng. Tuyệt đối đảm bảo tính đấu nối xuyên suốt của bờ sông, kênh rạch, hạn chế tối đa tình trạng nhiều cá nhân, tập thể biến không gian sông nước chung thành của riêng.

Như khẳng định của Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thì sông nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt và cũng là điều kiện tốt để thành phố phát triển trong thời gian tới.

Chính vì vậy, đã đến lúc TPHCM nghiêm túc nhìn nhận những lỗ hổng, yếu kém trong quy hoạch, quản lý, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm khai thác và bảo tồn tốt nhất không gian sông nước mà thiên nhiên ban tặng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Hà Nội: Tìm nhân chứng vụ tai nạn gây chết người tại hầm chui Kim Liên

Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an Quận Đống Đa (Hà Nội) cần tìm nhân chứng biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra tại hầm Kim Liên vào ngày 05/05 vừa qua, khiến người điều khiển xe máy bị chấn thương sọ não, sau đó tử vong.

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Đèn giao thông: Muốn thông minh... cũng khó

Như VOVGT đã thông tin, sau một thời gian thí điểm bỏ bộ đèn đếm ngược tại nút giao Võ Chí Công - Xuân La, Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để áp dụng hệ thống đèn giao thông thông minh, Hà Nội đã khôi phục lại bộ đèn đếm ngược tại những nút giao này.

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Xuyên đêm di dời hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị khởi công tuyến Metro số 2

Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật của dự án Tuyến Metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) được triển khai đồng loạt từ tháng cuối tháng 3 năm 2024.

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Định hướng học sinh lớp 9 không thi THPT: Trò muốn hay thầy muốn?

Kỳ thi vào lớp 10 THPT đang tới gần. Đây có thể coi là giai đoạn mang tính bản lề với hành trình trưởng thành của học sinh cuối cấp THCS. Đối thoại hôm nay sẽ tập trung bàn luận về câu chuyện: đâu đó có những học sinh được gợi ý không thi vào THPT, thay bằng những lựa chọn khác.

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Từ TP.HCM ra Côn Đảo có thêm lựa chọn đường biển

Sáng 13/5, tại Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, tuyến hải trình bằng tàu cao tốc từ TP.HCM chính thức được khai trương và đi vào hoạt động sau một thời gian dài nghiên cứu, chuẩn bị.

Người “điên” trên phố

Người “điên” trên phố

Hà Nội hơn 9 triệu người. Ngược xuôi, hối hả, ào ào lướt qua những con đường đầy xe cộ. Có khi nào tình cờ, bạn gặp một người không bình thường trên phố? Những người mà bác sĩ gọi là triệu chứng của tâm thần kinh, còn dân gian gọi là người “điên”. Những người “điên” trên phố..

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Có nên giảm mức phạt tù với người chưa thành niên phạm tội?

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét, cho ý kiến dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, do Bộ Tư pháp soạn thảo. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Tư pháp đã đề xuất mở rộng trường hợp người chưa thành niên bị phạt tù được cho hưởng án treo, giảm mức hình phạt tù cao nhất.

// //