Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thi khó, giữ khó để nâng cao chất lượng

Minh Hiếu - 23/05/2022 | 14:08 (GTM + 7)

Xe máy là phương tiện giao thông chiếm đa số tại Việt Nam và việc học luật giao thông, điều khiển phương tiện nhìn chung là dễ dàng hơn nhiều so với xe ô tô. Tuy nhiên, việc có được bằng lái xe máy không khó khiến nhiều người thiếu tôn trọng pháp luật, tiềm ẩn nguy hiểm khi lưu thông.

 

Việc có được bằng lái xe máy không khó khiến nhiều người thiếu tôn trọng pháp luật, tiềm ẩn nguy hiểm khi lưu thông (Ảnh minh họa)

Việc có được bằng lái xe máy không khó khiến nhiều người thiếu tôn trọng pháp luật, tiềm ẩn nguy hiểm khi lưu thông (Ảnh minh họa)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT, nhưng cần khẳng định ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân còn kém. Không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm,… diễn ra hằng ngày trên đường phố.

Không phải là họ không biết quy định, vì đó là những vi phạm luật giao thông cơ bản nhất, và bản thân người vi phạm cũng biết mình sai, nhưng vẫn cố tình làm.

Điều này cho thấy công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và quản lý sau cấp GPLX chưa hiệu quả.

Đầu tiên là công tác đào tạo. Từ thực tế đến đánh giá của các chuyên gia giao thông, những bộ đề thi lý thuyết không hề khó. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn… lười học, dù nhiều ứng dụng của điện thoại di động rất thuận tiện, có mô tả, giải thích cụ thể và dễ hiểu. Một bằng chứng cho việc “lười học” là hàng triệu kết quả “học mẹo thi lý thuyết lái xe” trên công cụ tìm kiếm Google.

Nhiều người không coi trọng kiến thức và kỹ năng lái xe dù đó là những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn cho chính họ. Và khi các học viên không muốn học thì các trung tâm đào tạo cũng chẳng thể ép buộc, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt.

Vậy tại sao nhiều người không coi trọng việc học? Câu trả lời dẫn đến vấn đề thứ hai là sát hạch. Xung quanh chúng ta, hẳn là ai cũng đã từng nghe thấy chuyện “mua bằng”, “bao đậu lý thuyết”,…, và trên thực tế đã có những trường hợp bị phanh phui và xử lý.

Chính vì vậy, học thực chất, thi thực chất là yêu cầu tối quan trọng để tạo nên hiệu quả cho cả việc đào tạo và sát hạch lái xe.

Ngoài sự minh bạch trong khâu đào tạo và sát hạch, chương trình học tập cũng cần tăng cường kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn, bởi các tình huống giao thông trong thực tế rất phức tạp và đa dạng, khác xa so với những gì học viên được học tại trường.

Tăng cường tình huống thực tế không chỉ đảm bảo an toàn người điều khiển phương tiện, mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về sự cần thiết của các quy định pháp luật được ban hành.

Thứ ba là quản lý GPLX sau sát hạch. Đây là vấn đề khá mới tại Việt Nam, mới chỉ dừng lại ở những đề xuất dù nhiều nước trên thế giới đã thực hiện tính điểm bằng lái.

Khi ấy, người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông nghiêm trọng hoặc nhiều lần sẽ bị hủy GPLX, yêu cầu đào tạo và sát hạch lại, hoặc tước bằng lái vĩnh viễn.

Chế tài xử lý vi phạm giao thông hiện nay ở nước ta đã được sửa đổi nhiều lần, mức phạt hành chính đã tăng lên cao, nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân chưa được cải thiện.

Bởi nhiều người có tâm lý nộp tiền phạt là xong, và lần sau họ vẫn sẽ tái phạm nếu chế tài chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính. Do vậy, nếu có quy định tính điểm bằng lái thì người tham gia giao thông chắc chắn sẽ e dè hơn trong mỗi lần có ý định vi phạm.

Quy định này sẽ càng phát huy hiệu quả khi việc đào tạo, sát hạch lái xe được siết chặt, và không còn có chuyện ai cũng có thể dễ dàng lấy được bằng lái. Một yêu cầu khác được đặt ra là công tác tuần tra, xử lý của các lực lượng chức năng phải thực hiện thường xuyên và nghiêm minh để tạo sức răn đe, đồng thời phát huy hiệu quả công nghệ trong việc phát hiện, xử lý vi phạm.

Tổng cục Đường bộ mới đây đã yêu cầu Sở GTVT các tỉnh thành tăng cường giải pháp, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX.

Tuy nhiên, thay vì chỉ chú trọng bằng lái xe ô tô, các địa phương cũng cần có góc nhìn nghiêm túc hơn trong công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX mô tô - đối tượng tham gia giao thông đa số tại Việt Nam, tỷ lệ TNGT cao nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người điều khiển phương tiện còn nhiều hạn chế./.

Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //