Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Thanh Phê: Thứ hai 22/04/2024, 10:22 (GMT+7)

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tích góp số tiền mua được căn nhà ở xã hội, anh Lâm Minh Tâm, công nhân Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang cùng các thành viên trong gia đình vô cùng phấn khởi. Không còn bận tâm chuyện tiền trọ mỗi tháng, cuộc sống gia đình anh Tâm từ ngày có nhà cũng ổn định hơn. Nhớ lại thời điểm đặt viết ký vào hợp đồng mua nhà, cảm giác của anh Tâm vẫn vẹn nguyên như ngày nào, bởi, với anh với mức lương công nhân và chi phí sinh hoạt ngày càng cao, thì đây là ước mơ xa tầm với.

Anh Lâm Minh Tâm cho biết: Ngân hàng hỗ trợ vay trả góp gốc và lãi hàng tháng trong vòng 20 năm nên gia đình tôi quyết định mua nhà ở xã hội. Mỗi tháng vừa trả lãi và gốc khoảng 4 triệu đồng, giống như thuê một căn nhà ở ngoài, cái được lớn nhất là sau khi trả hết, được căn nhà cho chính mình…

Không riêng anh Tâm mà hiện nhiều người dân đủ điều kiện tại Hậu Giang cũng đã sở hữu cho mình một căn nhà tại các dự án nhà ở xã hội của địa phương. Đơn cử như Dự án Nhà ở xã hội thấp tầng liền kề tại phường 5 thành phố Vị Thanh, do Công ty cổ phần Ban liên lạc khu Đoàn thanh niên Tây Nam Bộ làm chủ đầu tư là một trong 3 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, với diện tích đất xây dựng là 16.000m2 tổng số căn hộ là 157 căn nhà (trong đó 21 căn là nhà ở thương mại).

Nói về nhu cầu nhà ở xã hội, ông Nguyễn Thanh Sang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam Bộ cho biết: Tại thành phố Vị Thanh nhu cầu xã hội còn lớn, chưa đủ nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng đâu. Còn nhu cầu rất lớn nhưng dự án rất chậm, do quỹ đất không quy hoạch hoặc chưa giải tỏa đền bù nên gặp khó khăn..

Hiện nay, trên địa bàn Hậu Giang có 3 dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện, tổng quy mô 12,5ha với hơn 1.000 căn nhà. Thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 của Thủ tướng Chính phủ, Hậu Giang được giao chỉ tiêu tổng số căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành đến năm 2030 là 1.400 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành 700 căn và giai đoạn 2026-2030 hoàn thành 700 căn.

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp là mong mỏi của nhiều người lao động (Ảnh: Thanh Phê)

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp là mong mỏi của nhiều người lao động (Ảnh: Thanh Phê)

Theo khảo sát tại một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL với riêng người dân, thủ tục mua nhà ở xã hội qua nhiều khâu xác minh thẩm duyệt, đối tượng mua nhà phải chứng minh về nhà ở dưới 10m2/người, thu nhập bình quân gia đình dưới mức đóng thuế thu nhập cá nhân và một loạt các giấy tờ khác cần xác nhận để đạt các tiêu chí theo quy định… Hồ sơ mua nhà phải được xác minh tại địa phương và qua thẩm định đối tượng tại Sở Xây dựng. Chính vì lẽ đó, nhiều người dân có nhu cầu vẫn chưa thể chạm được giấc mơ có nhà.

Chị Đặng Minh Trúc ở Đồng Tháp bộc bạch: Dù muốn tìm mua 1 căn hộ phù hợp với điều kiện kinh tế nhưng tôi không thể tìm thấy dự án nhà ở xã hội nào mở bán hay có thể tiếp cận được. Dù nhiều lần chính quyền hay nhà nước nói đến việc phát triển nhà ở xã hội, nhưng trên thực tế gần như không có dự án nào được triển khai, người muốn mua nhà chắc chỉ tìm trên tivi.

Ở góc độ quản lý, ông Trần Phước Hưởng, Trưởng phòng Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang, cho biết: Quyết định 338 của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu cho các địa phương ở đây chính phủ chỉ giao chỉ tiêu số lượng theo đợt nhưng không giao tiền, thì đây cũng là một trong những cái khó của địa phương. Phải tận dụng nguồn lực tự có trên cơ sở là 20% đất ở trong dự án nhà ở xã hội để phát triển nhà ở xã hội hoặc quỹ đất tại địa phương tự có. Coi như là quyết định 338 bằng nguồn lực, năng lực của địa phương phát triển nhà ở xã hội này. 120 ngàn tỷ là gói được vay tính dụng để thực hiện nhà ở xã hội trong đó có thể những dự án trong danh mục hoặc ngoài danh mục nhưng theo điều kiện công văn 1551 của Bộ Xây dựng là những dự án được giao đất mới được vay gói này.

Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội mới đây, để tháo gỡ những rào cản cho phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các nhà ở khác, bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, ăn ở cho người dân phải đảm bảo hạ tầng về y tế, giáo dục, xã hội và các dịch vụ khác. Điểm khác là cơ chế, chính sách cho người mua và người bán, nhất là đối tượng là người nghèo, công nhân, yếu thế, lực lượng vũ trang; có chỗ ở để bảo đảm an cư lạc nghiệp, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm công bằng về tiếp cận nhà ở. Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các địa phương gắn với phát triển thị trường bất động sản, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn và tuân thủ luật pháp nhà nước, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, quan trọng nhất là khi tổ chức thực hiện phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong vận dụng cơ chế chính sách, luật pháp nhà nước.

Để phát triển nhà ở xã hội, trong đó triển khai nhanh, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”; phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024, Thủ tướng yêu cầu, tất cả các chủ thể liên quan với tinh thần trách nhiệm cao nhất, sáng tạo, kịp thời, trách nhiệm, đạo đức xã hội để thực hiện tốt trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tinh thần là không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai không có nhà ở.

Thanh Phê/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô

Vì sao nhiều người chìm trong nợ nần sau khi mua ô tô

Sau đại dịch COVID-19, việc sở hữu ô tô ngày càng trở nên đắt đỏ với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, thói quen mua ô tô trả góp khiến nhiều người mua xe ngày càng lún sâu hơn vào nợ nần.

Gỡ barie ngõ nhỏ, xe máy “tạt ngang” lên cầu vượt

Gỡ barie ngõ nhỏ, xe máy “tạt ngang” lên cầu vượt

Thời gian vừa qua, sau khi UBND phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã gỡ bỏ nhiều barie chặn xe máy ở một số ngõ trên đường Nguyễn Trãi, thông với phố Thượng Đình, nhiều xe lại chạy vào ngõ rồi cắt ngang đường lớn để lên cầu vượt Ngã Tư Sở.

Cải tạo tập thể cũ Hà Nội: Quan trọng là 'nhạc trưởng' ra đúng đề bài

Cải tạo tập thể cũ Hà Nội: Quan trọng là "nhạc trưởng" ra đúng đề bài

Thứ nhất, quyền lợi người đang ở đấy là người dân, nếu không rõ ràng, nhất quán thì họ không tham gia. Thứ hai, nhà nước bỏ công sức, duy trì quản lý, người quản lý phải có điều chỉnh cơ chế chính sách sát thực tế hơn.

Làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, cần chuẩn bị kỹ lưỡng

Làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao, cần chuẩn bị kỹ lưỡng

Quan điểm của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng xác đinh Tự chủ về vốn đầu tư và quyết tâm được chuyển giao, làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao là những quyết sách rất đúng đắn, tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để có thể được thực hiện điều này.

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Ngõ Thọ Xương, cái tên mang dấu cũ một thời xa xưa

Nhắc đến địa danh Thọ Xương, nhiều người nghĩ ngay đến câu ca: Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương... Bây giờ, Hà Nội bvẫn còn đó một con ngõ nhỏ mang tên Thọ Xương, như để gợi nhắc đến huyện Thọ Xương, trung tâm thành Thăng Long xưa...

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, rào cản nào đối với giáo viên?

Sau khi VOVGT phát sóng và đăng tải bài viết về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục, đã thu hút sự chú ý và đóng góp ý kiến của dư luận, trong đó có nhiều chuyên gia, giáo viên.

Làm gì để khắc phục hư hỏng mặt đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi?

Làm gì để khắc phục hư hỏng mặt đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi?

Sau gần 8 năm đưa vào vận hành, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi xuất hiện tình trạng hư hỏng mặt đường cục bộ tại một số vị trí, nguy cơ mất an toàn giao thông.