Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy chế đào tạo tiến sỹ mới: Điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn

Phóng viên - 19/07/2021 | 8:36 (GTM + 7)

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng theo quy chế mới, chuẩn đầu ra về chuyên môn và ngoại ngữ, tính hội nhập quốc tế lại thấp hơn.

Ảnh minh họa: GDTĐ

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 18/2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017. Quy chế mới được cho là có nhiều điểm tiến bộ, quy định chi tiết hơn một số điểm so với quy chế cũ năm 2017 như chấp nhận công bố khoa học trong nước, được thay thế công bố khoa học bằng sáng chế, giải thưởng quốc gia...

Liên quan đến vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

PV: Ông đánh giá như thế nào về quy chế mới trong Thông tư 18/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sỹ vừa được ban hành?

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy: Đây là quy chế áp dụng trong cả hệ thống giáo dục của Việt Nam, cho nên, phải có tính mở, vừa để đảm bảo được yếu tố chất lượng cơ bản nhưng cũng tạo ra một cái khung cho các trường đại học có thể tự chủ cao hơn về mặt chất lượng giáo dục.

Các tổ chức giáo dục có thể là chủ động trong việc đặt ra định mức hoặc là các tiêu chuẩn về chất lượng đối với hoạt động đào tạo của mình.

Tôi cho rằng, trong bối cảnh tự chủ này, sự cạnh tranh sẽ xuất hiện và sự cạnh tranh có thể giành được lợi thế nhiều nhất khi chúng ta khẳng định được chất lượng.

Như vậy, các trường đại học để mà phát triển trong bối cảnh tự chủ như vậy thì phải quan tâm đến chất lượng và thông tư này cho phép các trường được phép có sự chủ động trong việc thiết lập các quy chuẩn chất lượng và để tạo lập được đẳng cấp, tạo lập được vị thế và uy tín của mình trong hệ thống giáo dục nói chung.

PV: Chỉ còn gần 1 tháng nữa là Thông tư 18/2021 có hiệu lực, vậy theo ông, các cơ sở đào tạo cần phải lưu ý những vấn đề gì để đảm bảo được chất lượng, tránh tình trạng tuyển sinh, đào tạo tiến sỹ tràn lan?

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy: Trước hết thì cần phải có một cơ chế đảm bảo về giám sát các quy trình dạy và học, các quy trình về kiểm tra, đánh giá người học.

Nếu như đảm bảo tính khách quan, trung thực và đáp ứng được tiêu chí về mặt chất lượng của cơ sở giáo dục hoặc là một chương trình đào tạo thì nó cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo được chất lượng.

Đồng thời, cũng phải giám sát vai trò, trách nhiệm của người hướng dẫn, cũng như người học. Đây mới là 2 tác nhân chính để quyết định kết quả của quá trình đào tạo. 

Điểm thứ hai, cần phải có những cái giải pháp để đảm bảo chất lượng hệ thống tạp chí khoa học trong nước, nhất là các quy trình liên quan đến phản biện, biên tập, xuất bản bài báo. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể tính tới việc thúc đẩy các tạp chí này xuất bản trực tuyến để mọi nhà khoa học đều có thể tiếp cận được.

Như vậy, chúng ta sẽ tranh thủ được sự phản biện của cộng đồng học thuật và đồng thời đảm bảo sự công khai, minh bạch trong các bài viết và cũng dễ trong việc giám sát chất lượng. 

Giải pháp tiếp theo là vấn đề liên quan tới việc tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các nhân sự khoa học của các trường đại học, các tổ chức.

Nếu như chúng ta đánh giá thực chất họ, đánh giá đúng năng lực, đánh giá đúng hiệu quả thì rõ ràng là cái động cơ học tập nó sẽ khác và người ta sẽ không đặt các yếu tố mang nặng tính chất chỉ báo hay bằng cấp nữa mà sẽ là chủ động dạy thật, học thật và làm thật.

Ngoài ra, còn có những giải pháp có thể cụ thể hơn nữa, chẳng hạn như là các yêu cầu đối với công bố quốc tế hay là về năng lực ngoại ngữ thì nên tính đến những cái yếu tố đặc thù của lĩnh vực.

Đối với những lĩnh vực như công nghệ, khoa học tự nhiên, kỹ thuật thì có thể là có những yêu cầu cao hơn hoặc trực diện hơn…

PV: Xin cảm ơn ông!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Tạm dừng thực hiện bảng lương mới, sẽ tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: Thận trọng và đúng đắn

Tạm dừng thực hiện bảng lương mới, sẽ tăng 30% lương cơ sở từ 1/7: Thận trọng và đúng đắn

Theo lộ trình cải cách tiền lương khu vực công, Bộ Nội vụ cho biết, có 4 trên 6 nội dung đã rõ, đủ điều kiện thực hiện. 2 nội dung còn lại phát sinh nhiều bất cập, chưa thực hiện được, gồm: bảng lương mới và cơ cấu, sắp xếp 9 chế độ phụ cấp mới.

“Nhuộm hồng' hành lang an toàn đường sắt

“Nhuộm hồng" hành lang an toàn đường sắt

Nhiều vị trí hàng rào, hành lang an toàn đường sắt tại các khu vực đi qua quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh và TP Thủ Đức bị người dân chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán hay xả rác, phơi quần áo gây mất mĩ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.

Vì sao chậm nâng cấp cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dù đã có vốn?

Vì sao chậm nâng cấp cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dù đã có vốn?

Nhằm nâng cao năng lực thông hành, năm 2022, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án đầu tư Nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (trên địa phận TP. Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang). Đây là bước hoàn thiện để nâng tuyến đường này đạt tiêu chuẩn đường cao tốc.

Nên quy định ra sao để quyền lái xe của người khuyết tật không nằm trên giấy

Nên quy định ra sao để quyền lái xe của người khuyết tật không nằm trên giấy

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã có quy định cho phép người khuyết tật tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân, song phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Nữ giám đốc mê làm kinh tế tuần hoàn khép kín

Nữ giám đốc mê làm kinh tế tuần hoàn khép kín

Với mong muốn đem đến người tiêu dùng những sản phẩm sạch, mang giá trị cao về sức khoẻ, bà Châu Thị Nương, ngụ xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã mày mò, thực hiện mô hình trồng nấm theo hướng tuần hoàn khép kín, mở ra hướng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.

Sắp bán vàng trên app ngân hàng

Sắp bán vàng trên app ngân hàng

Tại cuộc họp giữa NHNN với các tổ chức kinh doanh mua, bán vàng miếng vừa diễn ra, đại diện một số ngân hàng cho biết, sắp tới sẽ triển khai bán vàng qua app ngân hàng.

Bangkok: Bài học từ ‘cái chết’ của BRT và sự nổi lên của bộ hành

Bangkok: Bài học từ ‘cái chết’ của BRT và sự nổi lên của bộ hành

Cách đây vài thập kỷ, Bangkok có một dự án tham vọng về buýt nhanh (BRT). Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, họ chỉ vận hành được 1 trong 5 tuyến BRT theo quy hoạch. Hiện tuyến BRT duy nhất Sathorn–Ratchaphruek đang được miễn phí cho tới ngày 31/5/2024, thời điểm Bangkok ấn định chính thức “khai tử” dự án.

// //