Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Góc Nhìn

Tù mù thiệt hại

Kiều Tuyết: Thứ ba 25/06/2024, 09:04 (GMT+7)

Thiệt hại do ngập lụt tại các đô thị không chỉ thể hiện trên việc xuống cấp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, mà cả trên mọi mặt đời sống, từ giao thông, đi lại, bệnh tật và chất lượng cuộc sống.

Tuy vậy, do chưa có thống kê cụ thể những thiệt hại này, dẫn đến các kế hoạch, các giải pháp chưa được quyết liệt ở mức cần thiết để giảm thiểu tình trạng này.

Những trận “lụt” của Hà Nội và TP.HCM vốn đã dày, đã nặng trong những mùa mưa gần đây, đang trở nên nghiêm trọng hơn dưới tác động cộng hưởng của thời tiết dị thường, khiến mưa tháng sáu đã trút nước như áp thấp nhiệt đới hoặc hoàn lưu bão.

Người dân trở tay không kịp, bì bõm và bế tắc trên đường đi học, đi làm.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, thu nhập trung bình của người Hà Nội trong quý III năm 2023 là 9,9 triệu đồng. Nếu tính ngày làm 8 tiếng và lực lượng lao động là khoảng 4,1 triệu người, thì con số thiệt hại ròng từ mỗi giờ lao động bị lãng phí đã vào khoảng 56 tỷ đồng. Trong khi, thực tế, nhiều triệu giờ lao động đã bị lãng phí trong những trận ngập liên miên.

Đó là còn chưa kể các thiệt hại khác do xe chết máy, hư hỏng, hao mòn, do đường sá và kết cấu công trình nhanh xuống cấp, do gánh nặng chi phí khám chữa bệnh gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường mà úng ngập là một nguyên nhân đáng kể.

Những trận “lụt” của Hà Nội và TPHCM vốn đã dày, đã nặng trong những mùa mưa gần đây, đang trở nên nghiêm trọng hơn...

Những trận “lụt” của Hà Nội và TPHCM vốn đã dày, đã nặng trong những mùa mưa gần đây, đang trở nên nghiêm trọng hơn...

Đối mặt với tình trạng này, ngành thoát nước căng mình khơi thông cống rãnh trước và trong mỗi trận mưa. Ngành cầu đường tất bật duy tu sửa chữa. Ngành y tế dự phòng luôn quá tải vì tần suất dịch bệnh tăng chóng mặt.

Song, điều đáng nói là cho đến nay, các ngành chức năng chưa bên nào lên tiếng về những thiệt hại này, mà đều âm thầm chịu đựng, vì không có căn cứ.

Chưa có số liệu thống kê - dù là ước tính – về thiệt hại trực tiếp và gián tiếp từ vấn nạn ngập úng đô thị. Ngay cả, mức độ gia tăng chi phí thế nào cho tiêu thoát nước khẩn cấp, cho sửa chữa duy tu, cho y tế dự phòng, cho bảo hiểm xe cộ… cũng không hề được công bố.

Sự ngập úng và hỗn loạn giao thông mỗi khi ngập đang được coi như một hiện tượng bình thường mà người dân buộc phải chấp nhận do thời tiết cực đoan.

Trong khi đó, các dự án chống ngập với tổng vốn vài chục nghìn tỷ đồng vẫn đang “lụt” tiến độ. Các vi phạm về quy hoạch xây dựng vẫn không thể khắc phục và không quy được trách nhiệm. Thậm chí, đến cả việc có vi phạm hay không, cũng còn tranh cãi chưa hồi kết.

Ngoài thiệt hại thời gian, kinh tế, sức khỏe, ngập úng còn làm cho an ninh đời sống bị đe dọa trực tiếp bởi rủi ro tai nạn tăng cao, cả trong giao thông và sinh hoạt. Chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị bị suy giảm nghiêm trọng do thường xuyên phải sống cùng nước cống.

Nếu tất cả những thiệt hại, xuống cấp và suy giảm này được coi là bình thường, thì đó chính là điều rất không bình thường trong quản trị đô thị.

Dọn đường cho sự thông minh, trước hết phải xóa “mù”, xóa bỏ mọi sự tù mù về dữ liệu đầu vào cho chính sách và các quyết định quản lý...

Dọn đường cho sự thông minh, trước hết phải xóa “mù”, xóa bỏ mọi sự tù mù về dữ liệu đầu vào cho chính sách và các quyết định quản lý...

Không có các con số thống kê thiệt hại, mọi đánh giá chỉ là cảm tính. Sự tù mù của dữ liệu là lý do khiến vấn đề chưa được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Và từ đó, giải pháp chưa cần quyết liệt.

Các điểm nghẽn cản trở dự án chống ngập chưa cần phải khơi thông. Thực thi quy hoạch đô thị chưa cần phải thiết lập “kỷ luật sắt”. Trách nhiệm để xảy ra các lý do dẫn đến úng ngập gia tăng chưa nhất thiết phải gọi tên.

Sự tù mù của số liệu trong quản trị là điều kiện không thể lý tưởng hơn cho sự tù mù về trách nhiệm.

Hà Nội đang quyết tâm xây dựng một đô thị thông minh, vì một nền hành chính phụng sự. Ở đó, chất lượng sống và sự hài lòng của người dân là mục tiêu của mọi chính sách. Một đô thị thông minh không ướt át và dầm dề, tất nhiên thoát nước thông minh là tất yếu.

Nhưng, trước khi làm việc đó, cần đánh giá đúng trạng thái vận hành của tất cả những hạ tầng đô thị có liên quan đến thoát nước đã thông minh đến đâu, hay chưa sẵn sàng để trở nên thông minh.

Dọn đường cho sự thông minh, trước hết phải xóa “mù”, xóa bỏ mọi sự tù mù về dữ liệu đầu vào cho chính sách và các quyết định quản lý. Sự rõ ràng và minh bạch số liệu liên quan đến thiệt hại do úng ngập nói riêng, số liệu về quản trị đô thị nói chung, là tiền đề cho sự mạch lạc về cơ chế, công khai về trách nhiệm - điều mà cả người dân và những nhà quản lý cấp tiến luôn mong chờ.

Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
An toàn điện sau công tơ đang phó mặc cho chủ hộ?

An toàn điện sau công tơ đang phó mặc cho chủ hộ?

Trong các vụ cháy nổ vừa qua, nguyên nhân liên quan đến điện chiếm tỷ lệ rất cao. Song vấn đề an toàn điện ở hộ gia đình lại gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chủ hộ.

Đèn tín hiệu bỏ đếm ngược: Tài xế nói gì?

Đèn tín hiệu bỏ đếm ngược: Tài xế nói gì?

Một số tuyến phố ở TP.HCM hiện nay đang được thí điểm bỏ bộ đếm lùi giây đèn tín hiệu và cho kết quả ban đầu khá tích cực: giao thông ổn định, hạn chế tình trạng ùn tắc. Còn ở Hà Nội, các tài xế cũng trao đổi sôi nổi về nên giữ hay bỏ bộ đếm ngược.

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm

Quốc hội vừa thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), trong đó thống nhất quy định về điểm giấy phép lái xe.

Phường Lê Đại Hành siết chặt quản lý trật tự đô thị, phòng chống cháy nổ

Phường Lê Đại Hành siết chặt quản lý trật tự đô thị, phòng chống cháy nổ

Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội, hiện Ban Chỉ đạo 197 phường Lê Đại Hành với lực lượng chủ lực là công an phường Lê Đại Hành ra quân lập lại trật tự đô thị, cùng với đó nâng cao công tác PCCC&CNCH trên địa bàn.

Hạn chế tốc độ trong đô thị, vì sao gặp khó?

Hạn chế tốc độ trong đô thị, vì sao gặp khó?

Giới hạn tốc độ tại các khu vực đông dân cư, trường học có thể giảm thiểu các vụ va chạm, tai nạn giao thông và nâng cao an toàn cho người đi bộ. Một số đô thị của Việt Nam đã từng đề xuất cắm biển hạn chế tốc độ trong đô thị nhưng không khả thi.

Hơn 1 triệu thí sinh bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hơn 1 triệu thí sinh bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay (27/06), hơn 1 triệu thí sinh của 63 Hội đồng thi trên cả nước bước vào ngày thi đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 2 môn thi là Ngữ văn và Toán.

Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó thống nhất quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.