Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

“Nhuộm hồng" hành lang an toàn đường sắt

Hồng Lĩnh: Thứ hai 24/06/2024, 10:23 (GMT+7)

Nhiều vị trí hàng rào, hành lang an toàn đường sắt tại các khu vực đi qua quận 3, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh và TP Thủ Đức bị người dân chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán hay xả rác, phơi quần áo gây mất mĩ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT.

Tại khu vực đường Mai Văn Ngọc (quận Phú Nhuận), có một “sáng kiến” đã góp phần hạn chế tình trạng này.

Căn nhà màu hồng nổi bật như níu chân mọi người đi chậm lại

Căn nhà màu hồng nổi bật như níu chân mọi người đi chậm lại

 

Giữa dòng xe máy lao vun vút trên con đường Mai Văn Ngọc, một căn nhà nhỏ màu hồng cùng những bình cây cũng màu hồng như níu chân người qua đường chậm lại.

Vài người tò mò đỗ xe hỏi thăm, có người đã biết thì cầm theo một giỏ can, chai nhựa đến để tặng cho “chủ nhân” của những bình cây này.

Một số người dân thường xuyên treo quần áo lên hành lang an toàn đường sắt bắt đầu ái ngại, cũng bởi hết chỗ để treo.

Căn nhà cũng là xưởng sáng tác của ông Chánh

Căn nhà cũng là xưởng sáng tác của ông Chánh

Lách qua dòng xe máy, ông Phan Văn Chánh, 69 tuổi, ra chỗ hàng rào sắt, ngắt những nhánh hoa mười giờ đã già để chuẩn bị thay lớp hoa mới.

“Trước đây, người ta hay ném rác qua, rồi đổ rác qua mé bên kia đường ray, tôi thấy không được đẹp và mỹ quan, từ đó tôi mới có ý tưởng trang trí đoạn đường này cho đẹp để người ta tránh treo rác, hay ném rác qua. Ban đầu tôi làm ít thôi, nhưng nhiều người đi qua đi lại, người ta cũng ngạc nhiên, và khen động viên nên tôi có động lực làm nhiều hơn”.

Căn nhà màu hồng chừng hơn 50m2 cũng là “xưởng” sáng tác của ông Chánh. Những chai nhựa ông tự bỏ tiền túi ra mua hoặc người dân ủng hộ đều là nguyên vật liệu để ông tạo tác thành bình cây.

Để có những bình cây đẹp, ông Chánh cũng phải rất kiên trì và đam mê

Để có những bình cây đẹp, ông Chánh cũng phải rất kiên trì và đam mê

Thông thường, ông sẽ bóc nhãn mác, cắt khoanh lấy chỗ cho đất vào, khoét nắp bình, đục lỗ để chồng các bình lên nhau rồi sơn màu hồng và vẽ. Một dây sẽ có 3 bình, bình trên là loại bình nhựa cứng trồng hoa mười giờ, bình dưới có thể là các can đựng nước suối, trồng cây lan chi. Có khi ông hì hụi kiên trì cả ngày mới xong một dây ưng ý.

“Mỗi một ô hành lang an toàn đường sắt, tôi treo 12-13 dây, tổng cộng 36 bình. Bây giờ thì treo được khoảng gần 400 bình rồi. Ban đầu tôi treo, vì đó là trước cửa nhà người ta, nên người ta không thích. Có khi tôi vừa treo lên thì người ta tháo xuống, hoặc ngắt cây của mình đi. Mình buồn nhưng cũng phải chịu, coi đó là khó khăn, rồi lại tiếp tục thuyết phục”.

Một dây sẽ có 3 bình, bình trên là loại bình nhựa cứng trồng hoa mười giờ, bình dưới có thể là các can đựng nước suối, trồng cây lan chi

Một dây sẽ có 3 bình, bình trên là loại bình nhựa cứng trồng hoa mười giờ, bình dưới có thể là các can đựng nước suối, trồng cây lan chi

Ăn vội dĩa cơm tấm, ông Ngô Văn Năm nối dài đoạn đoạn ống nước để tưới cho hàng cây trồng dọc hàng lang an toàn đường sắt của cả hai phường, phường 10 và phường 11, từ Nguyễn Văn Trỗi đến Huỳnh Văn Bánh, cỡ chừng 650m.

Ông nói, người trồng đã cực, nên cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng. Ngày mưa lắc rắc, ông nghỉ tưới, đi cắt tỉa để cây không ngả ra phía đường và ảnh hưởng đến đoàn tàu.

“Căn nhà của ông Chánh độc lạ nhất phường này. Tự ông ấy thiết kế vật dụng trong nhà cũng như những bình, chậu hoa tái chế, sơn và vẽ những con vật để treo lên hàng rào đường sắt. Nhiều người không có ý thức, mang cả bàn ghế, vật liệu xây dựng để ra cả sát đường ray. Nên mỗi người phải chung tay một chút, để giữ an toàn cho tuyến đường sắt và khu phố sạch đẹp”.

Ông Ngô Văn Năm nói, người trồng đã cực, nên cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng.

Ông Ngô Văn Năm nói, người trồng đã cực, nên cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng.

Để tránh xe cộ đi lại, ông Chánh phải dậy từ 3 giờ sáng để tưới cây, chăm cây. Rồi có công chuyện đi đâu, hồi đầu, ông cũng cũng nơm nớp lo “hàng rào cây” không may bị người ta phá mất.

Nhưng dần dần, những chậu cây đủ hình vẽ 12 con giáp, hay hình cá heo, gấu trúc dễ thương.... trên hàng rào hoen gỉ đã thuyết phục được người dân nơi đây.

Ông chia sẻ, lần đầu tiên được người dân đóng góp chai nhựa để làm, ông xúc động đến mức muốn khóc: “Cũng có người nói Sao ông rảnh quá vậy? Nhưng thấy tôi làm, có người ra xem có vẻ thích thú. Cũng có người phụ giúp một tay. Ý tưởng của tôi đã lan toả sang cả phường khác rồi. Đó cũng là niềm vui của mình. Có thể bây giờ họ làm ít, nhưng từ từ sẽ làm nhiều lên. Tôi lấy đó làm động lực để cố gắng làm nữa”.

Nhiều phường đã bắt chước mô hình của ông Chánh

Nhiều phường đã bắt chước mô hình của ông Chánh

Ông Nguyễn Quốc Cường, thành viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam phường 10, quận Phú Nhuận chia sẻ, hàng lang an toàn đường sắt nếu không được quan tâm sẽ trở thành một nơi chứa rác, tập kết vật liệu xây dựng. Từ một ý tưởng nhưng ông Chánh đã góp phần chấm dứt hẳn tình trạng này.

“Chúng tôi rất tự hào khi đi trên đoạn đường này. Tôi cũng mong muốn, mô hình này được nhân rộng và kéo dài suốt hành lang an toàn đường sắt. Tôi đề nghị phía đường sắt kết hợp với chính quyền địa phương nên có hỗ trợ đối với mô hình này.Vì để làm được hàng trăm bình cây này vừa tốn công, vừa tốn chi phí chứ không đơn giản một chút nào”.

Nhuộm hồng nhà ra đến ... đường sắt

Nhuộm hồng nhà ra đến ... đường sắt

Nhờ có những hàng cây, cảnh quan khu vực này trở nên đẹp hơn. Người dân cũng bắt đầu có ý thức hạn chế ném rác hay tập kết vật liệu xây dựng cạnh đường sắt

Nhờ có những hàng cây, cảnh quan khu vực này trở nên đẹp hơn. Người dân cũng bắt đầu có ý thức hạn chế ném rác hay tập kết vật liệu xây dựng cạnh đường sắt

“Bạn thấy màu hồng có đẹp không? Màu hồng giúp tôi nhìn cuộc đời lạc quan hơn, và mang lại cảm giác tươi mới” - Ông Chánh nói về lý do chọn màu hồng để “nhuộm” tất cả nội thất, đồ dùng trong căn nhà của mình và đặc biệt là những bình cây trên hành lang an toàn đường sắt. Mong muốn của ông là sẽ “nhuộm” hồng hết đoạn đường này để cải thiện cảnh quan.

Tại lễ tổng kết và trao giải hội thi xây dựng công trình sạch - xanh - thân thiện môi trường dựa vào cộng đồng dân cư lần 3 - năm 2024 trong khuôn khổ Ngày hội Sống Xanh TP.HCM, công trình “Tái chế bình nhựa trồng hoa” dọc hàng rào tuyến đường sắt tại phường 10, quận Phú Nhuận đoạt giải ba.

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phường 10, quận Phú Nhuận cho biết: “Khu vực này trước đây người dân hay treo rác gây mất mỹ quan đô thị. Do đó, phường đã vận động người dân treo cờ, gom bình nhựa tái chế làm chậu hoa treo trên hành lang đường sắt. Sau khi triển khai thực hiện, tình trạng phơi quần áo, treo rác trên hàng rào đường sắt giảm hẳn, mở ra không gian mới tực rỡ sắc hoa trên địa bàn, đồng thời ngăn người dân băng qua đường sắt nguy hiểm”

Năm 2023, ngành Đường sắt phát động phong trào “Đường tàu - Đường hoa” và nhận được sự hưởng ứng của cư dân cùng các cấp chính quyền địa phương nơi có tuyến đường sắt đi qua.

 

Hồng Lĩnh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Người Hà Nội kẹt cứng trên nhiều ngả đường vì ngập và tắc

Cơn mưa lớn xảy ra vào đêm và sáng sớm nay (16/9) đã khiến nhiều tuyến đường của thủ đô Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu và ùn tắc. Thậm chí có người đi làm từ 5h30 sáng đã gặp cảnh tắc đường và lội nước để tới cơ quan.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Mở rộng sử dụng tài khoản giao thông: Chủ phương tiện yếu thế?

Dự thảo Nghị định thanh toán điện tử giao thông đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ GTVT đề xuất mở rộng sử dụng tài khoản giao thông, không chỉ thanh toán phí đường bộ mà còn chi trả phí tại sân bay, cảng biển, bãi giữ xe hay phí đăng kiểm xe ô tô.

Cứu một cái cây

Cứu một cái cây

Trong số hàng chục nghìn cây xanh bị ngã đổ sau bão số 3 và những cơn dông trước đó, nhiều cây không qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng cũng có những cây đã được cứu sống kịp thời, nhờ sự tận tâm. Rất nhiều cảm xúc lắng đọng trong mắt bộ hành, khi ngắm nhìn một cái cây được cứu.

Quy định 'gỡ khó' nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Quy định "gỡ khó" nhà ở xã hội: Niềm vui chưa tới, nỗi lo lãi suất đã đè nặng

Khó tiếp cận nhà ở xã hội là thực tế đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Mới đây, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Ám ảnh các điểm tập kết rác tại huyện Nhà Bè

Ám ảnh các điểm tập kết rác tại huyện Nhà Bè

Hiện tại Huyện Nhà Bè TP.HCM có 19 điểm tập kết rác thải. Tuy nhiên đa phần những điểm này không được che chắn kỹ đã phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân sinh sống tại khu vực. Vậy địa phương đã có phản hồi thế nào trước những bức xúc của người dân?

Dấu xưa chợ Dinh

Dấu xưa chợ Dinh

Dù tên làng, tên ấp hay tên xã nhưng đối với người dân xứ Gò Công thì cái tên xưa nhiều người vẫn còn nhớ gọi khi nói đến Đồng Sơn, đó là “Chợ Dinh”.