Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Từ 'bán chui' cổ phiếu và 'bỏ cọc': Phát triển kinh tế cần dựa trên những giá trị thật, sản phẩm thật

Phóng viên - 19/01/2022 | 15:11 (GTM + 7)

Dư luận chấn động khi Chủ tịch tập đoàn FLC bán chui gần 75 triệu cổ phiếu và Tập đoàn Tân Hoàng Minh xin hủy kết quả đấu giá lô đất vàng tại Thủ Thiêm. Những vụ việc này tác động ra sao đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và cả nền ki

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

74,8 triệu cổ phiếu trong số đó lại được ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC tiến hành “bán chui”, thu lợi bất chính (Ảnh: Soha)

Dù đã hơn 1 tuần trôi qua, nhưng những gì diễn ra trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) vẫn khiến anh Lê Hoàng Tùng và nhiều nhà đầu tư khác ngỡ ngàng.

Anh Tùng và nhiều nhà đầu tư chứng khoán khác vừa mua vào 1 lượng lớn cổ phiếu FLC cùng 1 vài mã cổ phiếu cùng họ như ROS, HAI, AMD, KLF vào cuối giờ sáng thì chỉ vài giờ đồng hồ sau tất cả các mã cổ phiếu này đồng loạt giảm kịch sàn mà không rõ lý do:

"Sau khi sàn trở lại bình thường thì các chỉ số, cổ phiếu Q-indes giảm sàn đồng loạt. Tôi cảm thấy rất bức xúc, không hiểu vì sao mà một lượng cổ phiếu lớn như thế được bán mà không có bất kỳ thông báo nào cả".

Phiên giao dịch ngày 10/1/2022 vừa qua được xem là phiên kỷ lục trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu FLC khi ghi nhận gần 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương gần 20% tổng số cổ phiếu được lưu hành và chiếm gần 10% thanh toán trên sàn của Hose.

Tuy nhiên, điều đáng nói là 74,8 triệu cổ phiếu trong số đó lại được ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch tập đoàn FLC tiến hành “bán chui”, thu lợi bất chính.

Ông Huỳnh Anh Tuấn – tổng giám đốc công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á nhận định:

"Lần này quy mô bán chui còn lớn hơn cả lần trước, điều này gây ra sự xáo trộn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt còn khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành 1 vết nhơ vào thời điểm chúng ta đang ở bước ngoặt chuyển đổi".

Ông Nguyễn Hoàng Hải – Chủ tịch hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng hành vi của ông Quyết không chỉ là “đánh úp” các nhà đầu tư mà còn là hành vi “xem thường và qua mặt pháp luật”:

"Đây là hành vi coi thường pháp luật, không sợ pháp luật. Có thể là ông này có lịch sử quen thân với một số quan chức tại Sở giao dịch chứng khoán hay Ủy ban chứng khoán nhà nước nên vụ bán chui 57 triệu cổ phiếu năm 2017 chỉ bị xử phạt có 65 triệu đồng.

Trên thực tế là có nhiều thương vụ bán chui cổ phiếu để thu lợi bất chính nhưng cái xử phạt của thanh tra ủy ban chứng khoán là rất nhẹ. Chuyện này không khác gì làm luật, cứ bán chui đi rồi làm luật để bị xử phạt rất nhẹ".

Đúng 1 ngày sau vụ việc ông Trịnh Văn Quyết và nhóm cổ phiếu FLC làm chao đảo thị trường chứng khoán thì trên mạng xã hội lan truyền bức tâm thư của ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền TP.HCM về việc tự nguyện xin chấm dứt hợp đồng đấu giá lô đất số 3-12 tại khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá trị 24.500 tỷ đồng.

Không lâu sau đó, tập đoàn này đã lên tiếng xác nhận chính thức về việc sẽ bỏ cọc hơn 588 tỷ đồng và chịu mọi chế tài về việc tự nguyện xin hủy kết quả đấu giá lô đất tại Thủ Thiêm.

Việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đơn phương xin hủy kết quả đấu giá lô đất 3-12 sẽ khiến chính quyền TPHCM rơi vào thế “bị động” không chỉ trong thời điểm hiện tại mà cả về sau nếu tiếp tục tiến hành đấu giá lô đất này (Ảnh: NLĐ)

Điều đáng nói là đến hết ngày hôm qua 17/1, trung tâm đấu giá tài sản TP.HCM cho biết vẫn chưa nhận được văn bản chính thức việc thông báo hủy hợp đồng mua bán liên quan đến quyền sử dụng lô đất số 3-12 Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) mà doanh nghiệp này đã trúng đấu giá trong phiên đấu giá vào ngày 10/12/2021.

Theo Thạc sĩ Trương Trọng Hiểu – giảng viên khoa Luật kinh tế trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM thì việc tập đoàn Tân Hoàng Minh đơn phương xin hủy kết quả đấu giá lô đất 3-12 sẽ khiến chính quyền rơi vào thế “bị động” không chỉ trong thời điểm hiện tại mà cả về sau nếu tiếp tục tiến hành đấu giá lô đất này:

"Có thể thấy là TP.HCM đang rất bị động, với những gì diễn ra thì rõ ràng TPHCM vẫn chưa có được nhà đầu tư có tiềm năng để chuyển giao lô đất này. Tôi đánh giá của cá nhân tôi thì việc từ chối tiếp nhận lô đất với mức giá mà Tân Hoàng Minh đã đưa ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc đấu giá lần tới".

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, việc thiết lập mặt bằng giá mới thông qua đấu giá đất rồi quay xe bỏ cọc của tập đoàn Tân Hoàng Minh đã và đang gây ra những tác động trái chiều trong các giao dịch bất động sản. Chuyên gia này nhận định trong tương lai gần, thị trường bất động sản tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ sẽ xuất hiện nhiều lo lắng, bên mua và bên bán sẽ khó gặp nhau về giá khiến thanh khoản tiếp tục trì trệ.

Còn ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng việc thắng đấu giá với mức rất cao rồi sau đó rút lui của tập đoàn Tân Hoàng Minh chắc chắn sẽ khiến kế hoạch của các đơn vị phát triển dự án bất động sản trên địa bàn có nhiều xáo trộn. Điều này hoàn toàn không tốt trong bối cảnh chính quyền đang nỗ lực giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị:

"Các dự án trước đây dự án làm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở có giá trung bình thì giờ đây lại có tâm lý chờ đợi vì với việc thiết lập mặt bằng giá mới này thì dại gì đầu tư nhà ở giá trung bình mà đẩy luôn lên mức giá cao cấp. Điều này sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và thị trường tiếp tục có khả năng lệch pha về cung cầu".

Dưới góc nhìn của mình, giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường cho rằng cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật để hạn chế thấp nhất những vụ việc tương tự như Tân Hoàng Minh hủy kèo đấu giá ở Thủ Thiêm như vừa qua:

"Rõ ràng đây là hiện tượng xấu và thể hiện sự sơ hở của pháp luật đã khiến các hiện tượng này xảy ra trong lĩnh vực quan trọng như tài chính, đất đai. Việc đấu thầu ai trúng thì người đó phải trả tiền và cần coi đó là trúng thật chứ không thể trúng xong rồi 2 3 tuần sau xin rút xin hủy, cuộc đấu thầu nghiêm túc lại trở thành 1 trò chơi thì không phải. Một nền kinh tế phát triển không thể có những chuyện đùa bỡn như vậy được".

Cần đặt mục tiêu tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, qua đó tạo vị thế chủ động cho các doanh nghiệp nước nhà trên thị trường quốc tế

Cần phải khẳng định rằng vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bán chui gần 75 triệu cổ phiếu và tập đoàn Tân Hoàng Minh xin rút lui trong cuộc đấu giá đất trị giá tỷ đô tại Thủ Thiêm đã đang và sẽ còn gây ra nhiều hệ lụy xấu trong cộng đồng đầu tư chứng khoán, bất động sản cũng như cả nền kinh tế nước ta.

Đã đến lúc Đảng và Nhà nước ta cần có những động thái cần thiết về trước mắt và lâu dài để nền kinh tế được phát triển đúng hướng, bền vững.Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài bình luận: “Phát triển kinh tế cần dựa trên những giá trị thật, sản phẩm thật”

Những ngày qua, thị trường chứng khoán nước ta cũng có vài phiên khởi sắc song nhìn chung thì sắc đỏ vẫn chiếm thế đủ đạo trên các bảng điện tử. Điều này cho thấy tình hình giao dịch vẫn còn rất ảm đạm sau cú sốc mang tên FLC ngày 10/1 vừa qua.

Nhiều biện pháp xử lý cứng rắn đã được Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước hay Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa ra như hủy toàn bộ kết quả giao dịch số cổ phiếu bán chui, phong tỏa tất cả các tài khoản chứng khoán của cá nhân tổ chức vi phạm cũng như xem xét xử phạt nặng đối với hành vi xem thường pháp luật của ông Trịnh Văn Quyết… nhưng chừng đó là chưa đủ để xoa dịu dư luận hay giúp cho thị trường chứng khoán trở lại trạng thái khởi sắc trước đó.

Còn với thị trường bất động sản, những cơn sóng ngầm mới thực sự bắt đầu sau hiệu ứng “bỏ cọc, hủy kết quả đấu giá” lô đất tỷ đô của tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Không thể phủ nhận rằng thị trường chứng khoán cùng với thị trường bất động sản đã và đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế nước ta trong hơn 20 năm qua. Đặc biệt là trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid 19 thì thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản không khác gì trụ đỡ chính của cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và trước đó vào năm 2001 thì chính thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản chính là “2 đỉnh sinh đôi” khiến cho các cuộc khủng hoảng lan ra nhanh hơn, gây hậu quả nặng nề hơn.

Sẽ là quá sớm nếu khẳng định sự cố FLC trên sàn Hose ngày 10/1 vừa qua hay câu chuyện quay xe, chấm dứt hợp đồng đấu giá đất Thủ Thiêm sau đó 1 ngày là những quân domino đầu tiên trong chuỗi suy thoái kinh tế của nước ta thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.

Nhưng sẽ là không quá lời khi cho rằng đây chính là “những cục máu đông điển hình” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản vốn tăng trưởng rất nóng trong thời gian vừa qua. Và việc cần làm trước mắt là làm thế nào để đánh tan những cục máu đông ấy để sớm đưa 2 thị trường quan trọng này trở lại đúng quỹ đạo.

Hơn hết là đề cao tối đa yếu tố minh bạch trong các giao dịch để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan qua đó duy trì sự ổn định chung cho thị trường và nền kinh tế.

Về lâu dài, Đảng và Nhà Nước cần có những sự điều chỉnh phù hợp trong định hướng phát triển kinh tế vĩ mô. Giảm lệ thuộc vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, thay vào đó là tăng hàm lượng đầu tư vào các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất.

Cần đặt mục tiêu tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, qua đó tạo vị thế chủ động cho các doanh nghiệp nước nhà trên thị trường quốc tế.

Nhiều bài học kinh nghiệm của các quốc gia phát triển đã chỉ ra tằng nền kinh tế chỉ có thể duy trì và phát triển bền vững khi tạo ra và làm chủ được những giá trị thật, sản phẩm thật cũng như hạn chế thấp nhất sự lệ thuộc vào các yếu tố mang tính “bất động”, kém an toàn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.

// //