Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt

Phóng viên - 09/01/2022 | 8:28 (GTM + 7)

Không chỉ là vựa lúa, trái cây, ĐBSCL còn là vựa thủy sản lớn của cả nước. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sinh kế. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nguồn lợi này đang dần cạn kiệt vì nhiều nguyên nhân khác nhau, t

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Ảnh minh họa: NLĐ

Mùa nước nổi không về Đồng bằng “đúng hẹn”, kéo theo đó, nguồn lợi cá, tôm cũng không còn dồi dào như trước. Dù vậy, người dân miền Tây vẫn không thôi ngóng chờ con nước bởi với những người làm nghề hạ bạc, cá, tôm không về cũng đồng nghĩa với việc sinh kế của họ thêm phần chật vật.

Ông Lê Văn Tuấn- người dân quanh năm sống bằng nghề giăng lưới bắt cá ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tâm tư: 'Bây giờ ở đây cá mắm không còn bao nhiêu hết trơn. 4-5 năm về trước thì cá mắm nó nhiều lắm. Nếu lưới mình giăng một đêm kiếm cũng vài chục ký được. Nhưng giờ tay lưới chừng 100 thước nếu giăng tối ngày luôn khoảng chừng 7-8 ký cá sặt hà. Đó là lưới nhỏ đó nhe, còn lưới bự giăng hỗng có nhiều đâu. Lưới ba màn 4-5 phân thì giăng một ngày giỏi lắm 2-3 ký cá hà, cá giờ nó giảm lắm'.

Tương tự ông Tuấn, nhiều bà con ở các tỉnh ven biển Tây cũng tỏ rõ sự lo lắng vì nguồn lợi thủy, hải, sản không còn nhiều như trước. Thu nhập bấp bênh, nhiều người đã lên bờ làm thuê, làm mướn tìm kế sinh nhai. Số khác thì vẫn quyết tâm bám nghề. Tuy nhiên vì áp lực kinh tế, nhiều người trong số họ đã cố vét những tài nguyên còn lại trên biển bằng các biện pháp mang tính tận diệt.

Như tại Kiên Giang, dù không được cơ quan chức năng cấp phép khai thác nhưng mỗi ngày vẫn có đến hàng trăm phương tiện đánh bắt gần bờ. Chỉ tính riêng ở một số vùng biển sinh sản của thành phố Rạch Giá đã có trên 200 tàu lớn, nhỏ khai thác. Điều đáng nói, con số này đang ngày một gia tăng.

Cũng là tỉnh ven biển Tây, người dân Cà Mau bao đời nay đã hưởng lợi từ lượng cá, tôm dồi dào. Thế nhưng khoảng 1 thập kỷ trở lại đây, nguồn thuỷ sản nơi này dần cạn kiệt; cá không còn nơi trú ẩn, không thể đến được với bãi bồi để sinh sản, tái tạo nguồn giống.

Theo ngành chức năng địa phương, dù chưa có đánh giá cụ thể về việc nguồn lợi thủy sản suy giảm như thế nào nhưng theo nhìn nhận thực tế thì một số loài cá từng xuất hiện nay đã ít xuất hiện hoặc không xuất hiện nữa. Ngoài ra, kích cỡ một số loài cá ngư dân khai thác được cũng nhỏ hơn trước.

Nói về nguyên nhân, ông Huỳnh Văn Khải- Phó trưởng phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết: 'Thứ nhất là do khai thác quá mức với trữ lượng nguồn lợi hiện có. Ngoài ra số tàu có hiện nay cũng nhiều hơn so với khoảng 10 năm trước. Một số ngư dân làm nghề khai thác ở vùng biển ven bờ trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu các quy định còn chậm dẫn đến khai thác trái phép, không theo quy định. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường'.

Thực tế này đang đặt ra những yêu cầu cấp bách trong việc tìm ra giải pháp căn cơ. Trong đó cần chú trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc vừa đánh bắt vừa bảo vệ để phát triển bền vững. Hãy giúp họ thay đổi quan điểm “cá tôm là nguồn tài nguyên vô tận”.

Việc tận thu hải sản, nhất là hải sản con non đang gây hệ lụy suy kiệt nguồn lợi hải sản ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: ST

Trước tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp góp phần tái tạo, bảo vệ để các loài hải sản có khu vực trú ngụ, sinh sản và phát triển.

Điển hình có dự án thả các khối rạn bê-tông để “làm nhà” cho cá ở khu vực biển Tây. Để hiểu thêm về mô hình này, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi cùng ông Huỳnh Văn Khải, Phó trưởng phòng Quản lý khai thác và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau:

PV: Thưa ông! Mô hình thả rạn bê- tông để làm nhà cho cá thời gian qua đã được Chi cục thủy sản Cà Mau triển khai như thế nào?

Ông Huỳnh Văn Khải: Hiện tại mô hình thả rạn nhân tạo để phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản. Mô hình này đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện, trong đó có Thái Lan.

Ở Thái Lan, mô hình này đã phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt là khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. Từ đó họ đã đề xuất phối hợp với Cà Mau thực hiện mô hình này. Dự án này đã triển khai trong 24 tháng (tính từ đầu năm 2020 đên hết năm 2021).

Thái Lan đã hỗ trợ Cà Mau 500 khối rạn bê-tông kích thước 1,5m; kèm theo đó họ có hỗ trợ camera để theo dõi, đánh giá nguồn lợi thủy sản. Về phía tỉnh Cà Mau cũng đã thực hiện phần việc giám sát nguồn lợi thủy sản này thông qua việc lặn biển để quay film hình ảnh, thu mẫu các loài thủy sản từ lúc thả rạn đến nay.

Ngoài ra mô hình cũng thành lập 1 tổ quản lý khu rạn này cho 15 ngư dân có tàu khai thác thủy, hải sản tại đây. Chi cục Thủy sản sẽ theo dõi và hỗ trợ họ xử lý các vấn đề gây tổn hại đến khu vực thả rạn.

PV: Sau một khoảng thời gian triển khai, đến nay mô hình đã ghi nhận những kết quả ra sao, thưa ông?

Ông Huỳnh Văn Khải: Qua 10 tháng theo dõi nguồn lợi thủy sản thì thấy có nhiều thay đổi tích cực. Thứ nhất là các loài thủy sản có khuynh hướng tăng dần theo thời gian cũng như số lượng và kích cỡ.

Một số loài thủy sản trước đây hiếm khi xuất hiện thì giờ đã dần hồi phục ở khu vực này. Đây là dự án phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản có tín hiệu tích cực, là mô hình làm cơ sở nhân rộng thời gian tới.

Từ đó nâng cao hiệu quả khai thác cho ngư dân. Dự án cũng đã góp phần tuyên truyền, cho ngư dân thấy được hiệu quả của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển nghề cá bền vững.

PV: Ông đánh giá như thế nào về khả năng nhân rộng mô hình này ở nước ta?

Ông Huỳnh Văn Khải: Các vấn đề kỹ thuật không quá phực tạp, Thái Lan đã rất nhiệt tình trong việc hỗ trợ xử lý vấn đề này. Họ đã hỗ trợ cho nhóm thành viên dự án sang tận Thái Lan xem mô hình thực tế ở Thái Lan để về áp dụng ở Thái Lan.

Nhìn chung các yếu tố kỹ thuật cũng không quá phức tạp và khả năng nhân rộng dễ dàng.

PV: Xin cám ơn ông!

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //