Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Xe container rơi xuống sông Hồng không ai nhận, xử lý thế nào?

Quách Đồng: Thứ tư 07/09/2022, 05:00 (GMT+7)

Đến thời điểm này, chiếc xe container lao xuống sông Hồng trong vụ tai nạn xảy ra rạng sáng ngày 30/8 vẫn chưa được chủ xe, lái xe đến nhận. Cơ quan CSGT Hà Nội đã phải cắm biển báo hiệu cảnh báo nguy hiểm cho tàu, thuyền qua lại trên sông.

Vậy, trách nhiệm các bên liên quan, từ chủ xe, lái xe đến cơ quan quản lý đường thủy với trường hợp này thế nào? Nếu chủ xe không đến nhận sẽ phải xử lý ra sao?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với ông Tạ Văn Thanh, Phó trưởng phòng Vận tải – An toàn giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, trong trường hợp này, trách nhiệm của các bên liên quan, từ chủ xe và cơ quan quản lý được quy định như thế nào?

Ông Tạ Văn Thanh: Ở đây có 3 trường hợp có thể xảy ra trường hợp. Thứ nhất là không xác định được tổ chức, cá nhân, nhưng trường hợp này thì không bàn đến, do sự việc là hoàn toàn xác định được.

Trường hợp thứ hai là xác định được tổ chức, cá nhân gây ra. Trường hợp này thì tại Luật Giao thông đường thủy nội địa có quy định là chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa phải có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị duy trì báo hiệu và bắt buộc phải thanh thải chướng ngại vật trong thời hạn mà đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định.

Tại Nghị định số 05/2017 quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa có quy định là chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm đó.

Trường hợp thứ ba là xác định được tổ chức, cá nhân gây ra, nhưng tổ chức, cá nhân lại từ bỏ quyền sở hữu phương tiện. Bộ luật dân sự 2015 có quy định chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu.

Tuy nhiên, đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây ra mất trật tự an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường… thì bắt buộc phải thực hiện theo các quy định pháp luật liên quan. Do vậy, ở đây, chủ sở hữu chưa thực hiện việc chấm dứt quyền sở hữu được do tài sản đã làm mất trật tự an toàn giao thông và cần phải được xử lý theo quy định pháp luật liên quan.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Lao động

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Lao động

PV: Trong trường hợp chủ xe không đến nhận và họ cũng không liên hệ lại với các cơ quan chức năng thì sẽ xử lý tiếp theo thế nào?

Ông Tạ Văn Thanh: Luật giao thông đường thủy nội địa có quy định tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại vật có trách nhiệm thanh thải, nhưng nếu không thanh thải trong thời hạn quy định, thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện việc thanh thải chướng ngại vật đó và tổ chức, cá nhân gây ra bởi chính người đó phải chịu mọi chi phí.

Vì vậy, đối với trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân gây ra, nhưng tổ chức, cá nhân đó có ý định và định từ bỏ quyền sở hữu; chủ xe không có liên hệ để xử lý thì sẽ phải chịu toàn bộ chi phí lắp đặt, duy trì báo hiệu do lực lượng công an, cảnh sát giao thông đường thủy thực hiện và xử lý tài sản chìm đắm theo quy định pháp luật.

Ở đây đơn vị quản lý và đường thủy nội địa và cảng vụ liên quan sẽ căn cứ vào Nghị định 05/2017 để thực hiện việc xử lý tài sản chìm đắm, từ việc thông báo cho chủ sở hữu, xác định giá và tiến hành trục vớt và xử lý tài sản chìm đắm gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện thủy nội địa trên tuyến luồng.

PV: Xin cảm ơn ông.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.