Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đô Thị

Xe buýt, đúng giờ thôi chưa đủ

Mai Ngọc: Thứ sáu 04/08/2023, 16:06 (GMT+7)

Kể từ ngày 01/04/2023, các tuyến xe buýt trên địa bàn TP.HCM được đánh giá theo các tiêu chí là tỉ lệ hoàn thành số chuyến, tỉ lệ đúng giờ và hành khách có phản ánh, khiếu nại với 3 mức: dưới 90% chưa hoàn thành, từ 90-95% hoàn thành, trên 95%-100% hoàn thành tốt.

Ảnh minh họa: Sở GTVT TP.HCM

Ảnh minh họa: Sở GTVT TP.HCM

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, về tiêu chí thứ 3, căn cứ vào phản ánh, khiếu nại của người dân, đối chiếu bảng thang điểm mức độ trên từng tuyến, kết quả 79/84 tuyến hoàn thành tốt, đạt tỉ lệ 95%.

Về tỷ lệ hoàn thành số chuyến, kết quả thực hiện trong quý 2, số chuyến theo kế hoạch là 1.084.872 chuyến, số chuyến thực tế là 1.082.733 chuyến, chiếm tỉ lệ 98%, đối chiếu thang điểm mức độ trên từng tuyến hoàn thành 84/84, đạt tỉ lệ 100%.

Về tỉ lệ đúng giờ, đối chiếu trên thang điểm từng tuyến, hoàn thành tốt 73/84 tuyến, đạt 86,8%, chưa hoàn thành 11/84 tuyến, tỉ lệ 13%. Các tuyến nằm trong tỷ lệ 13% có lộ trình đi qua các khu vực thường xuyên có mật độ phương tiện đông nên chưa đảm bảo mức độ hoàn thành về thời gian.

“Các tuyến xe có hướng ra xa lộ thì thường chạy nhanh. Có một số tuyến ngay cả khi đi trong thành phố cũng chạy gấp và ẩu để kịp thời gian. Như vậy khá nguy hiểm, vì lúc tạt ra tạt vô để rước khách gây nguy hiểm cho người đi xe máy xung quanh”, Lê Hoàng - ngụ tại TP.HCM.

“Đại học Sinh viên lên phải nhanh lẹ, không là các cô, các chú sẽ la hoặc những người già cũng bị la. Có những xe người ta thông cảm cho người già, đợi họ, nhưng có những xe chạy rất nhanh, và khi đỗ lại cho người già đi xuống thì không vui, la lớn tiếng hoặc trên đường xe chạy nhanh, đường đông, tài xế còn nói tục”, Lê Minh Thư - sinh viên Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.

“Những công ty xe buýt nên chú trọng hơn việc tuyển dụng, thắt chặt hơn quy định về ứng xử. Với một phần, trên xe buýt thường có mùi khó chịu, mọi người phần đông sẽ bị say xe và khá khó chịu”, Công Thịnh - sinh viên Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Bà Ph. là một giáo viên về hưu đang mở lớp thiện nguyện dạy chữ cho các em nhỏ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Nửa năm nay, đều đặn sáng thứ 7 hàng tuần, bà đi xe buýt từ quận 1 về suối Tiên (TP. Thủ Đức) để về cơ sở 2 dạy học. Không thể phủ nhận, phương tiện công cộng này mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí, xe chạy đúng giờ, nhưng văn hoá xe buýt vẫn chưa được cải thiện:

“Qua cách ứng xử, không phải tuyến nào cũng vậy nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy sự quát tháo. Quát tháo dữ lắm. Rồi họ lười nữa. Ví dụ như xe đó đã có cái loa thông báo tới trạm nào đó, mời quý khách xuống xe.

Có khi họ không bật lên mà người thu tiền cũng chẳng thông báo. Ví dụ mình đi quen thì không sao, mình canh trạm mình xuống, nhưng gặp người không biết, thì xe cứ băng băng qua, mình cũng không biết đâu mà lần. Nói là nói ưu tiên cho người già, trẻ em, người khuyết tật, nói thì nói vậy đó chứ tôi không thấy có ưu tiên gì. Lên xe, ai cũng bị quát”.

Theo bà Ph., những tình huống hành khách bị ứng xử không đúng mực thường rất “vô lý” và tập trung vào những người lớn tuổi. Nhưng lâu dần riết thành quen, bà chọn cách im lặng cho qua chuyện.

“Thí dụ như theo họ quy định, hành khách lên cửa trước, xuống cửa sau, có nhiều người cũng không biết, họ nhầm nên quát dữ lắm, hét ầm ĩ lên. Nhiều người người ta luống cuống, chân nọ xọ chân kia. Người ta dùng từ “hung thần” đúng thật”. Tuy là mình chẳng có làm gì sai hết trơn, Những lần sau, mình quen dần tiếng của họ rồi, họ nạt thì mình kệ họ, mình thì mình rút kinh nghiệm vậy”.

Thu Mai là vận động viên khuyết tật, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Trong suốt 4 năm theo học Đại học Nguyễn Tất Thành, ngành công nghệ thông tin, Mai gắn bó với xe buýt. Lúc tìm thuê nhà trọ, Mai phải tìm những phòng trọ gần với điểm đỗ xe buýt nhất để rút ngắn quãng đường đi bộ ra trạm xe buýt mỗi ngày.

“Nhiều khi cũng muốn khóc đó. Trễ giờ học rồi. Nhưng khi bắt xe buýt là họ cố tình. Họ thả người khách đó xuống nhưng lại cách xa trạm xe buýt. Mình đâu có khả năng mình chạy tới kịp. Rồi họ thả người đó xuống, rồi họ chạy xe luôn. Mình đâu có cách nào mà chạy. Có khi chiều đi học về Nhưng bắt hoài, không có chiếc xe nào. Cuối cùng đành phải đi bộ”.

Theo ông Lê Trung Tính -  Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách TP.HCM, Sở GTVT cần có chiến lược để nâng cấp toàn diện hệ thống giao thông công cộng từ cơ sở hạ tầng đến phương tiện và cả thái độ phục vụ của nhân viên.

"Hệ thống vận tải công cộng ở bất cứ đô thị nào thì đó là một vấn đề rất khó chứ không phải đơn giản. Sở GTVT cần trình với thành phố kế sách nâng cấp lại hệ thống giao thông công cộng bằng mọi cách, từ cơ sở hạ tầng đến phương tiện rồi phục vụ, và phải làm đồng bộ”.

“Văn hoá xe buýt” là cụm từ được nhắc nhiều lần trong thời gian vừa qua. Nhưng hành khách thì vẫn phàn nàn về cách ứng xử của tài xế, tiếp viên. Chủ xe thì “đổ lỗi” cho áp lực doanh thu và cơ chế trợ giá.

Cứ như vậy, qua nhiều năm chật vật, văn hoá xe buýt vẫn chưa có bước thay đổi đáng kể. Hành khách bởi thế cũng không mặn mà sử dụng phương tiện công cộng.

Để “thuyết phục” người dân, ngoài độ phủ và tính toán thời gian giãn cách giữa các chuyến, “đúng giờ và rẻ” thôi chưa đủ mà cần lưu tâm đến yếu tố sống còn đó chính là chất lượng phục vụ và cải thiện mức độ hài lòng của người dân.

Mai Ngọc/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông 'nóng' từ trước giờ cao điểm

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Giao thông "nóng" từ trước giờ cao điểm

Trưa và chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP.HCM đã "nóng" dần lên khi nhiều người dân bắt đầu rời khỏi thành phố để về quê, đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Muôn kiểu nghỉ lễ

Muôn kiểu nghỉ lễ

Không nghỉ lễ cũng không về quê với gia đình, những năm trở lại đây, nhiều người đã chọn cách đi làm xuyên các kỳ nghỉ lễ để tăng thêm thu nhập, tích lỹ kinh nghiệm hay đơn giản là được làm các công việc mình yêu thích.

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Phòng cháy chủ động hơn nhờ mô hình “Tổ liên gia PCCC”

Thời gian qua, mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC và Điểm chữa cháy công cộng” được triển khai tại địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

TP.HCM: Nhiều nguy hiểm trên đường Nguyễn Văn Quỳ khiến người dân bất an

Gần đây, người dân sống tại chung cư LuxGarden trên đường Nguyễn Văn Quỳ, phường Phú Thuận, quận 7 (TP.HCM) phản ánh ban đêm đoạn đường thiếu đèn chiếu sáng và có nhiều container đậu ngổn ngang. Thêm vào đó, khu vực này có rất nhiều chó thả rông tấn công người dân mỗi khi đi qua khiến không ít người té ngã.

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Xử lý shipper “tung hoành” trên đường phố

Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị tăng cường xử lý shipper vi phạm giao thông. Người dân thủ đô cũng mong muốn tương tự trước tình trạng shipper thường xuyên chở, móc hàng hóa cồng kềnh; dừng đỗ, giao nhận hàng chiếm dụng lòng, lề đường...

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Sân bay Tân Sơn Nhất chuẩn bị phục vụ dịp Lễ và cao điểm hè 2024 thế nào?

Theo dự báo của ngành hàng không, kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 tới đây các cảng hàng không sẽ rất sôi động với lượng hành khách tăng cao đột biến so với ngày thường, riêng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, dự kiến sẽ có khoảng 700.000 lượt hành khách đi và đến trong dịp này.

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Vi phạm nồng độ cồn giảm sâu, không vì thế mà chủ quan

Thời gian gần đây, nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn ghi nhận số trường hợp vi phạm đã giảm hẳn, thậm chí có chốt không phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, sự giảm này mới chỉ là tạm thời do lực lượng chức năng kiểm tra xử lý thường xuyên.