Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

Xây dựng thế giới xe điện lý tưởng như thế nào

Thái Sơn: Thứ tư 02/10/2024, 20:06 (GMT+7)

Xanh hóa phương tiện giao thông nhằm giảm ô nhiễm không khí đang là xu hướng phát triển tại nhiều đô thị lớn trên thế giới. Chính vì vậy, chính sách phát triển xe điện của Na Uy sau đây có thể là bài kinh nghiệm quý giá cho nhiều quốc gia nghiên cứu, học hỏi.

Na Uy, một quốc nằm ở khu vực Bắc Âu, đang tự hào là nơi có tỷ lệ người dân sử dụng xe không phát thải cao nhất thế giới. Theo thống kê, hiện 82% doanh số bán ô tô mới ở nước này là xe điện và hơn 90% nếu tính cả xe hybrid.

Đây được xem là con số ‘mơ ước’ đối với của nhiều cường quốc xe hơi toàn cầu. Nếu so sánh doanh số bán xe điện tại Mỹ hiện chỉ chưa đầy 8%, còn Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, chỉ đạt hơn 20%.

Một trạm sạc xe điện Tesla ở làng Skei, thuộc hạt Vestland, Na Uy - Ảnh Getty Images

Một trạm sạc xe điện Tesla ở làng Skei, thuộc hạt Vestland, Na Uy - Ảnh Getty Images

Bà Ragnhild Syrstad, Bộ trưởng Bộ khí hậu và Môi trường Na Uy cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2025, tất cả ô tô mới bán ra sẽ là xe không phát phải, và chúng tôi tin sẽ đạt được mục tiêu đó”.

Không chỉ phương tiện cá nhân, Thủ đô Oslo của Na Uy cũng đang thực hiện đồng loạt điện khí hóa phương tiện giao thông như phà, xe buýt, xe đầu kéo để giảm ô nhiễm môi trường.

Ông Sture Portvik, Giám đốc dự án Phát triển phương tiện giao thông chạy điện tại Oslo chia sẻ: “Chúng tôi phấn đấu vào cuối năm nay, tất cả các phương tiện công cộng tại Oslo sẽ hoàn toàn không phát thải trong thành phố”

Để xây dựng thế giới xe điện lý tưởng, ngay từ những năm 1990, Chính phủ Na Uy đã khuyến khích người dân mua ô tô điện bằng cách miễn phí chỗ đậu xe, cho xe điện sử dụng làn xe buýt, không thu phí đường bộ hay miễn thuế đối với phương tiện không phát thải.

Chính vì vậy, đến năm 2014, khi Tesla và các hãng ô tô đẩy mạnh phát triển thị trường, doanh số bán xe điện tại Na Uy bắt đầu tăng vọt. Một số người dân chia sẻ:

“Tôi hầu như không nhớ gì về xe xăng nữa, vì thực sự nó quá đắt”

“Tôi đã lái ô tô điện hơn 10 năm nay. Chúng tôi vừa mua thêm một chiếc Tesla mới và cảm thấy rất hài lòng với nó”.

Nhờ nguồn thủy điện dồi dào, mạng lưới điện của Na Uy thừa đủ để đáp ứng cho sự gia tăng của xe điện. Ông Petter Haugneland, Tổng thư ký Hiệp hội xe điện Na Uy cho biết: “Tại Na Uy giá một chiếc xe điện có thể chỉ bằng một phần ba so với xe xăng vì chúng tôi có 100% năng lượng thủy điện giá rẻ, sẵn có và có thể tái tạo. Đây là một lợi thế lớn”.

Trong khi đó, bà Cecilie Kroglund, Bộ trưởng Giao thông vận tải Na Uy cho biết thêm: “Sử dụng xe điện sẽ tiết kiệm hơn bởi hóa đơn điện rẻ hơn nhiều so với giá xăng hay dầu diesel. Đây là lý do giúp nhiều người dễ dàng lựa chọn xe điện”.

Ở nhiều quốc gia, tình trạng thiếu trạm sạc luôn là vấn đề gây ‘đau đầu’ cho các nhà sản xuất lẫn người dùng ô tô điện. Tuy nhiên, tại Na Uy phần lớn cây xăng đang dần được thay thế bằng trạm sạc cho xe điện.

Ông Bernt Otto Fjellestad, Giám đốc phụ trách lĩnh vực sản phẩm và giải pháp tại Công ty Mer, một trong những doanh nghiệp cung cấp hệ thống trạm sạc ô tô lớn nhất Na Uy cho biết: “Trong giai đoạn đầu, việc xây dựng trạm sạc được trợ cấp rất nhiều dù hiện nay đã giảm đi. Chỉ còn ở một số vùng nông thôn vẫn giữ nguyên mức trợ cấp từ chính phủ. Theo tôi, đây là điều rất hữu ích để phát triển cơ sở hạ tầng trạm sạc”.

Ảnh minh họa Getty Images

Ảnh minh họa Getty Images

Tại Na Uy, các siêu thị, trung tâm thương mại cũng chung tay xây dựng và kinh doanh trạm sạc cho ô tô điện với mong muốn mọi người sẽ mua hàng trong khi xe của họ đang được sạc điện.

Ông Stian Mathisen, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng và truyền thông tại hãng Recharge, đơn vị sở hữu hơn 2.600 điểm sạc tại Na Uy chia sẻ: “Thật thú vị khi McDonald’s cũng hợp tác xây dựng trạm sạc ô tô điện với chúng tôi. Chúng tôi gọi đây là những trạm sạc năng lượng ở Na Uy. Họ vừa có thể bán được năng lượng cho ô tô cũng như năng lượng ‘thực phẩm’ cho con người”. 

Sở hữu nguồn thủy điện dồi dào, nhưng thực tế, phần lớn sự giàu có của Na Uy tới từ ngành công nghiệp dầu khí phát triển mạnh mẽ. Hiện Na Uy là nước xuất khẩu dầu khí lớn nhất Tây Âu và ngành này dự kiến chiếm tới 24% GDP quốc gia đến hết năm 2024.

Khi được hỏi, yếu tố môi trường có phải bí quyết để Na Uy vượt trội so với phần còn lại của thế giới về phát triển xe điện, ông Petter Haugneland, Tổng thư ký Hiệp hội xe điện Na Uy nhìn nhận: “Tôi không nghĩ người Na Uy quan tâm đến môi trường nhiều hơn ở những quốc gia khác. Theo tôi yếu tố kinh tế mới là quan trọng nhất. Tất nhiên, lượng khí thải thấp sẽ là phần thưởng tuyệt vời và cũng rất quan trọng đối với người dân của chúng tôi”.

Với dân số hơn 100 triệu người, thời gian qua, Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong việc tiếp nhận xe máy điện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng ô tô điện tại Việt Nam còn khá thấp so với thị trường chung của khu vực, khi chỉ chiếm 0,7% tổng lượng ô tô điện bán ra ở thị trường Đông Nam Á.

Xanh hóa phương tiện giao thông là xu hướng chung trên thế giới, nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện ở Việt Nam còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển xe điện như mức thu nhập trung bình thấp, thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc, phạm vi hoạt động của xe điện còn hạn chế, chính sách ưu đãi với ô tô điện, bên cạnh đó là cơ cấu nguồn điện tác động đối với môi trường từ quá trình sử dụng và sản xuất xe điện. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vì sao TNGT thường xuyên xảy ra tại nút giao Minh Khai - Hòa Bình 7?

Vì sao TNGT thường xuyên xảy ra tại nút giao Minh Khai - Hòa Bình 7?

Như VOV Giao thông đã từng thông tin và cảnh báo nhiều lần trên sóng trong các khung giờ cao điểm về thực trạng TNGT thường xuyên xảy ra, gây thương vong trên tuyến đường Minh Khai, đặc biệt là đoạn qua ngõ Hòa Bình 7.

Đèn đỏ được rẽ phải, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật nào?

Đèn đỏ được rẽ phải, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật nào?

Trong khi nhiều chuyên gia đề xuất, nên cho phép phương tiện rẽ phải liên tục khi gặp đèn đỏ, thì Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đơn vị này đang rà soát để mở thêm lối rẽ phải tại các nút giao đèn tín hiệu và chỉ những nút giao đủ điều kiện về hạ tầng mới cho phép phương tiện rẽ phải.

Giá USD biến động sau khi ông Trump nhậm chức

Giá USD biến động sau khi ông Trump nhậm chức

Ngược lại với những ngày đầu năm, giá USD trong và ngoài ngân hàng đột ngột giảm nhanh trong những ngày gần đây.

Thông báo mức phạt tại các nút giao:  Tai nạn sẽ giảm, ý thức sẽ cao hơn

Thông báo mức phạt tại các nút giao: Tai nạn sẽ giảm, ý thức sẽ cao hơn

Sau gần 1 tháng Nghị định 168 về tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng. Những ngày cuối năm, lượng phương tiện tham gia giao thông trở nên đông đúc hơn, tại các nút giao người dân vẫn nghiêm chỉnh chấp hành đúng theo quy định.

Nỗi lo 'xe dù, bến cóc' trở lại dịp Tết

Nỗi lo "xe dù, bến cóc" trở lại dịp Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần và đây cũng là thời điểm nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kéo theo đó là sự hoạt động rầm rộ của "xe dù, bến cóc" đặc biệt tại các khu vực cửa ngõ TP.HCM. Vấn nạn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông và gây mất trật tự xã hội.

Review xe buýt điện 39 và cái kết

Review xe buýt điện 39 và cái kết

Mùi xăng xe là ác mộng với nhưng ai không quen đi xe buýt. Vậy nhưng, từ ngày 18/01, người dân khi sử dụng 3 tuyến buýt số 05, 39, 47 sẽ không còn phải lo lắng về điều này nữa vì 3 tuyến này đang được thí điểm sử dụng phương tiện năng lượng điện.

MXV-Index tăng 4 phiên liên tiếp, neo mốc trên 2.300 điểm

MXV-Index tăng 4 phiên liên tiếp, neo mốc trên 2.300 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch hôm qua (22/1).