Người già cần gì?
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Cùng với lực lượng CSGT trên toàn quốc, sáng 01/10 Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh.
6h30, nhiều tuyến đường nội thành của thủ đô đổ cơn mưa lớn. Tại đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng), cùng với các đơn vị khác của Phòng CSGT Hà Nội, Đội CSGT đường bộ số 4 ra quân triển khai Kế hoạch cao điểm bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh và phụ đưa con em đến trường.
Ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh điều khiển mô tô, xe gắn máy vẫn cố tình vi phạm TTATGT, trong đó hành vi chủ yếu là chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Khi được hỏi về hành vi của mình, anh ĐHĐ (trú tại phường Phương Liệt) cho biết, do khoảng cách từ nhà đến trường gần nên chủ quan đã không đội mũ bảo hiểm cho con. Đối với hành vi này, lực lượng CSGT vẫn kiên quyết xử lý để tạo sự răn đe cho các trường hợp khác.
“Hôm nay tôi đưa con đi học, khoảng cách khoảng hơn 1km, nhà tôi gần nhưng cháu học gấp nên không kịp đội mũ cho cháu. Sau hôm nay tôi sẽ rút kinh nghiệm, đi xe máy dù gần vẫn phải đội mũ cho con để đảm bảo ATGT”, anh ĐHĐ cho biết.
Đây không phải trường hợp duy nhất bị lực lượng CSGT xử lý trong sáng nay. Nhiều trường hợp học sinh chỉ vì vội, sợ muộn học nên đã không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe. Trong đó, phải kể đến là các trường hợp học sinh đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn, mũ thời trang cũng được lực lượng CSGT yêu cầu ký cam kết không tái sử dụng các loại mũ này để đảm bảo ATGT và tính mạng khi xảy ra va chạm.
Học sinh N.T.V và học sinh T.V.B phân trần:
“Em có đội mũ, em ngồi trước nhưng bạn đằng sau ngồi bị bay mất mũ vì đi vội quá. Lần sau em hứa sẽ đội mũ chắc chắn, nếu mà có bay mất thì cũng phải quay lại để nhặt mũ”.
“Mũ của con bị đứt quai, bọn con đi học muộn quá nên cố đội mũ đấy nên bị phạt. Con sẽ rút kinh nghiệm sử dụng mũ bảo hiểm có dây quai chắc chắn hơn và trong tương lai bọn con sẽ không tái phạm lỗi này nữa”.
Hiện nay, tình trạng phụ huynh, học sinh điều khiển xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi đến trường vẫn còn diễn ra phổ biến. Hành vi này không chỉ nguy hiểm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Theo Kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh của Cục CSGT, việc phụ huynh không đội mũ bảo hiểm sẽ bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm: “Chúng tôi tập trung vào các hành vi tham gia giao thông, ngồi trên xe moto, xe gắn máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, vi phạm vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường 1 chiều, đi xe gây cản trở giao thông, các hành vi tụ tập gây rối trật tự công cộng. Bên cạnh đó cũng làm rõ, hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện tham gia giao thông, gây mất ATGT”.
Cũng trong sáng nay, cùng với với việc xử lý các trường hợp học sinh, phụ huynh vi phạm luật giao thông đường bộ, Đội CSGT đường bộ số 15 cũng phối hợp với trường THPT Lam Hồng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tuyên truyền về luật an toàn giao thông cho hơn 1500 học sinh.
Theo Đại úy Nguyễn Thị Hồng Nhung, báo cáo viên chuyên đề giao thông, Phòng CSGT Hà Nội: Những kiến thức về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông được lực lượng chức năng phổ biến như: Số lượng người được phép ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; mức xử phạt một số lỗi khi tham gia giao thông; các trường hợp được ưu tiên khi tham gia giao thông...
Bên cạnh đó, học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; các quy định xử phạt vi phạm TTATGT theo quy định; cách nhận biết một số biển báo giao thông và ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông cùng một số biển báo thường gặp…
Đại úy Nguyễn Thị Hồng Nhung cho biết: “Trong thực tế rất nhiều gia đình giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi điều khiển các loại phương tiện trên 75cc, chúng tôi đã có nhiều biện pháp nhắc nhở và ký cam kết giữa phụ huynh, nhà trường và học sinh trong việc này. Đã có nhiều chuyển biến nhưng thực sự đang cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong vấn đề này. Rất mong muốn có được sự lắng nghe của các bậc phụ huynh dành cho con trẻ, để các bạn hiểu được rằng lứa tuổi của các bạn chưa được điều khiển các loại phương tiện như vậy khi tham gia giao thông, để các bạn chấp hành luật GTĐB nghiêm hơn, đảm bảo ATGT cho chính các bạn”.
Theo thông tin từ Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội, mặc dù sáng nay trời mưa to, thế nhưng chỉ từ 6h30 đến 7h30 sáng, các Tổ công tác đặc biệt đã triển khai kiểm tra, xử lý 31 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ hàng chục phương tiện. Các vi phạm chủ yếu là điều khiển xe cơ giới không đội mũ bảo hiểm, điều khiển moto khi chưa đủ tuổi… trong đó nhiều trường hợp phụ huynh chở con em đi học cũng không đội mũ bảo hiểm.
Trước đó, từ ngày 5/9 đến nay, Phòng CSGT Hà nội cũng phối hợp với công an cơ sở, trường học trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều buổi học ngoại khóa, tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho hơn 23.000 học sinh các cấp và hàng nghìn giáo viên.
Qua công tác tuần tra, đã phát hiện, xử lý 1.534 trường hợp học sinh vi phạm, lực lượng chức năng tạm giữ hơn 800 phương tiện các loại. Các vi phạm điển hình là không đội mũ bảo hiểm 1.411 trường hợp, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện là 186 trường hợp và giao xe cho người chưa đủ điệu kiện tham gia giao thông là 51 trường hợp./.
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người trên 60 tuổi hiện đã đạt gần 17 triệu người. Dù vậy, câu hỏi: Người già cần gì? Vẫn khiến không ít người trong chúng ta bối rối.
Từ ngày 11 đến 17/11, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành thử nghiệm 100% công suất thiết kế với 14 đoàn tàu (thêm 3 đoàn tàu dự phòng). Đây là tín hiệu mừng chuẩn bị việc chạy chính thức vào đầu tháng 12/2024 và vận hành thương mại vào đầu năm 2023.
Tình trạng nhiều tài xế xe ôm công nghệ vi phạm giao thông đang diễn ra khá phổ biến ở Hà Nội, trong đó nhiều người điều khiển phương tiện phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, thậm chí là bất chấp nguy hiểm đi ngược chiều và đón trả khách tại các lối lên xuống vành đai, nguy cơ gây TNGT rất rao.
Hơn 1 tỷ trẻ em, thường xuyên phải đối mặt với các hình thức bạo lực. Cứ 4 phút, trên thế giới có 1 trẻ em tử vong vì bạo lực. Mỗi năm có khoảng 130.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi bị cướp đi sinh mạng vì bạo lực.
1 tuần qua, người mua vàng miếng ở đỉnh một tuần trước nếu bán ra lúc này đã lỗ 9,5 triệu đồng/lượng, trong khi nếu mua vàng nhẫn 9999 lỗ 9,1 triệu đồng/lượng.
Hơn 17 triệu trẻ em nước ta hiện đang tham gia giao thông từ nhà đến trường 2 – 4 lượt mỗi ngày. Các em đi chung đường với các phương tiện khác, các em thiếu vỉa hè và không có hạ tầng dành riêng để đảm bảo an toàn.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.