Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Xã hội hoá giáo dục, liệu có còn giữ đúng ý nghĩa ban đầu

Huy Hoàng: Thứ năm 12/10/2023, 06:04 (GMT+7)

Sau khi TP.HCM có động thái xử lý những cá nhận liên quan đến vụ “lạm thu – lạm chi” đầu năm tại 1 trường tiểu học ở quận Bình Thạnh thì trong nhiều cuộc họp phụ huynh cuối tuần qua câu chuyện thu chi lại trở thành điểm nóng của nhiều cuộc tranh luận.

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông PGS Tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội SocialLife xung quanh nội dung này.

 

Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh niên

Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh niên

PV: Thưa PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, thực tế nhiều phụ huynh ngoài việc không có khả năng tài chính thì họ cũng không đồng tình với việc lấy danh nghĩa hội Phụ huynh học sinh (PHHS) để thu trên tinh thần tự nguyện để hợp thức hoá các nguồn thu. Dư luận cho rằng hội PHHS có khác gì một tổ chức đứng ra làm tiền các phụ huynh khác?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Chỉ có 1 nhóm ban đại diện thôi đã đặt những người còn lại rơi vào thế khó xử trong các cuộc họp, dẫn đến tình trạng không rõ ràng.

Theo các nghiên cứu của Viện SocialLife thì 1 trẻ em khi đi học phải gánh thêm cả chục loại phí khác nhau ngoài học phí trong điều kiện kinh tế không phải ai cũng như ai.

Nên chăng cần có các quy định rõ ràng hơn.

PV: Nếu như trước đây, ban đại diện cha mẹ học sinh là một kênh hữu hiệu để kết nối con em với nhà trường thì giờ đây trở thành điểm nhấn thiếu tích cực của ngành giáo dục. Nhiều ý kiến đề xuất nên chăng giải thể ban đại diện này, ông có cho rằng quan điểm này là cần thiết?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Theo tôi, vai trò của Hội cha mẹ học sinh là sự kết nối giữa thầy cô và các em có ý nghĩa nhất định riêng. Tuy nhiên cần có quy định xem chức năng của Hội này tới đâu. Hiện nay, dù có những văn bản quy định về quy chế cho Hội cha mẹ học sinh nhưng khi đi vào thực tế thì không ai kiểm tra, dẫn đến tình trạng lạm quyền lạm thu không minh bạch được các nguồn thu và tạo ra bức xúc.

Đôi khi phụ huynh bị áp lực vì con em đang học, nếu phản ứng thì con em sẽ bị phân biệt đối xử nên nhiều người ngại, chính cái ngại đó dẫn đến các vụ việc vừa rồi. Chúng ta phải đưa ra quy định rõ ràng, các trường đảm bảo quy định thì cho duy trì Hội cha mẹ học sinh còn không thì cũng không cần thiết.

Chúng ta cần phải rạch ròi để tránh đi từ cái cực đoan này sang cái cực đoan khác.

PV: Từ thực tế nêu trên, theo ông chúng ta cần làm gì để hạn chế và tiến tới giải quyết dứt điểm tình trạng lạm thu lạm chi đầu năm học trong thời gian tới?

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc: Theo tôi, đến giai đoạn này thì chính sách xã hội hoá giáo dục hay các trụ cột phúc lợi xã hội phải được đánh giá lại để đưa giáo dục trở về đúng tinh thần của giáo dục, tránh tình trạng báo chí, dư luận phản ánh như thời gian qua.

Đến lúc này, với các điều kiện tài chính kinh tế mà Nhà nước đang có thì cũng cần cân nhắc việc có nên tiếp tục duy trì mô hình xã hội hoá giáo dục nữa hay không? Nếu duy trì thì lựa chọn nguồn xã hội hoá nào?

Ví dụ huy động từ nguồn tài trợ của các mạnh thường quân dựa trên các nguyên tắc thực hành minh bạch. Cần có quy định và có công tác kiểm toán, thanh tra rõ ràng phù hợp để tránh tình trạng các lớp đầu khoá vào là các phòng trống không có thiết bị dù trường đã vận hành nhiều năm, các lớp trước, lớp sau không tận dụng được cơ sở sơn sửa mà đưa hết vào chi phí cho phụ huynh mà không được kiểm toán, quy định rõ ràng.

Phụ huynh nhiều khi cũng ngại khi con em mình đang học ở đó nên không dám lên tiếng nhưng khi quá mức thì lại trở thành bức xúc của xã hội.

PV: Xin cám ơn ông!

 

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khi yêu thương được sẻ chia

Khi yêu thương được sẻ chia

Nhận thấy quê hương Kiên Giang còn hiều hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường anh Lý Thiện đã nhen nhóm ý định sẽ làm những việc có sức ảnh hưởng lớn nhằm giúp đỡ người nghèo khổ.

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hạn chế xe chạy bằng diesel trong phố cổ, người dân đi lại ra sao?

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng nhiêu liệu diesel vào một số khu phố cổ, phố cũ, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí. Vậy hệ thống vận tải hành khách công cộng tại những khu vực này đã làm gì để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân?

Hàng loạt xe bắt khách dọc đường sa lưới CSGT

Hàng loạt xe bắt khách dọc đường sa lưới CSGT

Bằng các công tác hóa trang mật phục, kiểm tra đột xuất lực lượng CSGT TP. Hà Nội đã xử lý nhiều trường hợp xe vận tải hành khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định.

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Quản lý cây xanh đô thị, làm sao để đảm bảo không gian xanh và an toàn?

Trong 9 tháng đầu năm 2024, TP.HCM ghi nhận 401 cây ngã và 635 cây gãy nhánh, trong đó có 4 sự cố làm 5 người tử vong. Hình ảnh những nhánh cây bất chợt đè lên mái nhà, xe cộ; gây thương vong cho những người đi đường, hoặc bật gốc nằm ngổn ngang, vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân.

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ từ 16 - 18 tuổi, giải pháp từ gốc?

Thống kê từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu niên tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sẽ khởi công Dự án đường nối KĐT Đồng Tàu đến đường Giải Phóng đầu tháng 12/2024

Sẽ khởi công Dự án đường nối KĐT Đồng Tàu đến đường Giải Phóng đầu tháng 12/2024

Dự kiến đầu tháng 12/2024 sẽ khởi công Dự án xây dựng tuyến đường nối từ Khu đô thị Đồng Tàu đến đường Giải Phóng, thuộc địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Khi bọn trẻ phụ thuộc vào cái điều hòa

Điều hòa nhiệt độ là một tiện nghi dường như đã không thể thiếu được ở đô thị hiện nay. Một phần là do chúng ta đã trở nên lệ thuộc vào nó. Đặc biệt là trẻ em.