Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Từ 8h ngày 15/9, bến phà An Bình được di dời đến vị trí bến tạm thuộc địa phận phường 2, TP. Vĩnh Long (xóm Chài). Vị trí bến phà mới cách vị trí cũ khoảng 460m về phía thượng nguồn. Riêng bến phía bờ huyện Long Hồ vẫn hoạt động bình thường tại vị trí cũ.
Ông Mai Hữu Toàn (ở xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ) cho biết, ông là công nhân may ở Khu công nghiệp Hòa Phú, hàng ngày xuất phát từ nhà đến công ty khoảng 45 – 60 phút nếu đi phà An Bình. Trước đây có thông tin phà tạm dừng hoạt động, người dân 4 xã của huyện Long Hồ phải đi đứng thông qua phà Đình Khao, tốn thời gian gấp đôi nên bản thân ông và người dân có đôi phần lo lắng. Nay bến phà được đóng tạm tại phường 2, quãng đường đi của ông chỉ kéo dài thêm chưa đầy 1km, tiện lợi và an toàn.
“Phía bên TP. Vĩnh Long đã làm bến tạm gần đây để chúng tôi ở Long Hồ đi đứng tiện lợi. 7h30 vào làm thì 6h chúng tôi đi được rồi”, ông Toàn nói.
Phà An Bình vượt sông Cổ Chiên, nối liền phường 1, TP.Vĩnh Long với 4 xã cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ. Bến phà này có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của người dân. Tháng 8/2023, UBND tỉnh Vĩnh Long công bố tình huống khẩn cấp nguy cơ sụt lún, sạt lở bờ sông Cổ Chiên và sông Long Hồ, đoạn từ Bến phà An Bình đến giáp tuyến kè sông Long Hồ.
Đến cuối năm 2023, UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt dự án khẩn cấp sửa chữa kè sông Cổ Chiên, tổng mức đầu tư trên 593 tỷ đồng. Qua thời gian xây dựng, đến nay cầu tạm phục vụ đò ngang An Bình - TP.Vĩnh Long (phía bờ TP.Vĩnh Long) đã nghiệm thu đủ điều kiện đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, người dân cũng lo lắng, tương lai không biết vị trí cuối cùng bến phà này hoạt động ổn định sẽ là khu vực nào? Theo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Long Hồ, thông báo của UBND TP. Vĩnh Long thì nơi bến phà cũ đang tiến hành Dự án xây dựng kè chống sạt lở và cũng không thông tin rõ vị trí cố định vĩnh viễn là bến lên xuống cho phà.
Cho nên vị trí phường 2 ( xóm chài) chỉ mới là vị trí tạm thời, chờ sắp xếp lại, người dân tránh hoang mang. Hiện tại bến phà mới cấm hoàn toàn chuyên chở xe ô tô.
Ông Nguyễn Tấn Phương – Trưởng phòng Kinh tế - Hạ Tầng huyện Long Hồ cho biết việc nỗ lực sắp xếp bến phà mới để đảm bảo an toàn: “Việc thực hiện di dời chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Nếu có di dời cũng sẽ thông báo trước cho người dân biết. Theo quy hoạch thì bến khách ngang sông An Bình – Vĩnh Long sẽ dời đến điểm cố định là phường 5, TP. Vĩnh Long”.
Trước đây, hành khách phản ánh phà An Bình hoạt động trong vùng nguy cơ sạt lở cao, mất an toàn. Bến bãi không đủ tiêu chuẩn, nhỏ hẹp và xuống cấp. Ngoài ra, việc quản lý lỏng lẻo, mất kiểm soát cũng khiến cho một bộ phận người dân khi đi trên phà còn được vô tư đứng ở mỏ bàn phà, chen lấn gây mất ATGT thủy, hành khách không mặc áo phao theo quy định…
Thậm chí phà còn nhận vận chuyển ô tô các loại, trong khi theo quy định thì phà không được phép chở ô tô. Đây là vấn đề cần được xiết chặt hơn khi bến được di dời cách xa thêm 460m.
Theo ông Võ Trung Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, dù bến phà di dời xa hơn nhưng giá cước vẫn giữ nguyên, địa phương giám sát chặt hoạt động của bến phà trong thời gian hoạt động tại bến tạm: “Từ ngày dời phà đến nay chúng tôi cũng chưa ghi nhận vấn đề khó khăn. Chúng tôi đã phân công cán bộ trực, theo dõi tại bến phà để xử lý các vấn đề khó khăn trong việc đi lại. Đây cũng chỉ là bến tạm, đến khi hoàn tất xây dựng bến phà mới tại phường 5, TP. Vĩnh Long thì chúng tôi tiếp tục dời”.
Sông Cổ Chiên sâu và nước chảy xiết, hiện nay đang bước vào cao điểm mưa bão, ngành chức năng cần giám sát chặt tình hình đảm bảo ATGT tại bến phà An Bình - Vĩnh Long, nhất là tình trạng chở quá số lượng quy định và hành khách không chịu mặc áo phao.
Điều này tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất ATGT, cần được xử lý nghiêm theo quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách lưu thông.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.