Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
PV VOV Giao thông đã có cuộc trò chuyện với ông Lý Quẩy Dảo - Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa để tìm hiểu thêm:
PV: Thưa ông, lũ quét do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại như thế nào cho xã Ngũ Chỉ Sơn, đặc biệt là trường hợp sạt lở khiến nhà công vụ Trường Mầm non Tả Giàng Phìn, thôn Mông Xoá bị sập hoàn toàn?
Ông Lý Quẩy Dảo: Mưa lớn kéo dài từ ngày 7 đến 8/9 đã gây ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng vào khoảng 5h đến 9h sáng ngày 9/9, cướp đi sinh mạng của hai người đang trên đường đi làm.
Sau khi cơn bão đi qua trên địa bàn xã ảnh hưởng trực tiếp cơ sở trường học, đất đá từ taluy dương đổ xuống khiến 2 nhà công vụ của giáo viên bị sập, 4 thầy cô giáo bị thương và hư hại các tài sản. Hiện chưa thể đánh giá tổng thể thiệt hại tại điểm trường vì còn liên quan đến rất nhiều hạng mục. Chúng tôi cũng đang làm các báo cáo thống kê thiệt hại ban đầu liên quan đến hoa màu, hạ tầng... gửi lên cơ quan chức năng.
Đối với các hộ chăn nuôi cá hồi, cá tầm trên địa bàn thì hộ chăn nuôi cá tầm thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, trong công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, chúng tôi đã khẩn cấp di dời các cơ sở có người dân đang ở bằng loa, còi... nên tại các cơ sở chăn nuôi cá chỉ thiệt hại về tài sản, không có thiệt hại về người.
PV: Hiện nay, công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả đã được triển khai đến đâu? Các thầy cô giáo và học sinh đã trở lại trường chưa, thưa ông?
Ông Lý Quẩy Dảo: Sau khi có thông tin, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân quân, thanh niên, máy xúc đến để bằng mọi giá cứu được 4 thầy cô giáo để đưa đi cơ sở y tế sơ cứu ban đầu. Hiện sức khoẻ thầy cô đã tạm ổn. Các cháu học sinh đã trở lại trường học.
PV: Các tuyến đường giao thông bị sạt lở hiện đã được khắc phục đến mức nào và có bao nhiêu thôn trên tổng số 16 thôn đang bị cô lập?
Ông Lý Quẩy Dảo: Ban đầu có 7 thôn bị cô lập. Nhưng tính đến hiện tại do công tác khắc phục hậu quả và thông tạm thời đường sá cho bà con đi lại thì còn 4 thôn đang bị cô lập. Người dân phải đi bộ, không có một phương tiện gì qua lại được. Các nhu yếu phẩm người dân cần, xã cũng đã huy động lực lượng ứng cứu cho người dân.
Chúng tôi cũng huy động trạm y tế xã, lược lượng y tế thôn bản phối hợp để tuyên truyền vận động công tác phòng chống dịch bệnh và ứng cứu thuốc men cho bà con. Cũng may mắn là hiện địa phương không có dịch bệnh gì xảy ra.
Việc huy động máy móc để xử lý khối lượng đất đá, dọn dẹp vùng sạt lở cũng tiến hành mọi giải pháp nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, thời gian lúc nào xong dứt điểm còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
Hiện xã đang huy động 7 máy xúc tham gia dọn dẹp ở các thôn bản trên địa bàn xã. Còn các vị trí sạt lở thì huy động nhân dân của từng thôn bản ra để tự khắc phục cũng như mắc các cầu tạm để thuận lợi cho việc đi lại ở các vị trí khó đi hoặc qua suối.
PV: Với vai trò là người dân và cũng là người có trách nhiệm với địa phương, ông đánh giá thế nào về mức độ của cơn bão số 3 trên địa bàn?
Ông Lý Quẩy Dảo: Các cụ sống trên địa bàn lâu đời nhất đánh giá, cơn bão số 3 là cơn bão lịch sử. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng, tài sản, giao thông nông thôn nhiều nhất từ trước đến nay. Thôn nào của xã Ngũ Chỉ Sơn cũng bị thiệt hại. Sạt lở vùi lấp hết chuồng chăn nuôi của người dân. Có hộ dân mất một lúc 4 con trâu, mất trắng.
Mưa không nhiều nhưng mưa đều và liên tục hai ngày đêm cộng với địa hình đất dốc khiến cho cả rừng già, nương rẫy của người dân sạt lở nghiêm trọng, có những vị trí quan sát tưởng là an toàn nhưng vẫn sạt lở. Đó là vấn đề khó lường.
PV: Xin cảm ơn ông!
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổng hợp từ các địa phương đến ngày 14/9 cho thấy, cơn bão số 3 (Yagi) cùng hoàn lưu bão đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề cho ngành Giáo dục. Có giáo viên, học sinh bị tử vong và mất tích; nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng.
Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 14.9, có 52 học sinh, trẻ em bị tử vong, 3 học sinh bị mất tích, 8 học sinh bị thương; 3 giáo viên tử vong, 1 giáo viên mất tích.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.