Có được “trả góp” vi phạm giao thông nếu gặp khó khăn về tài chính?
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Xoay quanh nội dung này, bên lề các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Chuyển đổi số đang diễn ra tại TP.HCM, PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Anh Tuấn – Tổng thư ký Hội Tin học TP.HCM.
PV: Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của dữ liệu trong công cuộc chuyển đổi số cũng như phát triển kinh tế xã hội?
Ông Vũ Anh Tuấn: Như chúng ta đã thấy, trước đây chúng ta đã có dữ liệu nhưng bị phân tán mà nằm ở các đơn vị khác nhau. Nói cách khác là mỗi đơn vị đều có lượng dữ liệu nhưng để riêng cho từng người và vận hành riêng cho bộ máy của mình.
Điều này dẫn đến việc không chia sẻ, không liên kết được khiến người dùng cuối là người dân và cả cơ quan quản lý nhà nước sẽ gặp khó khăn nhất định vì tình trạng đứt đoạn thông tin.
Cho đến khi ứng dụng CNTT nhiều và có chương trình dữ liệu số quốc gia thì dữ liệu từ khắp nơi mới dần dần được đấu nối về kho dữ liệu tập trung quốc gia. Và hiện nay dữ liệu đã được tập trung và chia sẻ rất tốt.
Trong thế kỷ 21 và nhất là trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin mạnh thì không thể nào cứ giữ dữ liệu cho riêng mình. Dữ liệu càng chia sẻ càng nở ra vì khi người dùng sử dụng thì dữ liệu được tái tạo và làm mới, giống như khi đi đường ta cập nhật thêm tuyến đường mới hay lối đi mới tốt hơn thì bản đồ với ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tự học hướng đi đó và cập nhật thêm một phương án mới cho người dùng.
Do vậy, dữ liệu càng dùng thì càng nở ra, càng chất lượng hơn so với dữ liệu thô ban đầu và dữ liệu sẽ trở thành một thứ không thể thiếu với cả thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam
PV: Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia đi chậm đi trễ trong cuộc đua chuyển đổi số, từ góc nhìn của ông thì nước ta đang đứng ở đâu trong bản đồ dữ liệu và ngành phân tích, khai thác dữ liệu?
Ông Vũ Anh Tuấn: Nói vậy thì cũng chưa đúng lắm, tất nhiên là các quốc gia khác họ đi trước vì có tiềm lực, tiềm năng đã tạo ra kết quả có thể nhìn thấy rõ ràng hơn. Tuy vậy, chúng ta cũng chưa hẳn là quá chậm so với họ, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây chúng ta đã làm rất quyết liệt với nhiều chương trình hành động từ Chính phủ, các Bộ ngành.
Có thể thấy, sự liên thông dữ liệu giữa các Bộ ngành, địa phương đã tốt hơn rất nhiều, ví dụ như với 1 công dân số thì tất cả thông tin dữ liệu đều đã được tập hợp chỉ trong 1 chiếc thẻ. Đặc biệt, theo thống kê của chúng tôi thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như đã làm chủ được công nghệ lõi và tự phát triển, tự vận hành, đảm bảo dữ liệu nằm ở Việt Nam và phục vụ cho đúng các cơ sở hành chính, doanh nghiệp trong nước.
Cái chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ và đang được trưng bày tại đây là thanh toán không tiền mặt, đây là minh chứng rất rõ cho thấy chuyển đổi số có hiệu quả ra sao. Đến bây giờ, với công nghệ thanh toán một chạm mà ngân hàng hay các công ty fintech đang giới thiệu thì người dùng càng ngày càng sử dụng tiện lợi hơn. Nếu như trước đây phải tốn nhiều bước thì bây giờ chỉ cần một chạm là có thể thanh toán các hoá đơn.
Ngoài ra, ở nhiều lĩnh vực khác như các quán xá, các gánh hàng rong hay xe cafe lưu động … cũng thanh toán không tiền mặt bằng QR Code. Giờ đây người dân không phải đem theo tiền mặt mà chỉ cần chiếc điện thoại là có thể xử lý một cách đơn giản.
PV: Trong cuộc đua chuyển đổi số, dữ liệu gần như đóng vai trò tiên quyết, ai làm chủ dữ liệu cũng đồng nghĩa làm chủ quá trình chuyển đổi số. Điều này cũng đặt ra thách thức cho công tác bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu đúng không?
Ông Vũ Anh Tuấn: An toàn an ninh thông tin và bảo mật các cơ sở dữ liệu, đặc biệt là thông tin người dùng là vấn đề tiên quyết của các nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên chúng ta là người ngoài sáng còn hacker trong bóng tối và họ luôn tìm cách làm sao xâm nhập vào hệ thống lưu trữ, hệ thống sử dụng để lấy cắp thông tin phục vụ cho mục đích khác.
Do vậy, việc phòng chống tội phạm trên mạng là vấn đề rất quan trọng, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước luôn tiến hành nhiều biện pháp để hạn chế tối đa sự rò rỉ thông tin, cũng như xâm nhập của hacker vào hệ thống để giữ cho dữ liệu được an toàn nhất
PV: Xin cám ơn ông!
Có thể “trả góp” khi bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức
Thời gian qua, trên thế giới liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn hàng không gây thiệt hại nghiêm trọng về người, như tai nạn máy bay B737-800 của hãng hàng không Jeju Air làm chết 179 người trên máy bay tại Hàn Quốc; tai nạn máy bay E190 của Hãng hàng không Azerbaijan Airlines làm chết 38 người…
Ngày 4/1/ 2025, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) đã lên tiếng về thông tin "Hà Nội: Một thanh niên thu về 50 triệu đồng chỉ sau 1 ngày tố giác vi phạm giao thông" lan truyền trên mạng xã hội.
Mức chi cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông không quá 10% số tiền xử phạt và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.
Sau nhiều năm bị thua lỗ, đến nay vận tải đường sắt đã có lãi, đời sống vật chất, tinh thần cũng như thu nhập của người được nâng cao...
Có lo ngại cho rằng, với mức mức tiền phạt tăng vọt như quy định, nguy cơ xuất hiện tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm cũng cao hơn.
Qua 4 ngày triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực.