Không cho vượt gác đường ngang, nhân viên gác chắn bị hành hung
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vấn đề các dự án BOT giao thông tại Việt Nam đã gặp phải trong thời gian qua là một ví dụ cho thấy hậu quả của việc đánh giá tác động các dự án đầu tư hạ tầng không đầy đủ.
Khi một con đường được đầu tư xây dựng với những tính toán nguồn thu khi nó là đường độc đạo, hoặc rất ít lựa chọn thay thế, nhưng khi nó đi vào vận hành, sự lựa chọn được mở rộng, nhiều con đường mới cũng được hình thành song song dẫn đến chia sẻ lưu lượng, và nguồn thu.
Đó là lý do chính, những lý do khác, như người dân không đồng ý trả phí, hay nhu cầu đi lại không như dự báo… tôi cho là không phải vấn đề lớn. Vì thế, việc một số dự án BOT không thể thu hồi vốn như dự kiến không chỉ là lỗi của doanh nghiệp, mà còn có một phần lỗi của Nhà nước.
Trong bối cảnh này, việc Nhà nước đề xuất mua lại các trạm thu phí là điều không thể tránh khỏi. Điều này cũng phù hợp với quy định tại hợp đồng BOT và Luật PPP về việc chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Mua lại các dự án BOT sẽ mang lại một số lợi ích tiềm năng. Trước tiên, việc chấm dứt hợp đồng giữa nhà đầu tư và Nhà nước có thể giải quyết một số vướng mắc và hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp liên quan.
Đồng thời, việc giải phóng trạm thu phí sẽ giảm bớt áp lực tài chính đối với người dân và doanh nghiệp, góp phần tăng cường sự thu hút và sự tin tưởng của công chúng đối với mô hình BOT.
Tuy nhiên, việc mua lại các dự án BOT cũng tồn tại những hạn chế và rủi ro. Vấn đề chính là nguồn vốn để thực hiện việc mua lại và quản lý hoạt động của dự án sau khi đã mua lại. Hơn nữa, việc chấm dứt hợp đồng có thể phá vỡ sự ổn định và tiếp tục phát triển của các dự án, đồng thời có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự đầu tư và phát triển hạ tầng trong tương lai.
Do đó, việc xem xét các giải pháp khác để cải thiện khả năng hoàn vốn và tăng cường hiệu quả tài chính của các dự án là điều cần thiết.
Một trong những giải pháp đáng xem xét là áp dụng hình thức đối tác công tư (PPP) để thu hút nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ cho các dự án giao thông. PPP có thể mang lại nhiều lợi ích, như chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa nhà đầu tư và Nhà nước, đồng thời tận dụng được kinh nghiệm và tài chính của các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực BOT.
Để thúc đẩy sự đầu tư PPP trong các dự án giao thông, cần có sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà nước. Điều này bao gồm việc xây dựng một chính sách và quy định pháp luật rõ ràng, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định và an toàn.
Ngoài ra, cần có sự xem xét và thay đổi quy trình thực hiện dự án PPP để tăng cường tính minh bạch và công bằng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các bên liên quan.
Mua lại các dự án BOT không hiệu quả chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đi đến một phương thức kêu gọi xã hội hóa hạ tầng giao thông hiệu quả và ít hệ lụy tiêu cực hơn.
Dư địa phát triển của đất nước còn rất nhiều, đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng giao thông và người dân sẽ ngày càng có nhiều lựa chọn để lưu thông. Do đó, việc đầu tư một con đường theo cách làm BOT truyền thống và tính toán thu hồi vốn bằng lưu lượng hiện tại là vô cùng rủi ro cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.
Cái giá phải trả hôm nay để mua lại các dự án, rất nên trở thành động lực để thúc đẩy các phương án tối ưu hơn.
Vụ việc xảy ra vào tối ngày 30/12 khi một nhân viên đường sắt bị hành hung vì từ chối cho phương tiện vượt qua gác chắn trong lúc dừng chờ tàu.
Sau hơn 1 tuần metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vận hành chính thức, ông Phan Công Bằng - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát”.
Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là một bước tiến quan trọng trong phát triển hệ thống giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, để metro thực sự thay thế được xe máy, vẫn còn nhiều thách thức, từ việc kết nối đồng bộ với các phương tiện công cộng khác đến việc thay đổi thói quen di chuyển của người dân.
Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em từ 5-15 tuổi tử vong vì đuối nước và Việt Nam thuộc top các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
TP.HCM tổ chức thông xe đồng loạt 4 dự án giao thông cửa ngõ thành phố gồm cầu Phước Long, hầm chui HC1 nút giao thông Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, đường song hành dự án Quốc lộ 50 giai đoạn 1 và đường Tân Kỳ Tân Quý.
Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL hàng thế kỷ qua vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng mà nhất là khách du lịch.
Thời điểm cận tết, không khí tại những hộ làm khô trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trở nên nhộn nhịp và tất bật hơn. Giá các loại khô năm nay cũng tăng cao hơn so với những năm trước, báo hiệu cho một mùa tết ấm no đang về với những làng khô truyền thống nức tiếng Nam Bộ.