Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu bắt buộc bổ sung 3 vi chất vào thực phẩm

Hải Hà: Thứ hai 14/10/2024, 15:11 (GMT+7)

Việt Nam thuộc top 26 quốc gia thiếu i ốt và tỷ lệ thiếu kẽm, sắt ở dưới mức khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới đưa ra. Thiếu vi chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển về não bộ và thể chất đối với trẻ em trong tương lai.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09 năm 2016 quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, gọi tắt là Nghị định 09 sửa đổi gồm 2 Điều.  

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09 năm 2016.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu vi chất dinh dưỡng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng dùng trong nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; không áp dụng đối với thực phẩm xuất khẩu và cá nhân làm nghề sản xuất muối thủ công

Mục đích của việc ban hành Nghị định là để triển khai quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 19 năm 2018 của Chính phủ; giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện của doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi được xây dựng dựa trên quan điểm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi của hệ thống pháp luật, các quy định có liên quan về an toàn thực phẩm; bảo đảm yêu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dự thảo Nghị định sửa đổi một số điểm tại khoản 1, Điều 7. Cụ thể, Dự thảo Nghị định quy định về việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi chất dinh dưỡng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành. Đồng thời, quy định về việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất với  đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi khoản 3 Điều 7 theo hướng quy định về việc  Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất bột mỳ, dầu thực vật tăng cường vi chất dinh dưỡng; đối với cơ sở sản xuất muối tăng cường vi chất.

Ngoài ra, Dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều  8 theo hướng tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất các vi chất bổ sung vào thực phẩm, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo phân công, phân cấp.”

Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Y tế lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp. Bộ Y tế cũng vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước về Dự thảo Nghị định, sau khi tổng hợp ý kiến góp ý, Ban soạn thảo sẽ trình Bộ Tư Pháp thẩm định và dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới. 

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG 3 VI CHẤT

Vì sao phải yêu cầu bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên bên lề hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết về sự cần thiết Việt Nam phải quy định bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Việt Nam nằm trong top 26 nước thiếu hụt iod và một số vi chất về sắt, kẽm đạt dưới ngưỡng theo những khuyến cáo của tổ chức quốc tế, đặc biệt của WHO và UNICEF.

Chúng tôi đánh giá dựa trên thực tế điều tra của Viện dinh dưỡng và khuyến cáo của các Tổ chức y tế thế giới, trước hết chúng tôi đề nghị và tham mưu Thủ tướng Chính phủ  đề nghị bổ sung 3 vi chất i ốt, sắt và kẽm. 

Vấn đề bổ sung vi chất có nhiều hình thức có thể bằng thức ăn, bằng thực phẩm, khẩu phần ăn trong tự nhiên đã có. Tuy nhiên theo đánh giá chung, những thực phẩm tự nhiên chưa đạt được ngưỡng cho phép. Chính vì vậy cần phải bổ sung bằng các biện pháp khác như bổ sung trực tiếp bằng các chiến dịch uống vitamin A, hoặc các chương trình bổ sung sắt cho bà mẹ có thai.

Nhưng biện pháp căn cơ lâu dài bền vững là bổ sung vi chất vào các khẩu phần ăn, các thực phẩm chế biến, bổ sung i ốt vào muối để người dân tạo thành thói quen dùng muối iod hoặc bổ sung sắt và kẽm trong thực phẩm, chủ yếu bột mì, bổ sung qua các biện pháp sinh lý...

Theo tổng kết đánh giá của Viện dinh dưỡng và chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước, kể cả Việt Nam đến một giai đoạn nào đó đạt được ngưỡng theo khuyến cáo của các Tổ chức quốc tế về vi chất, thì vẫn cần phải duy trì để đảm bảo không bị thiếu hụt vi chất ở trong cộng đồng.

PV: Hiện nay vẫn còn một số ý kiến doanh nghiệp băn khoăn về quy định bắt buộc bổ sung vi chất vào thực phẩm phần nào tác động đến gia tăng chi phí sản xuất. Vậy Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến này như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Y tế - Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016

Thứ trưởng Bộ Y tế - Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên: Rõ ràng bổ sung vi chất vào thực phẩm như vậy thì các doanh nghiệp có lẽ e ngại về vấn đề tăng chi phí, vệ sinh các khâu sản xuất trong quy trình sản xuất, để chuyển sang sản xuất các sản phẩm không bổ sung vi chất và các lo ngại khác.

Tuy nhiên, qua báo cáo  của các chuyên gia, giá thành đều được tính vào sản phẩm, còn về vấn đề các lô hàng không bổ sung vi chất và chuyển sang lô hàng có bổ sung vi chất thì ngay cả bình thường khi sản xuất một lô hàng không bổ sung vi chất, chúng ta vẫn phải có giai đoạn vệ sinh máy móc … Tôi nghĩ cái này không phải phát sinh.

Một số doanh nghiệp lo ngại là Việt Nam đã đạt được vi chất cộng đồng. tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước, Việt Nam chưa đạt được tỷ lệ đó. Cho nên chúng ta cần phải có giải pháp bổ sung cho phù hợp

Thủ tướng Chính phủ rất thận trọng, giao cho Bộ y tế đánh giá việc thực hiện Nghị định 09 và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến tất cả các tổ chức cá nhân có liên quan và tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Chính vì thế cần phải nghiên cứu đánh giá một cách thực tế và đưa ra những luận chứng khoa học để mà khi tiếp thu, giải trình ý kiến của một số tổ chức cá nhân, để đảm bảo khách quan, trung thực và khi ban hành Nghị định 09 sửa đổi sẽ khả thi, thực tế và đi vào cuộc sống. Khi mà hội thảo rồi sẽ cho thông tin những chỉ số về dinh dưỡng của Việt Nam đạt hay không đạt. Nếu đạt rồi thì chúng ta cần những giải pháp để duy trì vi chất dinh dưỡng cộng đồng. Nếu mà chưa đạt thì chúng ta cần phải bổ sung và sửa đổi bổ sung Nghị đinh 09 theo hướng bắt buộc đưa vi chất này vào.

PV: Vâng. Xin cảm ơn Thứ trưởng!

NGƯỜI VIỆT ĐANG THIẾU NHỮNG VI CHẤT NÀO?

Hiện nay, người dân Việt Nam đang thiếu những vi chất dinh dưỡng nào? Thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của thế hệ tương lai? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia xung quanh nội dung này:

PV: Thưa bà, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người dân trong ngắn hạn và dài hạn?

PGS.TS Trương Tuyết Mai: Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 năm 2020 của Viện dinh dưỡng Quốc gia, chúng ta thấy rằng, tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ và trẻ em vẫn còn cao. Tỷ lệ phụ nữ có thai thiếu máu và sắt gần 30%, kèm theo đó là tình trạng thiếu kẽm huyết thanh ở trẻ em và phụ nữ trên 50%, ở vùng miền núi và hộ nghèo có thể lên tới 70-80%. Tình trạng thiếu i ốt ở phụ nữ mang thai chỉ đạt một nửa so với khuyến cáo của WHO

Về mặt khẩu phần và chất lượng khẩu phần ăn vẫn chưa đảm bảo về vi chất dinh dưỡng  quan trọng nhất trong cơ thể để đảm bảo sự phát triển tăng trưởng, trí tuệ, thể chất.

Kết quả nghiên cứu đã được chứng minh, nếu thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đặc biệt trong quá trình từ bào thai cho đến 1.000 ngày tuổi để lại hậu quả lâu dài khi trưởng thành rất lớn. Đấy là vấn đề liên quan về mặt trí tuệ và sự tăng trưởng hoàn thiện về mặt não bộ và các chức năng trong cơ thể. Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đến phát triển mà còn ảnh hưởng quá trình đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Thiếu vi chất dinh dưỡng là nạn đói tiềm ẩn, nó không xuất hiện để chúng ta nhìn thấy mà là ẩn số, nếu chúng ta cứ thiếu lâu dài như vậy chắc chắn sẽ để lại hệ quả về mặt sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu chúng ta tiềm ẩn thiếu vi chất dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ thì có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, tim mạch, huyết áp kể cả ung thư tăng gấp 2 - 4 lần so với những người không thiếu vi chất dinh dưỡng.

PV:  Theo quan điểm của bà, Nghị định 09 sửa đổi nên tiếp tục giữ nguyên quy định bắt buộc hay khuyến khích doanh nghiệp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm?

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia

PGS.TS Trương Tuyết Mai: Chúng tôi khẳng định chúng ta phải làm thế nào để phòng chống không bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cơ thể của mỗi con người.

Bất kỳ một chương trình can thiệp nào cũng phải dựa trên kết quả sức khỏe người dân tại thời điểm đó.

Tại thời điểm hiện nay, vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng. Chúng ta đã và đang làm các biện pháp để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Biện pháp đầu tiên là trong ngắn hạn, nếu xét nghiệm trực tiếp thấy thiếu vi chất dinh dưỡng và bổ sung trực tiếp nhưng  đòi hỏi chi phí y tế và chăm sóc rất lớn.

Giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đấy là biện pháp trung hạn nhưng là biện pháp hiệu quả, bền vững và hiệu quả kinh tế rất cao

Biện pháp dài hạn, khi nhận thức của người dân cao, biết nhận biết và ăn đa dạng thực phẩm thì lúc đó đạt được ngưỡng không bị thiếu hụt trong bữa ăn thông thường. Còn về vấn đề sinh lý, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai phải theo các khuyến cáo của WHO.

Nghị định 09 bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng i ôt, sắt kém, vào các thực phẩm muối, bột mì… đây là giải pháp có hiệu quả kinh tế cao và đồng thời bền vững, giúp tất cả người dân bình đẳng tiếp cận phòng chống thiếu i ốt này thông qua việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày chúng ta. Đây cũng là sự tích lũy để giúp cho việc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bền vững hơn.

PV: Vâng. Xin cảm ơn bà!

Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, Tiến sỹ Roland Kupka - Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương khuyến nghị:

"Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia xảy ra tình trạng thiếu iốt trong nhóm ưu tiên như phụ nữ mang thai, phụ nữ độ tuổi sinh sản, trẻ trong độ tuổi đi học. Người dân Việt Nam vẫn còn thiếu hụt các vitamin và khoáng chất quan trọng ở các nhóm tuổi khác nhau, gây suy yếu sự phát triển kinh tế và con người. Việt Nam cần sử dụng toàn bộ công cụ để bổ sung thiếu hụt này bằng việc tăng cường vi chất dinh dưỡng trên diện rộng và quy mô lớn. Chúng tôi khuyến nghị bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào dầu ăn, bột mì và muối để giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất hiện đang phổ biến ở Việt Nam”.

Tiến sỹ Roland Kupka - Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương

Tiến sỹ Roland Kupka - Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương

Hiện nay, tỷ lệ người dân thiếu 4 vi chất dinh dưỡng I-ốt, sắt, kẽm, vitamin A đang ở mức cao. Thống kê cho thấy, mới chỉ có 27% muối ăn sử dụng trong các hộ gia đình tại Việt Nam có sử dụng iốt theo khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới. Tình trạng thiếu i ốt gây suy giảm trí tuệ ở trẻ em và có liên quan đến các nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở phụ nữ, thiếu sắt khiến thai nhi kém phát triển, thiếu kẽm làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Những quy định mới của Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi sẽ khắc phục những bất cập trên?

Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09 năm 2016 ? Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi sẽ giúp các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, nâng cao hiệu quả của chương trình tăng cường vi chất vào thực phẩm trên diện rộng?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định 09 sửa đổi  qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

--

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts. 

 

Hải Hà/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hơn 8 tháng, vụ tai nạn khiến 1 sinh viên tử vong vẫn bỏ ngỏ

Hơn 8 tháng, vụ tai nạn khiến 1 sinh viên tử vong vẫn bỏ ngỏ

Vừa qua, kênh VOV Giao thông nhận được đơn kêu cứu từ ông Võ Thành Long, là cha của nạn nhân Võ Chí Công (sinh viên Đại học Luật TP.HCM) bị tai nạn giao thông vào ngày 29/2 trên đường Võ Chí Công (TP Thủ Đức).

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình CSGT: Không nên ngạc nhiên, miễn sao minh bạch và khách quan

Bỏ quy định ghi âm, ghi hình CSGT: Không nên ngạc nhiên, miễn sao minh bạch và khách quan

Thông tư 46 của Bộ Công an sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11 tới đây. Thông tư này bãi bỏ quy định cho phép người dân giám sát quá trình làm việc của lực lượng cảnh sát giao thông bằng hình thức ghi âm, ghi hình.

Cần thiết cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ 16 - 18 tuổi

Cần thiết cấp chứng chỉ lái xe cho trẻ 16 - 18 tuổi

Mới đây đại diện Ủy ban ATGT QG đề xuất trẻ từ 16-18 tuổi cần được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy; do Luật Trật tự ATGTĐB có hiệu lực từ 1/1/2025 yêu cầu nhóm thanh thiếu niên cần phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện.

141 trắng đêm bắt quái xế

141 trắng đêm bắt quái xế

Trước những bức xúc của dư luận về vấn đề vi phạm trật tự an toàn giao thông của các nhóm “quái xế” những ngày qua, lực lượng CSGT, Công an TP. Hà Nội đã liên tục tăng cường các lực lượng, triển khai nhiều biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm này.

FED tiếp tục giảm lãi suất, sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

FED tiếp tục giảm lãi suất, sẽ tác động thế nào đến Việt Nam?

Theo các chuyên gia, khi Fed hạ lãi suất, đồng USD sẽ xuống giá, tác động tích cực tới Việt Nam, tuy nhiên ở lần điều chỉnh này, tác động là không đáng kể.

Nghề ”làm cha mẹ”

Nghề ”làm cha mẹ”

Việc ngăn chặn con trẻ vi phạm pháp luật phải bắt đầu từ gia đình, bởi cha mẹ là người gần gũi, thấu hiểu con sẽ có các biện pháp nhắc nhở, dạy dỗ con phù hợp.

Nông nghiệp hữu cơ, mục tiêu 2025 của TP.HCM liệu có thể đạt được?

Nông nghiệp hữu cơ, mục tiêu 2025 của TP.HCM liệu có thể đạt được?

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích sản xuất hữu cơ sẽ chiếm khoảng 2,5 đến 3% diện tích sản xuất nông nghiệp. Giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ so với sản phẩm thông thường khoảng 1,8 lần.