Sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dự thảo Nghị định quy định về Y tế xã, phường, thị trấn gồm 8 điều: Tổ chức của Y tế xã; Chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã; Điều kiện bảo đảm hoạt động của Y tế xã; Nhân lực của Y tế xã; Hiệu lực, Trách nhiệm thi hành;…
Theo dự thảo, tổ chức y tế xã, phường, thị trấn (trạm y tế cấp xã) là đơn vị y tế thuộc trung tâm y tế cấp huyện, được thành lập theo đơn vị hành chính cấp xã. Đối với xã có quy mô dân số từ 25.000 trở lên hoặc có địa hình giao thông đi lại khó khăn hoặc địa bàn xã quá rộng; cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập phân trạm y tế xã và đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định.
Điều 4 trong dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, đó là: thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; quản lý toàn diện sức khỏe cá nhân trên địa bàn; quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, dinh dưỡng cộng đồng; thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình y học gia đình; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại; chăm sóc sức khỏe sinh sản; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; cung ứng thuốc thiết yếu; truyền thông giáo dục sức khỏe; tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trên địa bàn;…
Điều kiện bảo đảm hoạt động của y tế xã được đề cập tại Điều 5. Theo đó, trạm y tế xã có trụ sở riêng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, kinh phí và các điều kiện bảo đảm, đáp ứng đủ cho việc thực hiện các nhiệm vụ vừa nêu.
Cũng theo dự thảo Nghị định, người làm việc tại trạm y tế xã là viên chức, số lượng được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương. Định mức số lượng người làm việc của trạm y tế là 5 người/trạm, điều chỉnh theo quy mô dân số và địa lý. Việc ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Bộ Y tế đề xuất quy định này áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Dự thảo Nghị định quy định về Y tế xã, phường, thị trấn đang được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và nhân dân. Dự thảo Nghị định sẽ được gửi, xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ XÃ
Vì sao Bộ Y tế đề xuất thực hiện quy định mới về y tế xã, phường, thị trấn? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) - đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định.
PV: Xin ông cho biết về sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định này?
PGS. TS Nguyễn Tuấn Hưng: Trước năm 2014, y tế xã, phường, thị trấn thực hiện theo Quyết định 58 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 117 năm 2014 ra đời đã tạo bước ngoặt cho trạm y tế cấp xã, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ cũng như chính sách đối với nhân viên làm việc tại trạm y tế cấp xã.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế và các văn bản chỉ đạo, chúng tôi đã phối hợp, đánh giá lại gần 10 năm thực hiện Nghị định 117. Sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, có những mặt mạnh, có những bất cập khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã.
Chỉ thị 25 của Trung ương về tăng cường y tế cơ sở trong thời gian tới có nhấn mạnh việc Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế Nghị định 117. Quốc hội cũng đã có Nghị quyết 99 cùng nhiều nghị quyết khác liên quan, thành lập trạm y tế xã sẽ không theo địa giới hành chính cấp xã nữa, mà một số nơi sẽ thực hiện theo dân số.
Chủ trương, chính sách hiện hữu là sáp nhập địa giới hành chính tuyến huyện, tuyến xã cũng có những tác động liên quan, phải thay đổi một số nội dung của Nghị định 117 trước đây.
Về chức năng, nhiệm vụ, một là những hoạt động tăng cường hơn nữa quản lý sức khỏe hộ gia đình, phát hiện sớm dịch, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ ở cộng đồng một cách thuận lợi nhất, gần dân nhất.
Hai là một số xã, phường, thị trấn đang tiến hành sáp nhập địa giới hành chính, một xã được sáp nhập có cần tồn tại cả 3 trạm y tế xã hay không? Hay chỉ có 1 trạm y tế và các điểm trạm để trạm y tế, trung tâm y tế sẽ phân công người trực tiếp làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân tại cộng đồng, cũng như nắm bắt tất cả vấn đề về y tế dự phòng, dân số, an toàn thực phẩm,… một cách nhanh nhất, chính xác nhất và hiệu quả nhất? Từ đó có đề xuất với các cấp có thẩm quyền liên quan chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó là những chế độ, chính sách với nhân viên y tế tại trạm để bảo đảm sự thu hút, duy trì nguồn nhân lực tại trạm y tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi thiếu nguồn nhân lực là bác sĩ, người dân khó tiếp cận các dịch vụ y tế.
PV: Ban soạn thảo kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định nếu được ban hành?
PGS. TS Nguyễn Tuấn Hưng: Chúng tôi hy vọng dự thảo Nghị định mới sẽ đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế; đề xuất một số chính sách đối với nhân viên y tế tại trạm để bảo đảm sự thu hút, duy trì.
Thứ nhất, đảm bảo đáp ứng được chủ trương của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế, phù hợp một số văn bản, luật, nghị định,… và đảm bảo sáp nhập địa giới hành chính cấp xã.
Thứ hai, sẽ có phổ rộng hơn trong chức năng, nhiệm vụ, từ khám, chữa bệnh, quản lý sức khỏe toàn dân trong cộng đồng, rồi làm thế nào để quản lý tốt hơn nữa y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, an toàn thực phẩm,…
PV: Xin cảm ơn ông!
CHẤT LƯỢNG, NHU CẦU BÁC SĨ TẠI TRẠM Y TẾ XÃ
Những đề xuất về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các điều kiện bảo đảm hoạt động và nhân lực của y tế xã, phường, thị trấn được đề cập trong dự thảo Nghị định liệu đã phù hợp hay cần điều chỉnh những gì? PV VOV Giao thông phỏng vấn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bác sĩ Trần Khánh Thu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình về nội dung này.
PV: Bà có đánh giá thế nào về các nội dung đáng chú ý của dự thảo Nghị định này?
ĐBQH Trần Khánh Thu: Sau đại dịch COVID-19, một loạt văn bản của Đảng, Nhà nước đã đề cao vai trò của y tế xã, phường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chức năng, nhiệm vụ như trước kia thì chưa thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Chính vì thế, quy định mới về y tế xã, phường, thị trấn là hết sức cần thiết.
Trong hệ thống y tế, trạm y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị đầu tiên thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng. Nghị định này đảm bảo khắc phục được những tồn tại trong thực tế vừa qua. Cấu trúc của dự thảo nghị định mà tôi nghiên cứu thì cơ bản đáp ứng được.
Về hệ thống y tế, đây là cấp mà nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng vai trò, nhiệm vụ lớn, hết sức nặng nề.
Bên cạnh đảm bảo chuyên môn thì còn các vấn đề về truyền thông, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao sức khỏe để đáp ứng được các công tác dự phòng, phòng dịch. Cho nên, những quy định về nhân lực ở đây đã khác với những quy định trước kia, khá rõ ràng, có định mức cũng như tiêu chuẩn đối với nhân lực làm ở đây.
Tuy nhiên, tôi thấy sẽ phù hợp hơn nếu căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ ở địa bàn với số lượng dân cư cụ thể, chứ không phải cứ mặc định 5 cán bộ/trạm ý tế và sau đó, dân số tăng thêm bao nhiêu thì tăng thêm 1 nhân lực. Bởi vì các xã, phường ở vùng đồng bằng, trung tâm, có nhiều cơ sở y tế thì nhu cầu về con người và các chức năng, nhiệm vụ chưa chắc đã nặng nề bằng các vùng sâu, vùng xa, miền núi.
Thậm chí, trên cùng một địa bàn, số lượng dân cư không nhiều nhưng khoảng di chuyển và những tác động khác có thể dẫn đến cần nhân lực thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn. Có lẽ ban soạn thảo cũng cần cân nhắc thực trạng, thực địa ở các cơ sở y tế, và đánh giá hiệu quả của các hoạt động y tế hiện nay để bố trí nhân lực phù hợp.
Liên quan vấn đề nhân lực, ở đây mới chỉ nói đến số lượng. Số lượng người chưa chắc đã thiếu, nhưng quan trọng nhất hiện nay là chất lượng cũng như nhu cầu bác sĩ tại các trạm y tế.
PV: Theo bà, nếu dự thảo Nghị định được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào?
ĐBQH Trần Khánh Thu: Việc ban hành nghị định này để thêm các căn cứ pháp lý vững chắc hơn. Nếu nghị định ban hành, thực hiện đầy đủ các quy định cũng như bố trí đầy đủ nguồn lực thì tôi nghĩ nó sẽ có tác động khá rõ ràng với hệ thống, tăng cường năng lực cho hệ thống y tế xã, phường, thị trấn, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt nhất.
Trạm y tế xã, phường sẽ thực hiện được đúng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống y tế cơ sở ban đầu quản lý sức khỏe cho người dân.
Thứ hai, sau một thời gian chúng ta thay đổi, đồng nhất mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức, sáp nhập nhân viên dân số để quản lý thì có lẽ là sau Nghị định này, một “bài toán” sẽ giải được là cán bộ dân số cũng sẽ là một cán bộ y tế.
Mặc dù làm nhiệm vụ ở trạm y tế, làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhưng vì chức danh mà họ chưa được đảm bảo quyền lợi của một cán bộ y tế. Tôi nghĩ Nghị định này được ban hành sẽ tháo gỡ khó khăn, tạo động lực cho những cán bộ này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
PV: Xin cảm ơn bà!
Sau 10 năm thực hiện Nghị định 117, bên cạnh những thành công trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và phòng, chống dịch bệnh, trạm y tế xã còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhân lực và năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh dân số ngày một gia tăng, mô hình bệnh tật thay đổi, tốc độ già hóa dân số cao…
Đáng chú ý, tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế giảm từ 97,5% xuống 71% trong giai đoạn 2015-2020; giảm hơn 2.200 bác sĩ làm việc ở trạm y tế xã trong giai đoạn 2018-2021. Khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân, dẫn đến quá tải ở bệnh viện tuyến trên.
Bên cạnh đó, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã cũng phần nào ảnh hưởng khả năng tiếp cận của người dân ở các trạm y tế xã khu vực miền núi, khi địa bàn xã sau sáp nhập trở nên rộng hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng nghị định mới quy định về y tế xã, phường, thị trấn là yêu cầu cấp thiết.
Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này? Nếu dự thảo Nghị định được ban hành thì sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho dự thảo qua hotline: 024.37.91.91.91, fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Từ và thứ Bảy hằng tuần trên FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast.
Chiều 30/11, với 92,48% đại biểu bỏ phiếu tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngõ Trạm bây giờ thực chất chỉ là một nhánh nhỏ của Ngõ Trạm "gốc" xưa kia, bây giờ là phố Hà Trung. Ngõ bắt đầu từ bên hông chợ Hàng Da, lối ngã ba một bên là phố Hà Trung, kéo ra đến đường Phùng Hưng, con ngõ không dài lắm, nhưng khá rộng rãi...
Có nhiều nguyên nhân khiến hành khách chưa thật mặn mà với phương tiện vận tải hành khách công cộng, như: Chất lượng dịch vụ chưa cao; Lộ trình không phù hợp; Thời gian chờ xe buýt ở nhiều tuyến còn kéo dài...
Dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa được khởi công cuối năm 2022, với tổng mức đầu tư 4.848 tỉ đồng dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại tiến độ thi công công trình vẫn gặp vướng vì mặt bằng thi công.
Sau hơn nửa năm thông xe, rác thải đã xuất hiện tại cầu thép mới nút giao Mai Dịch trong thời gian dài mà không được thu dọn.Hãy cùng VOV Giao thông trò chuyện với người tham gia giao thông về tình trạng này để tìm hiểu những băn khoăn của họ.
Chiều 30/11, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết), Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Ở đất Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang có một lăng mộ đã gần 100 năm tuổi được giới chuyên gia khảo cổ định giá …3000 lượng vàng. Câu chuyện về ngôi mộ “độc nhất vô nhị” được râm ran kể trong những lúc “trà dư tửu hậu” nhanh chóng thu hút nhiều nhà sử học, du khách đến tham quan, nghiên cứu.