Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Vẽ bậy lên các công trình công cộng, sao không xử lý triệt để?

Nhất Hoàng - Trọng Điển: Thứ tư 10/05/2023, 14:15 (GMT+7)

Thời gian qua, nhiều công trình trọng điểm ở TP.HCM liên tục bị bôi bẩn, vẽ bậy ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Mới đây nhất là các toa tàu của dự án metro số 1 bị vẽ bậy lần thứ 2. Dư luận bất bình đặt câu hỏi: Chẳng lẽ chúng ta lại "bó tay" với nạn vẽ bậy này?

Đã đến lúc, cần phải có giải pháp quyết liệt để xử lý hành vi này. Trong đó, việc tăng nặng khung hình phạt để răn đe các đối tượng là điều cần thiết. 

Tại TP.HCM, các công trình công cộng, các bức tường trên nhiều đường phố bị bôi bẩn, vẽ bậy.

Tại TP.HCM, các công trình công cộng, các bức tường trên nhiều đường phố bị bôi bẩn, vẽ bậy.

Tại TP.HCM, không khó để bắt gặp những “bức tranh” vô nghĩa với diện tích lớn, nét vẽ nguệch ngoạc, nhem nhuốc trên cửa nhà dân, thành cầu, trụ điện hay thậm chí là thùng rác…Bức xúc hơn là tại những công trình công cộng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước như: phố đi bộ Nguyễn Huệ, Thảo Cầm Viên… cũng không thoát khỏi cảnh bị bôi bẩn. Tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian qua khiến nhiều người dân bức xúc.

"Vẽ nguệch ngoạc trên tường, trên lan can thì em thấy không có hợp lý, không có nghệ thuật gì hết, nghệ thuật thì cũng vào chỗ nào đó thôi chứ. Tại cây cầu này giống như là tham quan của khách du lịch nước ngoài luôn rồi mà, cho nên không có gì gọi là đẹp hết.

"Đây là do ý thức của mỗi người thôi, còn không biết những người vẽ này ý thức như thế nào, chứ theo cá nhân tôi thì tôi thấy nó rất là tệ…"

Tình trạng vẽ bậy còn nghiêm trọng hơn khi xuất hiện trên những công trình trọng điểm của thành phố. Giữa năm 2022 vừa qua, sau khi đưa vào sử dụng không lâu, cầu Thủ Thiêm 2 (nối giữa quận 1 và TP. Thủ Đức), đã xuất hiện hàng chục những hình vẽ chằng chịt. Nét vẽ bằng sơn xịt màu đỏ và đen, mang bóng dáng của graffiti.

Một đoàn tàu của tuyến metro số 1 đặt trong depot Long Bình bị vẽ hình nguệch ngoạc bằng sơn nhiều màu lên thân tàu.

Một đoàn tàu của tuyến metro số 1 đặt trong depot Long Bình bị vẽ hình nguệch ngoạc bằng sơn nhiều màu lên thân tàu.

Trước đó, vào tháng 6/2022, cũng tại khu vực depot Long Bình, 2 đoàn tàu cũng bị vẽ bậy ở phần thân và đầu toa tàu với nhiều hình thù khác nhau.

Lý giải về nguyên nhân tàu metro bị vẽ bậy, ông Hoàng Mai Tùng (Phó Giám đốc ban quản lý dự án 1 thuộc Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) cho biết, do toa số 2, đoàn tàu số 3 có một số sự di chuyển về khu vực đường ray gần tiếp giáp với khu vực nhà dân tại depot nên có khả năng những người ở ngoài thâm nhập. Hiện chủ đầu tư đã tăng cường nhiều giải pháp để bảo vệ.

“Về phía chủ đầu tư và nhà thầu đã tăng cường thêm nhân sự bảo vệ, cũng như bố trí ca trực dày đặc thêm. Cái thứ 2 là tăng cường hơn nữa cái hệ thống camera quan sát, phủ khắp khu vực depot. Và tăng cường hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là khu vực tiếp giáp với những nhà dân lân cận", ông Hoàng Mai Tùng nói. 

Theo Luật Sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM), việc vẽ lên tài sản công cộng thuộc quyền quản lý của nhà nước hoặc tài sản của một cá nhân nào đó mà không được sự cho phép, thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính thậm chí là truy cứu tránh nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ.

"Đây là tài sản của nhà nước phục vụ cho công cộng. Do đó, những hành vi này là hành vi vô ý thức và vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, là bởi vì vẽ lên công cộng. Thì có thể bị xử phạt hành chính và nếu như tài sản đó mà bị hư hỏng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội huỷ hoại tài sản của tổ chức và cá nhân..”, luật sự Hậu cho biết.

Đồng quan điểm, luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng tàu metro số 1 là công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, phát triển kinh tế- xã hội thành phố, được bảo vệ nhiều lớp nhưng vẫn có người cố ý vào vẽ bậy lên toa tàu, gây bất an, bất bình trong dư luận và rõ ràng đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Từ đó cho thấy đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm, về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

“Theo quy định của điều luật thì người phạm tội sẽ bị xử lý ở mức thấp nhất là phạt tiền từ 10 đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ từ 6 đến 3 năm, phạt tù từ 6 đến 3 năm. Và trong trường hợp mà gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý ở khung cao nhất là phải tù từ 10 đến 20 năm. Ngoài ra thì còn chịu trách nhiệm về mặt dân sự thì người vi phạm gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ chi phí để khắc phục cái thiệt hại đó, và thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường toàn bộ", luật sư Đỗ Trúc Lâm cho

Tại khu vực Hồ Con Rùa- một công trình mang tính lịch sử, văn hóa cũng bị bôi bẩn không thương tiếc...

Tại khu vực Hồ Con Rùa- một công trình mang tính lịch sử, văn hóa cũng bị bôi bẩn không thương tiếc...

Liên quan đến vấn đề này, công an TP.HCM đã chỉ đạo điều tra xử lý tình trạng vẽ bậy tại các công trình giao thông công cộng trên địa bàn. Riêng vụ việc tàu metro số 1 bị bôi bẩn, Công an TP đã có chỉ đạo phối hợp với Công an TP Thủ Đức để điều tra xử lý, nếu thiệt hại gây ra có yếu tố hình sự thì sẽ có hình thức răn đe và xử lý nghiêm.

Thượng tá Lê Mạnh Hà (Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM) nhấn mạnh: “Đây là vụ việc rất đáng phê phán, làm mất mỹ quan, làm hư hỏng tài sản nhà nước và thể hiện coi thường pháp luật của 1 số đối tượng. Thì giám đốc công an thành phố đã chỉ đạo là công an TP. Thủ Đức tích cực điều tra xác minh, phối hợp với các đơn vị liên quan để làm rõ vụ việc…”.

Có thể thấy, việc bôi bẩn, vẽ bậy lên các công trình trọng điểm là hết sức nghiêm trọng cần phải được xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật, ý thức tôn trọng các công trình công cộng. Riêng việc vẽ bậy lên toa tàu metro, cũng cần đặt ra trách nhiệm đối với đơn vị được giao giám sát và quản lý tài sản.

11 / 11 Theo người dân, những hình vẽ phun sơn này đã tồn tại một thời gian dài. Mặc dù người dân đã cố gắng chà hoặc sơn lại cho sạch sẽ nhưng rồi đâu cũng vào đó, các hình vẽ xuất hiện trở lại chỉ sau vài ngày.

11 / 11 Theo người dân, những hình vẽ phun sơn này đã tồn tại một thời gian dài. Mặc dù người dân đã cố gắng chà hoặc sơn lại cho sạch sẽ nhưng rồi đâu cũng vào đó, các hình vẽ xuất hiện trở lại chỉ sau vài ngày.

Chấm dứt hành vi nhân danh nghệ thuật để vẽ bậy, bôi bẩn đường phố

Lạm dụng và nhân danh nghệ thuật để vẽ bậy và bôi bẩn đường phố đang là trào lưu phổ biến xuất hiện ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều đô thị lớn trong cả nước. Người ta không chỉ vẽ trên tường, thành cầu, khu dân cư mà còn cả ở cột điện, tủ điện; các nắp cống; thậm chí kể các cột nước, ống nước.

Có nơi hình vẽ dung dị, dễ hiểu, màu sắc êm dịu,dễ chịu; tạm thời chấp nhận được. Nhưng ngược lại nhiều hình vẽ loằng ngoằng, luận mãi không ra chữ gì, hình thù gì; vừa rối rắm, rối trí lại khiến mắt người nhìn tưng tức, khó chịu. Khi thời tiết vào mùa hè nóng bức, xe cộ rồng rắn, chen chúc; bắt gặp các hình vẽ này trên đường phố càng thêm bức bối, ngột ngạt, căng thẳng.

Nghệ thuật tranh vẽ đường phố hay còn gọi là graffiti đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Có nước cho phép, ủng hộ, coi là tác phẩm nghệ thuật; có nước lại cho là bất hợp pháp; thậm chí cấm gần như tuyệt đối vì gây xáo trộn, hoang mang và mang tính phá hoại. Nói điều này để thấy, dù có tuổi đời khá lâu nhưng đến nay, nghệ thuật vẽ đường phố vẫn còn gây nhiều tranh cãi; lằn ranh đúng sai nhiều nơi chưa rõ ràng.

Tại nước ta, dù chưa có quy định cụ thể về nghệ thuật này nhưng không thể phủ nhận những họa sĩ đường phố có tâm, có tầm, luôn chủ động xin phép và vẽ một cách nhiệt tình, đầy đam mê, sáng tạo. Những hình vẽ che đi các nắp cống gồ gề, những khiếm khuyết của bức tường; hay phủ màu xanh dễ chịu ở từng nơi nhà chờ, trạm xe buýt. Các thông điệp của bức tranh nhẹ nhàng, tạo ấn tượng, đi vào lòng người; đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu.

Đây chính là những nghệ sĩ garaffini chân chính. Họ không chỉ thể hiện sự đam mê, thỏa sức sáng tạo của mình qua từng nét vẽ, bức tranh mà còn mong muốn tạo ra các giá trị nghệ thuật đích thực để cộng đồng, chiêm ngưỡng, thưởng thức. Những việc làm của họ luôn được đề cao và ghi nhận; có nơi còn vinh danh và khuyến khích.

Ngược lại, việc nhiều người lợi dụng nghệ thuật đường phố để vẽ trộm; vẽ lung tung đang gây lên sự bất bình rất lớn đối với cộng đồng và toàn xã hội. Đỉnh điểm là sự vi phạm, thậm chí là xâm phạm tài sản nhà nước, tài sản công dân khi vẽ lên cả toa tàu Metro đang được bảo vệ, trông giữ cũng như nhiều nhà của người dân khác ở TP.HCM thời gian vừa qua. Những hàng động lén lút; mờ ám này phải bị lên án và xử lý; không nhân nhượng. Chỉ vì thú vui bất thường, thậm chí là tầm thường của mình; những người vẽ này đang làm hoen ố đi hình ảnh của nghệ thuật garaffini cao thượng, sống động, làm đẹp đường phố; làm đẹp cho đời.

Hiện nay, Công an TP.HCM đang vào cuộc, điều tra rốt ráo để xử lý người cố tình vẽ bẩn trên toa tàu Metro trên tinh thần không né tránh, khoan nhượng; tạo sự nghiêm minh của luật pháp. Việc làm này được công luận ủng hộ.

Vấn đề còn lại là sự chấp hành tuân thủ của những người vẽ tranh đường phố; nếu cố tình, bất chấp quy tắc, luật pháp tiếp tục các hành vi bôi bẩn, vẽ bậy trên các công trình công cộng, nhà dân chắc chắn sẽ bị lên án và xử lý nghiêm khắc. Những người vẽ có trách nhiệm; khi vẽ là xin phép; đầu tư nghệ thuật nghiêm cẩn; hình vẽ có giá trị cho cộng đồng sẽ được đón nhận, vinh danh. Lằn ranh giữa nghệ thuật và phá hoại đôi khi mong manh nhưng nếu biết vượt qua các cám dỗ, thú vui tầm thường thì chính là nghệ thuật garrafiti sinh động và hấp dẫn; được công chúng và cơ quan quản lý hoan nghênh và ngược lại.

Về phía các đơn vị quản lý nhà nước về lâu dài cũng cần thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và định hướng cho sự phát triển nghệ thuật vẽ tranh đường phố một cách căn cơ, bài bản; để đưa garraffini vào hoạt động trong khuôn khổ, quy định; không thả nổi để nhiều người vẽ tự tung tự tác vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng, vi phạm pháp luật như thời gian vừa qua.

Nhất Hoàng - Trọng Điển/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.