Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Va chạm, TNGT trên cao tốc vì sao vẫn phức tạp?

Kênh VOV Giao thông: Thứ sáu 08/09/2023, 09:01 (GMT+7)

Có những tuyến cao tốc mỗi năm xảy ra gần 200 vụ va chạm, tai nạn giao thông. Nghỉ lễ hoặc cuối tuần, sự cố xảy ra liên tiếp. Chỉ riêng đợt nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua, 6 vụ va chạm xảy ra trên cùng một tuyến cao tốc, gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Vì sao va chạm, TNGT trên cao tốc vẫn diễn biến phức tạp, dù đây được coi là một trong những cấp đường an toàn nhất? Lỗi tại lái xe, hay còn những tác nhân nào?

TỌA ĐÀM trên VOV Giao thông FM 91Mhz, 12h30', thứ Sáu (08/09/2023): “Va chạm, TNGT trên cao tốc vẫn phức tạp, vì sao?"

Với sự tham gia của các khách mời: PGS. TS Phạm Việt Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương, Đại học Y tế công cộng và ông Nguyễn Mạnh Thắng - Quản trị viên diễn đàn Otofun.vn.


Mong manh cao tốc

Thường xuyên lưu thông trên các tuyến cao tốc, tài xế công nghệ Nguyễn Văn Tuấn (ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) rất bất bình vì tình trạng xe chạy “rùa bò” ở làn tốc độ cao, nếu tài xế không giữ khoảng cách an toàn hoặc chuyển làn đột ngột cũng rất dễ dẫn đến va chạm, TNGT:

"Bây giờ cao tốc không hẳn là an toàn, mà thật ra rất nguy hiểm. Tình trạng ở làn ngoài toàn 100km/h nhưng toàn xe đi 50-60km/h, như hôm qua em đi cao tốc Hà Nội – Ninh Bình cũng thế, gặp con xe đi khoảng 40 cây, các xe khác đi khoảng 80 -90 km, phản xạ làm sao kịp nếu không phản xạ kịp thì húc là chuyện bình thường".

Tài xế Nguyễn Xuân Đức, ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng thường xuyên bắt gặp những xe chạy không đúng tốc độ tối đa cho phép, gây nguy hiểm cho những phương tiện khác:

"Khi chạy trên cao tốc, tốc độ nó phải đều, tức là người ta phải phân làn rõ ràng, ví dụ làn cho chạy 120 thì chạy chậm hơn phải vảo làn trongđể tránh tình trạng người ta phải chuyển làn để vượt, sau đó lại phải đảo lại làn chạy tốc độ cao. Vì thế nguy cơ ở cao tốc chỉ khoảng 2 giây thôi là xảy ra tai nạn. Nguy cơ rất cao vì phải chuyển làn liên tục, nguy hiểm lắm".

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến va chạm, TNGT trên cao tốc là do hành vi của người điều khiển phương tiện

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến va chạm, TNGT trên cao tốc là do hành vi của người điều khiển phương tiện

Thống kê của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho thấy, riêng năm 2022, trên cao tốc TP. HCM- Long Thành – Dầu Giây đã xảy ra 188 vụ va chạm, TNGT, làm chết 4 người, bị thương 27 người. 6 tháng đầu năm 2023, trên tuyến này cũng xảy ra 87 vụ va chạm, TNGT, làm chết 1 người, bị thương 2 người.

Chỉ riêng đợt nghỉ lễ 2/9 vừa qua, trên tuyến này cũng xảy ra 6 vụ va chạm, gây ùn ứ giao thông nghiêm trọng. Đánh giá về tỷ lệ và diễn biến phức tạp của tình hình TNGT trên các tuyến cao tốc do đơn vị quản lý, ông Bùi Đình Tuấn, trưởng Ban Giám sát của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết:

"Ngày xưa nó ít bởi vì số lượng phương tiện tham gia giao thông trên cao tốc còn ít hơn, nhưng 2 năm gần đây, lượng xe cá nhân tăng trưởng nhiều, dẫn tới tham gia giao thông trên đường cao tốc, đặc biệt trong dịp lễ tết sẽ tăng rất nhiều, rất cao. Càng nhiều xe thì khả năng va chạm, TNGT sẽ nhiều hơn so với ngày xưa".

Với tuyến cao tốc tưởng như đẹp và hiện đại nhất Việt Nam như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, năm 2022 cũng xảy ra 14 vụ va chạm, TNGT. 8 tháng đầu năm 2023, con số này là 8 vụ.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và khai thác cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến va chạm, TNGT trên cao tốc là do hành vi của người điều khiển phương tiện:

"Có 3 nguyên nhân chủ yếu, thứ nhất là tình trạng kỹ thuật của xe không đảm bảo an toàn, thứ 2 là do hành vi của người lái xe; thứ 3 là do những nguyên nhân khách quan khác dẫn đến tai nạn. Trong 3 nguyên nhân đó thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do hành vi của người lái xe".

Theo ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, năm 2022, toàn tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ xảy ra 77 vụ va chạm, TNGT, con số này của 8 tháng đầu năm 2023 là 56 vụ. Ông Oánh cho rằng, so với mức độ gia tăng phương tiện ô tô thì việc tăng số vụ va chạm, TNGT trên tuyến là điều dễ hiểu.

Hiện trạng một số tuyến cao tốc không có dải phân cách và không có làn dừng xe khẩn cấp, rất nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông

Hiện trạng một số tuyến cao tốc không có dải phân cách và không có làn dừng xe khẩn cấp, rất nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông

Cao tốc thiếu an toàn, trách nhiệm thuộc về ai?

Theo PGS-TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, va chạm và tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc thường liên quan tới các yếu tố là chất lượng công trình; hành vi người lái xe và đặc biệt là vấn đề tổ chức giao thông:

“Hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông và thông tin cung cấp tổ chức giao thông có ảnh hưởng đến tai nạn và va chạm giao thông trên đường cao tốc vào dịp nghỉ Lễ tăng lên. Vào những dịp nghỉ Lễ, mật độ phương tiện tăng cao thì khuyến cáo các phương tiện hạn chế việc đảo làn.

Nếu muốn đi làn 80 hay 100km thì cần đi đúng làn đó bởi việc đảo làn đã được nghiên cứu chứng minh làm giảm tốc độ lưu thông và giảm số lượng phương tiện di chuyển qua một mặt sàn và làm tăng nguy cơ va chạm giao thông.

Cục Đường cao tốc bây giờ cần nghiên cứu và điều chỉnh quy định để trong 1 đường cao tốc cần phân làn với tốc độ cao và tốc độ thấp”.

Trong khi đó, TS Doãn Minh Tâm, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đề cập tới bất cập từ các tuyến đường được gắn mác “cao tốc” nhưng hiện chỉ có thiết kế mỗi bên chỉ có 1-2 làn xe, không có làn dừng khẩn cấp. Sau một thời gian đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều bất cập về tốc độ lưu thông và mức độ an toàn. Những bất cập này, các đơn vị chủ đầu tư cần cần sớm có giải pháp:

“Giới chuyên môn chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng phải nghiên cứu lại đường cao tốc phải đúng tiêu chuẩn, không được hạ cấp.

Những đường cao tốc hai làn xe, đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, không có trạm dừng nghỉ, hạ cấp đầu tư để giảm chi phí và tranh thủ được chiều dài nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây dựng đường và chất lượng khai thác, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông.

Đây là vấn đề của cấp Bộ và các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về vấn đề này”.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát Giao thông) cho biết, đơn vị luôn xác định nhiệm vụ tuyên truyền và có các giải pháp nhằm nâng cao an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc:

“Việc lưu thông trên đường cao tốc cũng đòi hỏi tuân thủ những quy định chặt chẽ, đặc thù riêng buộc người tham gia giao thông phải chấp hành tuyệt đối. Lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các cơ quan quản lý đường cao tốc để tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT; phối hợp với chính quyền, công an các địa phương ven đường cao tốc để triển khai các biện pháp phòng chống ùn tắc, phòng ngừa tai nạn và các vi phạm nhằm đảm bảo TTATGT trên đường cao tốc".

Từng bày tỏ lo lắng trên diễn đàn Quốc hội về hiện trạng một số tuyến cao tốc không có giải phân cách và không có làn dừng xe khẩn cấp, rất nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông; đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng, cần có những điều chỉnh trong quy định của pháp luật đối với đường cao tốc:

“Trong Luật quy định, trên đường cao tốc trong trường hợp dừng khẩn cấp lái xe phải dừng xe vào làn đường khẩn cấp nhưng trong thực tế một số tuyến đường cao tốc lại không có làn dừng khẩn cấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra những va chạm và tai nạn giao thông, đặc biệt trong dịp Lễ mà mật độ đông đúc, phương tiện đi lại dày với tốc độ cao.

Cần phải sửa các quy định của Luật cho đồng bộ với các Luật khác, đặc biệt tới đây là Luật TTATGT của Bộ Công an cần thống nhất giữa các Luật với nhau, tạo hành lang pháp lý để người người tham gia nắm được và tuân thủ các quy định trên đường cao tốc.

Thứ 2 là cần đồng bộ để khi triển khai xây dựng các dự án đường cao tốc mới thì cần làm đủ các tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Luật”.

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Diện mạo mới của cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khoác áo mới lung linh ánh sáng, kết hợp với các tác phẩm nghệ thuật giống như một đường "hầm thủy cung".

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Vì sao cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đối mặt nguy cơ không có đơn vị vận hành, bảo trì?

Những bất cập trong các thủ tục bàn giao lẫn việc thanh toán chi phí quản lý vận hành cho đơn vị phụ trách đã khiến tuyến đường này gặp nhiều khúc mắt khi bị cắt điện tại các nút giao lớn hay nghiêm trọng hơn là đứng trước nguy cơ không có đơn vị quản lý vận hành, bảo trì bảo dưỡng.

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

Đường lên Tây Bắc: Từ những chiếc xe đạp thồ đến máy bay A321

21 nghìn chiếc xe đạp thồ, hơn 3 vạn lượt dân công hỏa tuyến- trong số 26 vạn dân công cả nước, đã cùng với phương tiện vận tải cơ giới, vượt núi cao, vực sâu, đưa 25 nghìn tấn vũ khí, lương thực thực phẩm vào phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

Đến thời điểm này các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 đầu tiên tại Việt Nam sẽ ra đời vào tháng 9

Đây là sản phẩm được ra đời từ quá trình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với Diễn đàn Kinh tế thế giới và sẽ là trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 thứ 19 trên toàn thế giới

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Làm đường sắt đô thị trên làn BRT, có hợp lý?

Thông tin Hà Nội sẽ thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Liệu Hà Nội có nên “khai tử” buýt nhanh BRT ở thời điểm hiện tại? Ai chịu trách nhiệm khi xóa bỏ dự án nghìn tỷ này? Lựa chọn lần này của Thành phố là đường sắt đô thị sẽ đi về đâu?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Hà Nội làm gì để đẩy tiến độ cải tạo chung cư nguy hiểm cấp D?

Gần đây VOV Giao thông liên tiếp nhận được phản ánh của người dân Hà Nội về việc họ sẵn sàng di dời khỏi các chung cư cũ để cải tạo, xây mới, tuy nhiên điều khiến họ lo ngại nhất là thời gian xây dựng thường kéo dài, gây phiền hà và đảo lộn cuộc sống.