Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Vận tải thủy TP.HCM: Thừa tiềm năng, thiếu hạ tầng

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 21/03/2024, 08:08 (GMT+7)

TP.HCM có hơn 900 km đường thuỷ, tương đương 50% mạng lưới đường bộ và được kết nối với nhiều tỉnh, thành; có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả người dân và doanh nghiệp.  Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” trong phát triển...

Làm thế nào để "khơi dòng" vận tải thuỷ?

Mời các bạn đón nghe Diễn đàn 91 tuần này với chủ đề Vận tải thuỷ TPHCM: Thừa tiềm năng, thiếu hạ tầng phát sóng vào lúc 12h30-13h30, 21/03/2024 trên Kênh VOV Giao thông FM91Mhz, Fanpage VOV Giao thông và trên trang điện tử vovgiaothong.vn.

                           

Diễn đàn sự tham gia của các khách mời: Ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và PGS.TS Vũ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức - Trường Đại học Việt Đức.

  
DỒI DÀO TIỀM NĂNG NHƯNG HẠ TẦNG BẤT CẬP 

Nằm trên 5 nhánh sông: Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu và Soài Rạp; lại có các cảng lớn như Tân Cảng Hiệp Phước, cảng Sài Gòn Hiệp Phước… huyện Nhà Bè có tiềm năng và lợi thế rất lớn trong việc phát triển giao thông vận tải đường thủy.

Tuy nhiên, trong những năm qua, tiềm năng này vẫn chưa được “đánh thức” bởi nhiều khó khăn nội tại. 

Tiêu biểu là tình trạng vướng các công trình vượt sông, tĩnh không, khẩu độ quá thấp như cầu Tư Dinh bắc qua rạch Dư Dinh, nối rạch Ông Lớn và rạch Đỉa, cầu Phước Lộc, bắc qua kênh, rạch Đỉa khiến cho phương tiện thủy không qua lại được...

TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh mẽ vận tải thuỷ

TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh mẽ vận tải thuỷ

Theo ông Trần Đỗ Liêm - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, tình trạng cầu thấp ở huyện Nhà Bè nói riêng và TPHCM nói chung khiến cho các doanh nghiệp vận tải “ngại” đầu tư tàu thuyền lớn. Điều này, khiến cho năng suất vận tải không cao, không đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa của khu vực: “Thứ nhất là doanh nghiệp không có cơ hội phát triển, bởi vì cứ vướng cầu như thế thì cứ đóng tàu nhỏ như thế thì không phát triển lên được. Nếu có đóng thì đóng với trọng tải chui qua tất cả những cầu hiện nay thì trọng tải nhỏ chỉ khoảng 250 -300 tấn là đã cao rồi. Như thế, phương tiện cũng chạy được nhưng năng suất và hiệu quả của vận tải đường thủy nội địa không cao, giảm sự canh tranh với phương tiện đường bộ. Thứ 2 nữa là, nó lãng phí nguồn lực thiên nhiên, thiên nhiên ban tặng cho mình hệ thống sông nước như thế mà mình không tận dụng được"

Bên cạnh đó, hàng loạt vướng mắc khác như chưa có quy hoạch hệ thống bến thủy nội địa trên địa bàn, chưa có cơ chế khai thác, phát triển kinh tế ven sông kênh rạch phục vụ du lịch… cũng kìm hãm sự phát triển của giao thông thủy nội địa ở Nhà Bè.

z5264350124653_172957822fffe9f4df6e39e5fab74094


Ông Phan Xuân Anh - Giám đốc Công ty Thuyền Sài Gòn, doanh nghiệp khai thác tuyến đường thủy nội địa phục vụ du lịch bày tỏ, huyện Nhà Bè có nhiều thuận lợi hơn so với các quận huyện trên địa bàn TPHCM trong việc phát triển du lịch thủy do những dòng sông, dòng kênh ở Nhà Bè không bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, việc phát triển du lịch thủy vẫn gặp nhiều cản trở do thiếu hạ tầng bến bãi “có sông mà ko có đò, có đò mà ko có bến”. Thành phố cần sớm hoàn thiện quy hoạch bến bãi để doanh nghiệp có động lực tham gia đầu tư, khai thác phát triển vận tải và du lịch đường thủy: “Nhà Bè có sông mà có đò, là bởi vì các nhà đầu tư về bè về thuyền không có nhiều người nhiệt tình về đầu tư ở đó. Có đò mà không có bến là bởi vì để làm được 1 cái bến, có rất nhiều thủ tục về mặt hành chính, những cái quy định làm cho nó không khuyến khích được cái nhà đầu tư bỏ công bỏ sức vào đó để khai thác cái tuyến này.

Doanh nghiệp chúng tôi đề xuất UBND huyện Nhà Bè phải làm sao để thông thoáng trong việc tạo dựng bến để đò có thể cập vào. Thứ 2 nữa là phải bàn bạc với thành phố có những chính sách cho các nhà đầu tư người ta mạnh dạn vào đầu tư ở đó”

Ở góc độ địa phương, ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó chủ tịch UBND huyện Nhà Bè cũng thẳng thắn thừa nhận, việc thiếu hạ tầng bến bãi là “điểm nghẽn” lớn trong giao thông thủy, du lịch thủy trên địa bàn huyện. Ông Võ Phan Lê Nguyễn  cho biết thêm: “Hiện nay, chúng tôi cũng đang còn một vài những khó khăn để phát triển du lịch thủy. Chúng tôi cần một cái bến để khi tiếp nhận khách về. Việc này chúng tôi cũng đang phối hợp với sở GTVT để được tiếp nhận bến ở Phú Xuân và chúng tôi cũng đang trình cho TP một đề án khai thác quỹ đất ven sông để trên cơ sở thành phố cho các chỉ tiêu thì có thể triển khai để người dân người ta làm theo cái chỉ tiêu của TP cho để phục vụ cho du lịch”

Có thể thấy, để phát triển hệ thống đường thủy xứng tầm thì cần phải có nhiều “cú huých” về cơ chế chính sách, quy hoạch hạ tầng thì mới thật sự “đánh thức” được tiềm năng vốn có của các địa phương.

NGƯỜI TRONG CUỘC NÓI GÌ? 

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 (SaiGon Waterbus)

z5264350130992_0e249658702f22ff6802cdf044552b53


PV: Ông đánh giá thế nào về tiềm năng và lợi ích của việc đầu tư, phát triển vận tải, du lịch đường sông? 

Ông Nguyễn Kim Toản: Thiên nhiên đã ban tặng cho Thành phố chúng ta một dòng sông xinh đẹp, hệ thống sông, kênh rạch trải dài, rộng; các hướng đều kết nối được với nhau bằng hệ thống thuỷ lộ, giao thông và du lịch đường thuỷ rất phong phú.

Đây là một giá trị, cũng là một di sản Sài Gòn 300 năm trên bến dưới thuyền. Chúng ta cần kế thừa và gìn giữ, chuyển giao cho thế hệ mai sau. 

PV: Khi triển khai tuyến buýt đường sông, doanh nghiệp gặp những thách thức gì? 

Ông Nguyễn Kim Toản: Nguyên cớ có chương trình buýt đường sông bắt đầu từ thôi thúc làm sao kế thừa phát huy di sản của Tổ tiên. Bên cạnh đó, làm sao để người dân có điều kiện kinh tế khiêm tốn cũng có thể “chạm” vào sông nước. 

Vì chi phí du lịch đường sông rất đắt đỏ. Chi phí cấu thành sản phẩm du lịch cao, từ tiền xăng dầu, bến bãi, đóng tàu, bảo trì, bảo dưỡng, nhân sự... Nhưng khách quốc tế đến đủ khả năng kinh tế để trang trải các chuyến đi và đều thích các chuyến du lịch trên sông nước.

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 (SaiGon Waterbus)

Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1 (SaiGon Waterbus)

Trong khi đó, người dân của Thành phố mình, sinh ra và lớn lên ở đây lại rất ít khi được “chạm” vào dòng sông và thụ hưởng hồn cốt của dòng sông mang lại.

Đa vị trí thì đa lộ trình, điều này hoàn toàn khác với đường bộ. Muốn sử dụng tài nguyên sông nước thì phải có cửa mở ra sông, có nghĩa là bến bãi. Làm sao để có chương trình mà trong chương trình đó có chuỗi hạ tầng cảng bến theo các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây của Thành phố. Khi sông nước đa lộ trình thì sẽ phát triển. Đó là điều thôi thúc chúng tôi tạo ra dự án Saigon Waterbus.

Tuy nhiên, là đơn vị đi đầu, chúng tôi cũng gặp rất nhiều thách thức, khó khăn. Chúng tôi phải thuyết phục lãnh đạo Thành phố hiểu và đồng hành, hỗ trợ chương trình phát triển. 10 năm qua, những bước khó khăn nhất đã đi qua. Từ lúc đưa vào khai thác, vận hành năm 2017 vẫn đang được bà con ủng hộ. Nếu gặp khó khăn về chính sách, hạ tầng, quy hoạch thì Thành phố đều có chủ trương để dần tháo gỡ.

Càng ngày, chúng ta đã quay lại với dòng sông, trân trọng dòng sông. Như Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đã phát biểu trong chương trình Lễ hội sông nước TPHCM: “Chúng ta theo sông mà đến, nương sông mà ở, nhờ sông mà phát triển”. 

PV: Ông có những đề xuất gì để huy động sự phối hợp của các nguồn lực xã hội để hoạt động vận tải, du lịch đường sông hiệu quả? 

Ông Nguyễn Kim Toản: Chúng tôi là những người trong cuộc. Chúng tôi hiểu rõ đây không chỉ là câu chuyện đường hướng, mà còn là triển khai cụ thể trên thực tiễn. Nếu chỉ làm cho xong, làm tạm bợ, thì sẽ không đi đến đâu.

Cần làm một cách bài bản, có trách nhiệm, thuận theo tự nhiên, thuận theo lòng người. Có như vậy, cảnh quan, sinh khí, tâm hồn của mọi du khách, người dân sẽ rạng rỡ và “chạm” được vào dòng sông. Tôi muốn ai cũng là người trong cuộc để thụ hưởng. 

PV: Cảm ơn ông! 

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.