Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?

Quách Đồng: Thứ năm 21/03/2024, 06:13 (GMT+7)

Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.

Tuy vậy, rất nhiều người tham gia giao thông cũng mong muốn có các trạm kiểm tra nồng độ cồn miễn phí, để người dân chủ động trong việc kiểm tra, quyết định việc có tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới hay không.

Nếu tổ chức các trạm này, mô hình hoạt động sẽ như thế nào? Cần cân nhắc điều gì? PV VOV Giao thông đối thoại với Thạc sĩ Lê Văn Đạt, Trưởng phòng An toàn giao thông, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT xung quanh nội dung này.

Rất nhiều người tham gia giao thông cũng mong muốn có các trạm kiểm tra nồng độ cồn miễn phí, để người dân chủ động trong việc kiểm tra, quyết định việc có tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới hay không.

Rất nhiều người tham gia giao thông cũng mong muốn có các trạm kiểm tra nồng độ cồn miễn phí, để người dân chủ động trong việc kiểm tra, quyết định việc có tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới hay không.

PV: Thưa ông, hầu hết người dân đều tán thành việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức 0, và đông đảo người dân, tài xế cũng mong muốn có những điểm đo nồng độ cồn miễn phí. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Văn Đạt: Việc lập các điểm thử nồng độ cồn miễn phí cho người dân trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông cũng là một trong những ý tưởng hữu ích và có thể giúp cải thiện về ATGT.  

Việc lập các điểm thử nồng độ cồn miễn phí có thể sẽ giúp phát hiện sớm người lái có nồng độ cồn trước khi họ điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mặt khác, người lái nếu phát hiện không có nồng độ cồn thì sẽ tự tin tham gia giao thông và tránh được tâm trạng lo sợ, dẫn đến phân tâm khi điều khiển phương tiện, nó có thể tạo ra các tình huống, các rủi ro gây TNGT.

Hiện nay, lái xe mua các thiết bị thử nồng độ cồn thì có thể chất lượng không đảm bảo, cho nên vẫn có tâm lý lo sợ.

Thứ hai, cũng thông qua việc kiểm tra nồng độ cồn này thì người điều khiển phương tiện có thể sẽ nâng cao ý thức về việc không lái xe khi đã uống rượu bia và quan trọng nhất nếu người lái biết mình đã uống quá mức thì họ sẽ tìm cách khác để di chuyển hoặc là chờ đến khi họ không còn bị ảnh hưởng của cồn và giảm các rủi ro khi tham gia giao thông và như vậy sẽ giảm được TNGT.

PV: Theo ông, nếu ra đời điểm đo nồng độ cồn miễn phí này thì nên đặt ở đâu và tổ chức hoạt động như thế nào?

Ông Lê Văn Đạt, Trưởng phòng An toàn giao thông, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

Ông Lê Văn Đạt, Trưởng phòng An toàn giao thông, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

Ông Lê Văn Đạt: Trong trường hợp thiết lập các điểm thử nồng độ cồn miễn phí như này thì cần phải đảm bảo rằng các điểm đó được phân bố một cách rộng rãi và dễ dàng cho việc tiếp cận của người dân.

Cho nên chúng ta sẽ phải đặt ở những vị trí mà người dân có thể được tiếp cận nhiều nhất, như các khu vực đông dân cư, hoặc những khu vực trung tâm của các phường, các xã.

Như vậy, việc tiếp cận của người dân mới dễ dàng thì nó mới mang lại hiệu quả được.

Còn về phần cân nhắc, việc lập và duy trì các điểm thử nồng độ cồn nó cũng đòi hỏi nguồn lực, đặc biệt là vấn đề liên quan đến kinh phí, ngân sách, cần phải xem xét chi phí, hiệu quả của giải pháp này đến mức nào, nguồn lực lấy từ đầu và nguồn nào cho phù hợp.

Một trong những vấn đề quan trọng nữa đấy là việc đảm bảo rằng các điểm thử phải được phân bố một cách rộng rãi để có thể tiếp cận được nhiều người dân. Vấn đề người dân đi thử họ tự đi hay gọi phương tiện đi, hay nhờ người chở, rồi liên quan đến vấn đề quản lý như thế nào...

Đây là các vấn đề cần phải được xem xét một cách rất kỹ lưỡng. Ngoài ra cũng cần phải thuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm rằng việc kiểm tra không vi phạm quyền riêng tư của cá nhân.

Nói một cách chung, việc lập các điểm thử nồng độ cồn nó có thể giúp nâng cao ý thức về ATGT, tuy nhiên cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và tính hợp lý của giải pháp đề ra.

PV: Theo ông, có nên thí điểm mô hình này trước khi nhân rộng?

Ông Lê Văn Đạt: Đối với mỗi chính sách mới thì việc chúng ta triển khai thí điểm là rất cần thiết. Thông qua việc chúng ta triển khai thí điểm thì chúng ta sẽ đánh giá được hiệu quả cũng như sự thuận lợi, cũng như các điều kiện khác, mà trong quá trình chúng ta đề xuất chính sách chưa được bao quát, cho nên rất cần thiết về việc tiến hành thí điểm. Theo tôi là rất cần thiết.

Xin cảm ơn ông

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.