Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

TP.HCM vẫn mãi loay hoay 'tìm' người tài

Trọng Điển - Trọng Nghĩa: Thứ sáu 17/03/2023, 16:11 (GMT+7)

Vừa qua Sở Nội vụ TP.HCM cho biết, từ năm 2018 đến nay, thành phố chưa có sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ nào được thu hút, tuyển dụng để đào tạo nguồn cán bộ.

Lý giải về vấn đề này có thể thấy đa phần đây là đối tượng nhân lực có trình độ cao, thường được các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực công tìm kiếm, mời gọi về làm việc với mức thu nhập rất hấp dẫn, nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Vậy hiện tại góc nhìn của những sinh viên, cán bộ khoa học như thế nào? Sở ngành thành phố có giải pháp gì để thu hút được nguồn nhân tài trong thời gian tới?

Nhiều sinh viên tại các trường Đại học hiện nay khi được hỏi về tham gia làm việc tại khu vực công điều không mấy ‘mặn mà’. Đa phần các sinh viên đều hướng đến các doanh nghiệp nước ngoài hoặc đa quốc gia, vì các bạn cho rằng khi làm việc tại các khu vực ngoài công lập sẽ mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Bạn Nguyễn Văn Kế - Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM chia sẻ: "Ngoài cơ quan nhà nước ra thì bây giờ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đa quốc gia từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn có năng lực. Vậy nên không nhất thiết các bạn phải vào cơ quan nhà nước để làm việc. Nếu các bạn có năng lực phát triển thì đôi khi các công ty đa quốc gia sẽ mang lại cho các bạn nhiều cơ hội hơn".

Ngoài ra có một nguyên nhân cốt lõi khiến "chảy máu chất xám” khu vực công là vấn đề thu nhập và đãi ngộ. Những người có năng lực hiện nay thường sẽ không hài lòng về lương thưởng, cũng như cơ hội thăng tiến trong cơ quan nhà nước. Anh Phạm Văn Khánh hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài chia sẻ:

"Thực chất là do chính sách của nhà nước thôi. Tuy nhiên hầu như bây giờ với đời sống hiện đại thì mức thu nhập rất quan trọng vì họ phải trang trải rất nhiều. Mặt bằng chung giá cả hiện nay leo thang quá, tăng quá nên nhiều người hiện nay sẽ cần nhiều tiền để sử dụng hơn từ đó buộc người ta phải tìm một cái môi trường công việc mang lại cho họ nhiều tiền hơn cho nên nhiều người sẽ không mặn mà vào cơ quan nhà nước khi mức lương cố định. Hiện tại em đang làm cho công ty nước ngoài (của Mỹ) thì nhìn chung mức lương em cũng khá là tốt".

Nhiều sinh viên tại các trường Đại học hiện nay khi được hỏi về tham gia làm việc tại khu vực công điều không mấy ‘mặn mà’ (Ảnh minh họa: HCMBIOTECH)

Nhiều sinh viên tại các trường Đại học hiện nay khi được hỏi về tham gia làm việc tại khu vực công điều không mấy ‘mặn mà’ (Ảnh minh họa: HCMBIOTECH)

Trước sự ‘làm ngơ’ của không ít người tài đối với việc làm tại khu vực công. Vào năm 2014, TP.HCM đưa ra quyết định 5715 áp dụng 5 năm với chủ trương trải thảm đỏ mời nhân tài về làm việc cho các lĩnh vực trọng điểm.

Đến năm 2019, chương trình chuyển sang giai đoạn chính thức bằng quyết định 17 của UBND TP.HCM với nhiều chính sách thay đổi. Thế nhưng dường như mức lương vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với nhiều người.

Cụ thể lương hằng tháng của chương trình được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số của bảng lương. Với mức lương cơ sở hiện là 1,49 triệu đồng/tháng, chuyên gia có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư chỉ nhận lương hằng tháng 14 triệu đồng, các trường hợp còn lại nhận 13,1 triệu đồng. Mức lương này chỉ tương đương công nhân, kỹ sư lành nghề ở doanh nghiệp tư nhân.

Rõ ràng các quy định về chế độ, chính sách tiền lương, thu nhập là những yếu tố khiến TP.HCM gặp khó khăn trong việc phát hiện, tuyển dụng và giữ chân sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trong suốt 5 năm qua.

Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Sở khoa học và công nghệ TP.HCM nhận định với chính sách đãi ngộ như hiện nay, TP.HCM rất khó để tuyển người.

"Thấy còn nhiều sự bất cập thứ nhất là chế độ đãi ngộ không thực sự tương xứng với nền kinh tế thị trường. Thứ 2 là quy trình để thực hiện thì nó quá phức tạp. Ngoài ra thì thành phố cũng có nhiều hình thức để thu hút chuyên gia trong việc xây dựng thành phố tuy nhiên cách thức tổ chức thực hiện thì nó cũng chưa được bài bản".

Ngoài ra theo Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Quân – Giám đốc trung tâm công nghệ Sinh học TP.HCM cho rằng các cơ chế về tài chính, các quy định về sử dụng tài sản phục vụ cho nghiên cứu, phát triển cũng là một trong những rào cản khó thu hút người tài hiện nay:

"Các cơ chế về tài chính, các quy định về sử dụng tài sản, các sản phẩm hình thành trong nghiên cứu nó cũng còn rất nhiều sự vướng mắc và bất cập. Điều đó đã làm cho nhiều người cảm thấy khó triển khai được công việc một cách thuận lợi, trơn tru như người ta kỳ vọng".

Ảnh minh họa: MQ

Ảnh minh họa: MQ

Trước thực thế đáng báo động về việc khó thu hút nhân tài đến làm việc tại các khu vực công trong suốt thời gian qua. Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi cho biết, trong thời gian tới phía chính quyền thành phố sẽ có những cơ chế, chính sách nhằm kích thích đội ngũ tri thức đến và gắn bó làm việc tại các khu vực công:

"Chúng tôi sẽ có những cơ chế chính sách để động viên đội ngũ trí thức hiện tại trong đội ngũ hệ thống chính trị tại TP.HCM bằng cơ chế đào tạo, bằng cơ chế thu nhập tăng thêm, bằng cơ chế nhà ở và các quyền lợi khác về bổ nhiệm đề bạt, tham gia sâu hơn vào các chương trình của thành phố".

Để thu hút nhiều người tài về làm việc, theo Phó GS.TS Vũ Hải Quân – Giám đốc trường Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng ngoài vấn đề về cải thiện mức lương, đãi ngộ thì phía chính quyền thành phố cần có một cơ chế làm việc cũng như quy trình tuyển dụng đơn giản hóa.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần có cơ chế rộng thoáng để chuyên gia góp phần tạo ra các sản phẩm công nghệ và được tham gia đóng góp vào các dự án công trình của thành phố.

"Phải có một môi trường làm việc tốt. thứ 2 là họ phải có một cơ hội để được thăng tiến. ở đây không phải là thăng tiến chính trị không mà còn là thăng tiến trong khoa học. Và thứ 3 là họ phải được tham gia vào các dự án, công trình đóng góp cho sự phát triển của đất nước và cuối cùng mới là vấn đề về lương".

Có một thực tế là việc thu hút nhân tài vào khu vực công còn rất ít ỏi (Ảnh minh họa: HCMBIOTECH)

Có một thực tế là việc thu hút nhân tài vào khu vực công còn rất ít ỏi (Ảnh minh họa: HCMBIOTECH)

Có thể thấy việc thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng để phục vụ đất nước là nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết.

Để thu hút và giữ chân nguồn lao động chất lượng cao này, phía chính quyền TP.HCM cũng như các bộ ngành cần phải thay đổi cơ chế, nâng cao thu nhập và chính sách đãi ngộ mới có thể thu hút được đối tượng này.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận:“Đổi mới để thu hút người tài”.

 

TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước những năm qua đã thực hiện hàng loạt chính sách để thu hút người tài, người có trình độ, tay nghề chuyên môn cao vào làm việc tại khu vực công. Việc đãi ngộ về tiền lương, nhà ở, kể cả điều kiện làm việc và khả năng thăng tiến cũng được quan tâm đúng mức.

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vì vậy đã hưởng ứng và tham gia vào quá trình tuyển chọn này. Không ít người được đào tạo  bồi dưỡng trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi, nắm các vị trí chủ chốt của cơ quan, đơn vị; vươn lên là các chuyên gia đầu ngành;là hình mẫu cho tập thể học tập về khả năng làm việc, tinh thần cống hiến.

Góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ; nhất là các công việc liên quan đến đời sống của người dân.

Tuy nhiên, có một thực tế là việc thu hút nhân tài vào khu vực công còn ít ỏi. Điển hình là 5 năm qua, TP.HCM không thu hút được sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ về làm việc.

Trong lĩnh vực y tế, trước sức ép về công việc và tiền lương thấp, nhiều cán bộ ngành có thâm niên; y bác sĩ giỏi tay nghề đã rời bệnh viện công sang làm việc cho khu vực tư; dù trước đó họ được chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện kỹ càng, rất vững tay nghề.

Hay một khảo sát mới đây tại Đại học quốc gia TP.HCM cho thấy, chỉ có 10,21% sinh viên xuất sắc muốn đi làm cho cơ quan nhà nước. Đa số muốn làm việc cho các công ty nước ngoài và khu vực tư.

Đây là những con số rất đáng để suy ngẫm về vấn đề thu hút người tài vào khu vực công hiện nay. Nhiều người cho rằng, nhân tài vào làm việc trong khu vực công hay tư đều là cống hiến, đóng góp xây dựng cho đất nước, không nên so sánh và lo lắng thái quá.

Điều này cũng chỉ đúng một phần. Bởi thực tế, cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan quản lý và cơ quan hành chính từ lâu luôn được coi là nơi dẫn đường cho sự phát triển. Đơn vị dẫn đường nếu không tuyển chọn được những người ưu tú sẽ khó đề ra các chiến lược có tầm nhìn để hướng dẫn, hỗ trợ.

Điển hình như trong cải cách thủ tục hành chính hiện nay, ở nhiều cơ quan quản lý, nhất là chính quyền cơ sở, số cán bộ nhân viên hiểu sâu, sử dụng tốt các ứng dụng công nghệ vào  giải quyết thủ tục hành chính cho người dân còn ít; tình trạng hồ sơ điện tử đã có nhưng không biết cách để xử lý trên môi trường số vẫn còn xảy ra.

Khả năng nắm bắt về chủ trương, chính sách còn nhiều hạn chế, nên khi giải quyết việc của dân, doanh nghiệp có khi đùn đẩy, thoái thác. Đội ngũ y, bác sĩ giỏi chạy ra khỏi khu vực tư chủ yếu người có thu nhập cao tìm đến điều trị.

Trong khi khu vực bệnh viện công phần đông là người nghèo, người có thu nhập thấp. Nếu đội ngũ y bác sĩ năng lực chuyên môn cao ít sẽ rất thiệt thòi trong việc khám và chăm lo sức khỏe.

Đây là những vấn đề đặt ra cụ thể, trước mắt trong chính sách và hành động để thu hút người giỏi, người tài vào khu vực công hiện nay.

Với người tài, người giỏi, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để giữ chân họ cần một chính sách về lương thưởng, thỏa đáng, thậm chí là cao, vượt trội; cộng với đó là môi trường và điều kiện làm việc tốt để họ được thể hiện các sáng tạo, khát vọng cống hiến. Là sự nghi nhận, đánh giá đúng, công bằng và cơ hội thăng tiến hợp lý khi họ đã có nhiều đóng góp. Đây là những đòi hỏi chính đáng đối với các nhân tài.

Vấn đề còn lại là chính quyền các địa phương,các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước về thu hút, trọng dụng nhân tài có duy trì và thực hiện đầy đủ các cam kết. Giúp người tài, người giỏi tâm huyết, yên tâm cống hiến và phụng sự.

Ở đây vai trò của người đứng đầu vừa mang tính quyết định, vừa là chỗ dựa để người tài có điều kiện phát triển.

Tránh để rơi vào tình trạng khi đón tiếp thì rình rang, trọng thị nhưng khi bố trí phân công giao việc lại lơ là, buông lỏng; không quan tâm, chăm sóc. Buộc nhân tài phải dứt áo ra đi. Đây là điều rất đáng tiếc trong giai đoạn cần người có tâm, có tầm và có tài như hiện nay.

Trọng Điển - Trọng Nghĩa/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

U80 nhảy hiphop

U80 nhảy hiphop

Hồ Gươm với không gian xanh mát, thoáng đãng giữa trung tâm thủ đô là địa điểm lý tưởng của các đội nhóm khắp nơi tìm về rèn luyện sức khỏe mỗi ngày.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.