Phụ huynh đề nghị cấm hẳn việc lái ô tô trong sân trường
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Là một trong những người có mặt từ sớm tại phiên toàn thể của Diễn đàn kinh tế TP.HCM lần thứ 5 vừa qua, ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HDQT công ty cổ phần Shinec dành sự quan tâm lớn với chủ đề lần này là “Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”.
Ông Điệp cho rằng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi công nghiệp là xu thế tất yếu, và là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền nơi ông đang làm chủ đầu tư:
"Khi đầu tư định dạng khu công nghiệp (KCN) sinh thái sẽ tạo ra tính cạnh tranh rất cao, thu hút các nhà đầu tư đến nhanh kéo theo nguồn tài chính cũng đến nhanh hơn. Điều này mang đến những giá trị hoàn toàn khác biệt so với các khu công nghiệp thông thường với tính cạnh tranh rất cao, do đó tại KCN Nam Cầu Kiền chỉ trong vòng 3 năm đã lắp đầy các nhà đầu tư trong KCN".
Theo bà Trang Vân Nguyễn - trưởng nhóm Đông Nam Á trung tâm Climateworks (Australia) thì hầu hết các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Apple hay Microsoft đều đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư đến các quốc gia còn nhiều dư địa để hướng tới mục tiêu net zero vào năm 2030. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta nói chung, TP.HCM nói riêng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp để tiếp cận vào chuỗi cung ứng toàn cầu:
"Hiện nay rất nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới đang có xu hướng chuyển đổi nguồn vốn đầu tư sang những thị trường mới như TP.HCM vì có những chính sách thúc đẩy chuyển đổi các khu công nghiệp và tạo điều kiện để họ có thể đạt được mục tiêu netzero trên toàn cầu. Đây chính là điểm sáng của TP.HCM trong mắt các nhà đầu tư quốc tế", bà Trang Vân Nguyễn cho biết.
Nhìn nhận khách quan về thực tế, ông Phạm Bình An – Phó viện trưởng viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng dù quá trình chuyển đổi công nghiệp tại TP.HCM diễn ra từ khá sớm song đến nay tốc độ chuyển đổi còn chậm, các ngành nghề, doanh nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng và thâm dụng lao động do đó gặp nhiều khó khăn khi chi phí thuê đất công nghiệp tăng cao:
"Vai trò đóng góp của TP.HCM đang sụt giảm, GDP, tỷ lệ xuất khẩu đang sụt giảm. Năm 2023, giá trị gia tăng chỉ chiếm 12 tỷ USD và chiếm 19% GDP của Thành phố, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 32%. TP đang chuyển sang phát chuyển thương mại, dịch vụ nhưng công nghiệp phát triển chưa bền vững và thực sự hiệu quả, đây là những hạn chế của TP thời gian qua", ông An cho biết.
Với mong muốn đón đầu được những cơ hội lớn từ quá trình chuyển dịch đầu tư toàn cầu cũng như thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp của địa phương, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên xác định chuyển đổi công nghiệp là động lực phát triển mới cùng nhiều hành động quyết liệt hướng tới mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, tầm nhìn đến năm 2045, trở thành thành phố có nền công nghiệp phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực hay châu lục.
Ông Nguyễn Văn Nên cho biết thêm: "Cùng với các giải pháp cho phát triển bền vững, TP.HCM chọn chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, chuyển đổi công nghiệp là động lực, chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. Chúng tôi sẽ tập trung có những cơ chế chính sách vượt trội, đột phá trong huy động các nguồn lực đầu tư phát triển, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo cơ hội điều kiện thuận lợi hơn nữa để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đầu tư, hoạt động và phát triển".
Bày tỏ sự phấn khởi khi TP.HCM quyết định lựa chọn chuyển đổi công nghiệp là động lực tăng trưởng mới, và quan trọng hơn là sự quan tâm sâu sát, toàn diện của Thủ tướng Chính phủ dành cho địa phương này trong thời gian qua, tiến sĩ Trần Du Lịch - Chủ tịch Hội đồng tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 của TPHCM cho rằng quá trình chuyển đổi cần diễn ra một cách toàn diện, quyết liệt:
"Cần phải chuyển đổi cả chức năng lẫn hoạt động, các doanh nghiệp khi chuyển đổi thì không chỉ dừng ở mức độ gia công mà cần phải đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế, lựa chọn các công đoạn giá trị gia tăng cao. TP.HCM không phải sản xuất ra cái gì mà sản xuất bằng cách nào với công nghệ mới trong chuỗi giá trị toàn cầu, đó mới là điều quan trọng".
Bà Kiva Allgood, Giám đốc Trung tâm Sản xuất tiên tiến và chuỗi cung ứng, Thành viên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhấn mạnh rằng chuyển đổi công nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Thực tế cũng chỉ ra nhiều thách thức song cũng chính là cơ hội mà nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế đã tận dụng được:
"Các xu hướng lớn thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp sẽ đặt ra những thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội đáng kinh ngạc cho TP.HCM và Việt Nam. Với vị trí rất chiến lược và cơ sở sản xuất đã được thiết lập đây là thời điểm để TP.HCM và Việt Nam tiếp tục phát triển, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất. Cùng với sự thành lập Trung tâm C4IR tại TP.HCM, Chính phủ, ngành công nghiệp, chuyên gia, hãy cùng nhau nắm bắt thời điểm này và định hình tương lai của ngành sản xuất".
Tham gia xuyên suốt tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến quá trình chuyển đổi công nghiệp của TP.HCM. Người đứng đầu Chính phủ đã có những gửi gắm hết sức tâm huyết khi khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 đầu tiên của Việt Nam hay chỉ đạo giải quyết hàng loạt vấn đề về chính sách quan trọng, qua đó tạo niềm tin vững chắc không chỉ với các đối tác quốc tế mà còn với cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá của mình phải dựa vào tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của quốc gia để phát triển chứ không nhất thiết là công nghiệp hoá đơn thuần hay các ngành công nghiệp đơn thuần. Thứ hai là xây dựng một số cơ chế chính sách để huy động nguồn lực để thực hiện.
Thứ ba là phải phát triển hạ tầng đặc biệt là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng phát triển xanh và không thể thiếu hạ tầng về xã hội y tế giáo dục văn hoá. Thứ tư là phải hình thành quản trị phù hợp với chuyển đổi. Thứ năm là đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài ra phải huy động được sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè quốc tế để có thêm kinh nghiệm, bản lĩnh, tự tin để chuyển đổi".
Cơ hội nhiều thách thức cũng không ít
Từ những kết quả đáng khích lệ của quá trình chuyển đổi kép (bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh) thời gian qua, TP.HCM tiếp tục cho thấy quyết tâm vươn mình bằng việc lựa chọn chuyển đổi công nghiệp là mục tiêu theo đuổi tiếp theo. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhà hoạch định chính sách hay lãnh đạo các tập đoàn lớn trong và ngoài nước thì đây là một bước đi hoàn toàn phù hợp.
TP.HCM đã xác định chuyển đổi công nghiệp là động lực phát triển mới, không chỉ vậy quá trình này còn được đặt trong mối tương quan với các nhiệm vụ trọng tâm khác như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, hay hợp tác cùng phát triển cho thấy một quan điểm phát triển nhất quán, hài hoà và hứa hẹn mang đến nhiều hi vọng tích cực.
Tuy vậy, sẽ là hơi sớm để nói về hình ảnh 1 thành phố công nghiệp hiện đại, phát triển ngang tầm khu vực hay thế giới, bởi vẫn còn đó không ít những thách thức mà TP.HCM phải đối diện như hạ tầng, nguồn vốn, công nghệ, nhân lực và cả thói quen sản xuất kiểu cũ của một bộ phận lớn các doanh nghiệp trên địa bàn.
Việc Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ ngành khẳng định sẽ đồng hành xuyên suốt, liên tục trong quá trình chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh có thể xem là 1 bệ đỡ quan trọng để TP.HCM có thêm sự tự tin. Song chính sự chủ động trong việc lựa chọn hướng đi, đề xuất các phương án giải quyết mang tính đột phá mà TPHCM đã và đang làm, thực sự tạo ra 1 cúc hích lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp vốn dĩ là hạt nhân chính trong hoạt động kinh tế.
Mong rằng TP.HCM sẽ tiếp tục duy trì được tâm thế và sự quyết liệt của người đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi công nghiệp. Đồng thời tận dụng tốt hơn nữa các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để khẳng định mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước cũng như tạo lập một thành phố đáng sống, mà ở đó tất cả đều “cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển” như gửi gắm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây xảy ra 2 vụ tai nạn với học sinh khi bị ô tô của phụ huynh hoạt động trong trường học tông phải.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (3/10) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Một số chặng của dự án đường sắt cao tốc Bắc–Nam sẽ được khởi công vào năm 2027 và dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào năm 2035. Vậy đường sắt sẽ ra sao? Cần tính toán, quy hoạch mạng lưới đường sắt Quốc gia như thế nào trong bối cảnh hình thành hệ thống đường sắt cao tốc?
Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN, thuộc top 15 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ nam giới hút thuốc là nhiều nhất với tỷ lệ trên 45%.
Thời gian gần đây một số địa phương trên cả nước đã thí điểm cho học sinh THCS được nghỉ thêm ngày thứ bảy, lịch học từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Nhiều gia đình và học sinh bày tỏ sự hào hứng với điều này.
Chiều 03/10, trả lời câu hỏi phóng viên về việc nhiều ý kiến đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tại các trường phổ thông nhằm tránh tình trạng lạm thu, Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có văn bản khẳng định, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cần thiết.
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nóng đã tăng gần gấp đôi, lên mức 8% trong một nghiên cứu mới đây của Đại học y tế cộng đồng.