Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Giao thông

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu? (Bài 3): Hàng chục tỉ đồng “đổ sông” theo thí điểm

Nhóm Phóng viên: Thứ năm 12/12/2024, 20:20 (GMT+7)

Việc thí điểm các phương án tổ chức giao thông hay thí điểm cách thức tổ chức điều hành môt số hoạt động giao thông đô thị là cần thiết, nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp, hiệu quả trước khi tính toán nhân rộng.

Tuy vậy, thực tế triển khai nhiều dự án thí điểm tại Hà Nội thời gian qua đã bộc lộ không ít bất cập, kéo dài thời gian thử nghiệm mà không đi đến một kết quả nào, gây lãng phí tiền tỉ ngân sách, lãng phí nguồn lực xã hội và làm suy giảm niềm tin của người dân vào năng lực quản lý điều hành

“Phân làn mà các phương tiện đi loạn lắm, làn xe máy sang ô tô, ô tô sang xe máy, không theo cái biển thông báo kia đâu, nó khiến xảy ra tai nạn và ùn tắc nhiều”

“Phân làn đi phân làn lại không giải quyết gì cả, như làn ô tô kia thì xe máy lao vào làn ô tô rồi còn đâu; đang ở làn đường này mà lao sang bên kia thì an toàn không có mà phương tiện đi thẳng thì phải giảm tốc độ”

“Phân làn không có hiệu quả một tí nào vì đoạn đường này ngày nào cũng tắc, đi khổ lắm; để barie thực sự không ăn thua, chắn lên thì rất nhiều vụ tai nạn, quá nhiều luôn”

Hà Nội thí điểm phân làn phương tiện bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi từ tháng 8/2022

Hà Nội thí điểm phân làn phương tiện bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi từ tháng 8/2022

Từ đầu tháng 8/2022, Hà Nội tiến hành thí điểm phân làn, tách dòng phương tiện bằng dải phân cách cứng trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Ban đầu, với sự hướng dẫn, giám sát thường xuyên của các lực lượng chức năng, xe đi theo làn ở ở các đoạn có dải phân cách. Nhưng chỉ được một đoạn rất ngắn, hoặc khi vắng lực lượng chức năng, ô tô xe máy lại…trộn vào nhau.

Đến tháng 8/2023, sau một năm thí điểm, Hà Nội bắt đầu dần dần gỡ bỏ dải phân làn, từng đoạn một, với lý do điều chỉnh tổ chức giao thông phục vụ một số hạng mục thi công. Không một tuyên bố nào được đưa ra, không một tổng kết nào về kết quả thí điểm.

Đối với người dân, đó là một sự thất bại đã được báo trước, một sự lãng phí đã nhìn thấy trước: “Nó lãng phí công sức của mọi người, của lực lượng chức năng, người dân phải di chuyển nhiều, vòng đi vòng lại, việc phân chia không hiệu quả làm mất thời gian của mọi người”

Việc thí điểm phân làn không những không mang lại hiệu quả với giao thông, mà còn gây xáo trộn việc đi lại, tăng nguy cơ va chạm giao thông, làm cho lực lượng đảm bảo TTATGT nhiều việc hơn khi phải thích ứng điều tiết giao thông với các điều kiện có rào, rồi lại dỡ rào.

Trung tá Phạm Anh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) - đơn vị trực tiếp tham gia phân làn trên đường Nguyễn Trãi cho hay,  đơn vị phải nhiều lần họp bàn về việc tổ chức giao thông cho từng đoạn đường cụ thể: "Vừa rồi là dỡ rào chỗ Nguyễn Trãi rẽ phải ra Nguyễn Xiển, khi họp bàn thì thống nhất để nguyên lòng đường để người dân đi cho rộng hơn. Đội CSGT số 7 rà soát theo tuần, theo ngày nếu có đột biến như biển báo rơi, cột biển báo, cột đèn có sự cố, hệ thống vạch sơn bị mất đi..."

Ngày 8/8/2023, theo ghi nhận của phóng viên VOV Giao thông, trên đường Nguyễn Trãi, TP Hà Nội, đoạn từ Ngã Tư Sở đi hầm chui Thanh Xuân và ngược lại một số vị trí đã được tháo dải phân cách cứng phân làn đường.

Ngày 8/8/2023, theo ghi nhận của phóng viên VOV Giao thông, trên đường Nguyễn Trãi, TP Hà Nội, đoạn từ Ngã Tư Sở đi hầm chui Thanh Xuân và ngược lại một số vị trí đã được tháo dải phân cách cứng phân làn đường.

Phóng viên VOV Giao thông ghi nhận thực tế tại hiện trường: "Thưa các bạn, nơi tôi đang đứng đây là làn đường dành riêng cho xe đạp và người đi bộ ven sông Tô Lịch, đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở. Nó nằm song song với đường Láng nhưng lại đối lập hẳn với cảnh ùn ứ  đông đúc trên đường Láng bởi cả năm qua rất vắng người qua lại. 20 năm qua, TP Hà Nội có nhiều đợt thí điểm phân làn giao thông theo loại phương tiện trên nhiều tuyến phố nhưng giải pháp này sau thời gian triển khai đều cho thấy nhiều bất cập, tính khả thi thấp và đáng tiếc là gần như "phá sản".

Kết quả của những lần thí điểm này đã tiêu tốn hàng chục tỷ đồng. Riêng kinh phí tổ chức hai tuyến đường dành cho xe đạp (tuyến dọc sông Tô Lịch và tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo) là khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách.    

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông dẫn con số vào năm 2011, Hà Nội triển khai phân làn ô tô và xe máy trên một số tuyến phố với chi phí cho 1 tháng đầu là 24-25 tỷ đồng: "4,5 lần phân làn, mỗi lần mấy chục tỷ đều thất bại, việc phân làn hãy cân nhắc thật kỹ rồi hãy làm, nếu không lãng phí tiền của người dân"

Một dự án thí điểm khác là phân làn để dành đường riêng cho buýt nhanh, cũng kết thúc bằng việc âm thầm chấp nhận cho các xe khác đi chung đường, thôi không xử phạt. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA lên đến 53,3 triệu USD (tương đương 1.160 tỷ đồng thời giá cuối 2015). Hàng năm lại phải chi thêm khoảng 80 tỷ đồng để vận hành, nhưng cuối cùng, buýt nhanh cũng thành…buýt chậm.

Tuyến buýt nhanh BRT hiệu quả không như kỳ vọng

Tuyến buýt nhanh BRT hiệu quả không như kỳ vọng

Nhiều dự án thí điểm ứng dụng công nghệ vào dịch vụ giao thông tĩnh như mô hình trông giữ xe qua điện thoại di động (iParking) trên toàn thành phố đã phải tạm dừng; thí điểm chuyển đổi trông giữ xe sang hình thức không dùng tiền mặt hay mới đây là thí điểm sử dụng công nghệ AI tại các điểm trông giữ xe thông minh, tuy được đánh giá bước đầu mang lại tiện ích nhưng vẫn còn không ít bất cập, trục trặc mà không được khắc phục kịp thời, khiến người dân quay lại trả tiền mặt…cho nhanh!

Các dự án thí điểm thất bại kéo dài, theo PGS. TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) không chỉ gây lãng phí về nguồn lực tài chính: “Hậu quả của nó là thất thoát ngân sách Nhà nước, mất thời gian, mất niềm tin của người dân. Khi các dự án thí điểm này không đạt kết quả thì người dân trở nên hoài nghi về khả năng quản lý và hoạch định chính sách của cơ quan chức năng. Nó ảnh hưởng đến sự hợp tác xã hội trong các dự án sau”.

Ông Lê Văn Đạt, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đánh giá, trong quá trình triển khai các dự án thí điểm vừa nêu, thiếu các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả và không có phương án điều chỉnh linh hoạt. Do đó dẫn tới kéo dài thời gian thử nghiệm mà không đi đến kết luận rõ ràng, gây thêm những phiền hà, tốn kém.

Theo ông Đạt, sự lãng phí lớn nhất không chỉ là tiền, mà là cơ hội phát triển của Thủ đô: “Trong khi nhiều thành phố khác trên thế giới áp dụng thành công các mô hình như BRT, phân làn đường hay áp dụng các giải pháp công nghệ giao thông thông minh thì những dự án thí điểm thất bại khiến Hà Nội mất đi cơ hội phát triển và nhân rộng các mô hình này. Việc triển khai chậm trễ và kém hiệu quả làm chậm khả năng cải thiện hạ tầng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện”.

Hàng chục, hàng trăm tỉ đồng “đổ” vào các dự án thí điểm thiếu tính toán khoa học, cuối cùng đã… đổ sông đổ biển. Không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho ngân sách, mà sự lãng phí này kéo theo hàng loạt lãng phí khác do các hệ lụy mà nó gây ra, không thể đong đếm. Nguy hại nhất, là sự lãng phí niềm tin!

Lãng phí trong giao thông có thể bắt nguồn từ cách quy hoạch, thiết kế, tính toán, cách tổ chức thực hiện các dự án và công trình. Song, có những lãng phí gây nên từ bất cập chính sách. Những bãi xe phơi nắng, phơi mưa trực chờ cháy nổ hoặc đợi ngày thành sắt vụn mà không thể hóa giá, là một ví dụ điển hình.

 

Nhóm Phóng viên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Hôm nay (24/01) - ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay từ chiều người dân đã rục rịch đóng gói hành lý về quê, các bến xe và nhiều tuyến đường ở khu vực cửa ngõ phía Nam ghi nhận tình trạng đông đúc...

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Như VOVGT đã thông tin, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa lắp đặt hàng loạt biển báo tuyên truyền, thông báo mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168 , đặc biệt là các hành vi: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn...

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.