Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Tổ chức trại hè thiếu nhi như thế nào để thực sự phù hợp và ý nghĩa?

Xuân Tú : Chủ nhật 02/06/2024, 06:10 (GMT+7)

Trại hè hay các hoạt động dành cho trẻ em trong mùa hè đã không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là với các gia đình sinh sống tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên để chọn được một địa chỉ uy tín, một hoạt động thích hợp cho con em mình không phải chuyện dễ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều hơn các hoạt động hè.

Chia sẻ của TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh - Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con có lẽ sẽ hữu ích với những gia đình đang quan tâm đến câu chuyện này.

PV: Trại hè (tạm gọi chung cho hoạt động trong hè) cho trẻ đã trở nên quen thuộc, đặc biệt với các hộ dân đô thị. Nhưng dương như đang có sự "phát triển nóng", chọn được trại hè phù hợp là chuyện không dễ. Trước hết, với kinh nghiệm của bà, dấu hiệu nào nhận biết trại hè đạt chất lượng, có hiệu quả, hoặc không?

TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh: Việc đầu tiên để mà đánh giá được chất lượng của trại hè đó thì mình phải tìm hiểu. Thứ nhất là đơn vị nào đứng ra tổ chức, nếu như có thâm niên tương đối lâu này và có sự phản hồi tích cực thì lúc đấy chúng ta sẽ có được một cái nhìn tích cực hơn, sau đó bố mẹ nên đến trực tiếp trụ sở, gặp những người đứng đầu tổ chức quản lý, điều hành thì chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn.

Bởi vì mỗi một trại sẽ có một triết lý riêng của mình, chứ không phải là nhữn trại hè mở ra để đáp ứng nhu cầu chăm con của các bậc phụ huynh để lấy tiền của các bậc phụ huynh.

Cho nên là không phải chúng ta cứ ở trên mạng mà click click vào sau đó là đăng ký ngay, thì đến tận nơi, khi mà chúng ta nhìn thấy được chương trình có sự cân đối giữa hoạt động thể chất và hoạt động tinh thần, nhưng mà không quên đảm bảo an toàn, làm sao mà chương trình đó phải có sự tham gia thiết kế của các nhà sư phạm hoặc là nhà tâm lý giáo dục.

Ảnh minh họa: VAS

Ảnh minh họa: VAS

PV: Đó là bước chọn trại hè uy tín, tránh mất tiền oan. Nhưng con em chúng ta liệu có hợp, có thích trại hè đó hay không thì lại là câu chuyện khác. Theo bà, cha mẹ dựa vào đâu để biết con mình phù hợp để tham gia trại hè, và hợp với loại hình trại hè, hoạt động hè nào ạ? Và sau khi về nhà, cần làm những việc gì để những ngày tháng hoạt động hè của con thực sự ý nghĩa?

TS Nguyễn Thụy Anh: Vâng, đúng như vậy, cho dù bố mẹ đánh giá thế nào thì việc mà thảo luận, trao đổi với con cực kỳ cần thiết, thậm chí là trước khi lựa chọn trại hè thì việc đầu tiên là bố mẹ phải ngồi lại cùng với các con của mình, hỏi mong muốn của con, ý định của con, kế hoạch của con vào mùa hè này như thế nào và sau đó thì bố mẹ đưa ra lời khuyên con có thể tham khảo cái hoạt động này, tham khảo hoạt động kia.

Còn sau mỗi một kỳ sinh hoạt hè như vậy thì về nhà bố mẹ phải làm gì để có hiệu quả tốt nhất? Tôi cho rằng bố mẹ, trước hết là phải có sự đón nhận tích cực, lắng nghe tích cực, không phải là mình hỏi dồn hay là hỏi là con học được những gì ở đấy. Chúng ta hãy chia sẻ với con, hỏi gợi ý nhè nhẹ thôi. Việc mà hỏi các con về cả tích cực cả tiêu cực cũng rất là nên hỏi.

Và tất cả những gì mà bạn ấy nói ra thì chúng ta hãy lắng nghe chứ đừng có phán xét, cũng đừng có đưa một lời khuyên nào cả. Sau khi nghe rồi thì bố mẹ hãy chúc mừng con, bởi vì đây chính là cơ hội để con va chạm với cuộc sống thực tế và con đã giải quyết thế nào, con đã vượt qua ra sao? Con có tự hào vì những cách mà con xử lý tình huống xử lý những cái mâu thuẫn nảy sinh đó không.

Ảnh minh họa: VAS

Ảnh minh họa: VAS

PV: Và cũng không đồng nghĩa những bạn không có điều kiện hoặc không thích tham gia hoạt động hè của tập thể, của trung tâm nào đó sẽ bị thiệt thòi, nếu cha mẹ biết tạo ra không gian cho con, phải không?

TS Nguyễn Thụy Anh: Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý. Bởi vì mùa hè thì có biết bao nhiêu hoạt động có thể làm chứ không chỉ là đến một nơi nào đó ở trại hè hay là một kì nghỉ mà ai đó làm dịch vụ cho chúng ta. Chính bố mẹ, ông bà, các cô bác hay là những người xung quanh phải có trách nhiệm với mùa hè của các em.

Các bạn hoàn toàn có thể về quê nếu như gia đình có người ở quê. Nếu như không có điều kiện về quê lâu thì chúng ta cũng có thể tự tạo ra một cộng đồng trải nghiệm mùa hè nho nhỏ từ những gia đình có anh chị em họ. Chẳng hạn, một tuần ở nhà cô, một tuần ở nhà bác, một tuần ở nhà bố mẹ và chúng ta phải lên kế hoạch.

Nếu như không có lên kế hoạch thì mỗi một ngày chúng ta sẽ thấy trôi đi rất là nhanh và hai tháng hè bay vèo. Rồi chúng ta cũng hoàn toàn có thể lên kế hoạch để đến thăm các bảo tàng. Nhưng mà một cách tích cực, tức là không chỉ nghe mà các bạn còn có nhữngthu hoạch và về chúng ta cùng nhau là thu hoạch về hoạt động, nội dung ở bảo tàng đó.

Ngoài ra, các bạn đăng ký học vẽ, đăng ký học bơi, đăng kí học kỹ năng gấp giấy hay là kỹ năng làm đồ gỗ… Chỉ cần bố mẹ muốn thôi, bố mẹ muốn đồng hành với các con thôi là mùa hè của các con sẽ rất phong phú và lại còn có những kỉ niệm giữa bố mẹ và con cái với nhau nữa.”

PV: Xin cảm ơn bà!

Xuân Tú /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.