Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Diễn đàn

Tiêu chí hạnh phúc nằm ở đâu trong thang trường chuẩn?

Kênh VOV Giao thông: Thứ năm 05/12/2024, 09:45 (GMT+7)

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhưng bên cạnh những niềm vui của trẻ nhỏ, cũng còn không ít nỗi lo và áp lực. Xây dựng trường học hạnh phúc đang trở thành một phong trào rộng rãi. Nhưng lấy gì để đánh giá mức độ hạnh phúc của học sinh và thầy cô giáo? 

Và đặc biệt, tiêu chí hạnh phúc nằm ở đâu trong số các tiêu chí mà nhà trường cần hướng tới, trong quá trình phấn đấu lên trường chuẩn?

Diễn đàn 91 với chủ đề:Tiêu chí hạnh phúc nằm ở đâu trong thang trường chuẩn? 12h30, thứ Năm (05/12), trực tiếp trên VOVGT FM91 và vovgiaothong.vn.

Với sự tham gia của các vị khách mời: TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục và bà Đỗ Thị Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học &Trung học cơ sở Quốc tế Stephen Hawking

Bình chọn trường học hạnh phúc, cô trò và phụ huynh đều… còn băn khoăn

"Có cô và các bạn, các bạn chơi cùng con rất vui, cô rất hiền, tâm lý và giảng bài dễ hiểu".

"Con được đến trường, học những điều thú vị cô giáo giảng, con được vui chơi với các bạn, được thỏa sức sáng tạo trong giờ mỹ thuật, được hoạt động sinh hoạt lớp".

"Mỗi ngày đến trường của con rất vui, con thích nhất hoạt động vẽ tranh và đọc sách ở thư viện, bạn nào có phiếu đọc sách hay nhất sẽ nhận được phần thưởng".

Đó là cảm nhận của nhiều học sinh khi được hỏi về niềm vui ở trường.

Lễ khai giảng tại trường tiểu học Bồ Đề

Lễ khai giảng tại trường tiểu học Bồ Đề

Những năm gần đây, phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” với ba tiêu chí quan trọng có tính cốt lõi, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng đã tạo cơ hội cho các trường đổi mới, thực hiện phương pháp giáo dục và ứng xử các tình huống sư phạm phù hợp.

Điều này cũng đòi hỏi những thay đổi từ thầy cô, phụ huynh và học sinh.  Trong đó, vẫn còn những băn khoăn, trăn trở từ phía phụ huynh:

"Trường của con tôi cũng lọt vào top 100 ngôi trường hạnh phúc, tôi thấy khá là đúng về mặt tâm lý của các con khi đến trường nhưng vấn đề cơ sở vật chất thì chưa đáp ứng được"

"Việc đó cũng tạo thành áp lực cho giáo viên, cho phụ huynh, cả những cán bộ nhà trường có trách nhiệm liên quan. Khi đó, bố mẹ đưa đón vất vả, các thầy cô thì căng thẳng thì các bạn nhỏ cũng không thể vui vẻ, thoải mái được"

"Tôi nghĩ là phải có một cách làm để đi vào thực chất, tránh hình thức, tránh tạo ra các tiêu chí gây ra áp lực cho chính các thầy cô giáo vì như ở tiểu học, một cô giáo đã phải quan tâm các con từ 7h sáng đến 5h chiều mà giờ còn khiến công việc của cô và học sinh nhiều hơn thì không còn đúng là trường học hạnh phúc nữa"

Thực tiễn hiện nay, các trường học đang có xu hướng xây dựng trường học hạnh phúc, đẩy mạnh phong trào thay đổi để có một trường học hạnh phúc, trở thành nhiệm vụ để thi đua, phấn đấu xây dựng thương hiệu hạnh phúc. Tuy nhiên chưa có một mô hình cụ thể, một tiêu chí cụ thể nào được đưa ra để đánh giá trường học có đủ tiêu chuẩn “trường học hạnh phúc” hay không.

Mặt khác, môi trường giáo dục hiện nay đang thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng, đòi hỏi cần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực chất, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cô Nguyễn Thanh Tú, một giáo viên trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng, khi nhà trường trở thành một môi trường giáo dục đích thực, tác động tích cực đến học sinh thì ngôi trường đó sẽ mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người:

"Tạo ra trường học hạnh phúc đang là xu hướng mà các trường đều theo đuổi, bởi vì ngoài việc trang bị cho các con kiến thức, các trường còn chú trọng tới yếu tố tinh thần để các con có sự phát triển toàn diện nhất. Xây dựng trường học phải trở thành nhiệm vụ trung tâm trong định hướng giáo dục bởi nếu thầy cô không hạnh phúc, học sinh không hạnh phúc thì công việc giảng dạy không thể đạt được hiệu quả".

Trường học hạnh phúc khi có thể trở thành gia đình của học sinh

Việc các trường học trong cả nước hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ góc nhìn của phụ huynh, chị Lê Thu Trang ở Hoàng Mai, Hà Nội mong muốn để việc xây dựng trường học hạnh phúc đi vào thực chất thì cảm xúc của học sinh cần được ưu tiên, tôn trọng và không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn:

"Các tiêu chí hạnh phúc mà người lớn đưa ra chưa chắc đã là điều các con cần. Việc triển khai phải làm sao thực sự mang lại ý nghĩa tích cực và làm sao để trở thành động lực cho nhà trường, giáo viên và học sinh đạt tới điều tốt đẹp hơn, tích cực hơn. Một ngôi trường hạnh phúc có sự cân bằng giữa cơ sở vật chất và các vấn đề về tâm lý, tinh thần cho các con".

Thầy giáo Vi Văn Thức, giáo viên trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Thọ nhận định, những đổi mới trong quan niệm giáo dục đào tạo gần đây đã góp phần cải tạo căn bản môi trường giáo dục. Trong đó, quan niệm giáo dục lấy học sinh, làm trung tâm, làm mục tiêu đào tạo là một trong các phương pháp để có được trường học hạnh phúc: 

"Tiêu chí đầu tiên để các em hạnh phúc trong môi trường học tập đó là xây dựng cho các em một môi trường học tập lành mạnh, được phát huy khả năng, phẩm chất của mình, các em được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trong quá trình học tập. Thứ 2 là cần có sự thấu hiểu, chia sẻ giữa thầy cô và học sinh, có thể coi trường học như gia đình, thầy cô như cha mẹ để các em có thể chia sẻ tâm tư. Nếu các em trút bỏ được những tâm tư, lo lắng và áp lực thì hạnh phúc chính là khi các em được học tập trong môi trường như gia đình của mình"

Nguyễn Đình Sơn, Chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, Hội Tâm Lý Giáo Dục Học Hà Nội nhấn mạnh, từ lâu người ta đã không còn xem điểm số là thước đo quan trọng nhất. Mà mấu chốt để mang lại trường học hạnh phúc nằm ở phương pháp giáo dục. Chính phương pháp giáo dục là yếu tố quyết định việc đến trường có vui không, ngôi trường có hạnh phúc không: 

"Cốt lõi của trường học hạnh phúc là cần có phương pháp giáo dục, tạo ra phương pháp tiếp cận, nó chính là hệ sinh thái cần sự phối hợp của nhà trường, giáo viên, phụ huynh, học sinh và văn hóa cộng đồng để tạo ra một môi trường an toàn và gắn kết - nơi giáo viên thấy mình thuộc về, phụ huynh được tham gia, học sinh thấy được tôn trọng. Nó cũng là nền tảng cho môi trường giáo dục hạnh phúc bền vững".

“Trường học hạnh phúc” đang trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các cơ sở giáo dục trên cả nước, tuy nhiên, theo TS.Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội để vận hành được khái niệm này trong việc dạy và học một cách hiệu quả, thay vì tạo thêm những áp lực thì mỗi hiệu trưởng, giáo viên phải có cách nhìn nhận đúng:

"Nó phụ thuộc vào nhân cách, phẩm chất, tác phong sư phạm của giáo viên, nếu giáo viên coi mọi lỗi lầm của học trò là cơ hội để rút ra bài học và phát triển; coi ai cũng có quyền được bảo vệ, được ứng xử công bằng trong mọi tình huống; tạo điều kiện cho học trò được chia sẻ, được tham gia. Điều đó sẽ tạo ra được rất nhiều thế hệ học trò hạnh phúc. Thứ hai là làm sao để người giáo viên cũng hạnh phúc và lãnh đạo nhà trường phải hiểu về hạnh phúc, tìm ra cách thức chăm lo đời sống, điều kiện làm việc cho người giáo viên".

Kênh VOV Giao thông/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

Cách để vẫn đạp xe đi làm mùa bụi mịn, mưa phùn

“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Đề xuất bỏ ngạch công chức, đánh giá bằng vị trí việc làm: Cần nghiên cứu thận trọng

Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Cần sớm có mô hình xe buýt đưa đón học sinh an toàn, chuyên nghiệp

Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.

VOV Giao thông giành giải nhất 'Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024'

VOV Giao thông giành giải nhất "Báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2024"

 Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ, nơi lưu giữ nét Tràng An

Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

TP.HCM: Bức xúc với nạn đổ trộm rác trên đường Chu Văn An

Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Sức ép chưa tới, doanh nghiệp Việt chưa thực sự sẵn sàng chuyển đổi xanh

Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.