Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư: Có lo ngại 'phí chồng phí'?

Quách Đồng: Thứ năm 04/07/2024, 18:10 (GMT+7)

Tại Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, trong đó quy định ô tô đi vào cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ phải trả phí.

Vậy việc thu phí sẽ được tiến hành như thế nào? Có lo ngại phí chồng phí khi phải trả cả phí bảo trì đường bộ, phí của các tuyến BOT và cao tốc do Nhà nước đầu tư?

Thường xuyên đi công tác các tỉnh bằng xe cá nhân, cũng như quen với việc phải trả phí khi đi trên cao tốc, anh Nguyễn Đức Tuyền (ở Cầu Giấy, Hà Nội) cũng tán thành việc trả phí khi đi trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tuy vậy, anh Tuyền cũng băn khoăn, số tiền người tham gia giao thông phải trả khi đi trên các đoạn dường cao tốc đó có được dùng để duy tu, bảo dưỡng hệ thống cao tốc đó như thế nào:

"Đi đường cao tốc thì chuyện thu phí là đương nhiên, nhưng không thấy vui vẻ gì với việc đó cả. vì nếu nói Nhà nước đứng ra quản lý, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp ra sao để đảm bảo chất lượng các con đường đó, cao tốc đó nó phải đảm bảo an toàn".

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Hoàng Thắng (ở Tây Hồ, Hà Nội) cũng băn khoăn về những tuyến đường thu phí, hoặc có thể bị “phí chồng phí”:

"Chúng ta cần cần nhắc sao cho phù hợp, tránh tình trạng mức phí cao quá hoặc thu tại những tuyến đường không đúng. Chẳng hạn có những tuyến đường thu phí ở một trạm này nhưng lại bù cho những tuyến đường khác".

Nhiều người băn khoăn số tiền người tham gia giao thông phải trả khi đi trên các đoạn dường cao tốc đó có được dùng để duy tu, bảo dưỡng hệ thống cao tốc đó như thế nào

Nhiều người băn khoăn số tiền người tham gia giao thông phải trả khi đi trên các đoạn dường cao tốc đó có được dùng để duy tu, bảo dưỡng hệ thống cao tốc đó như thế nào

Tuy vậy, giải thích lý do thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, cũng như không để xảy ra tình trạng “phí chồng phí”, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, phí bảo trì đường bộ được trả cho việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường bộ nói chung, còn việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ tạo nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới các cao tốc khác, tạo nguồn kinh phí cho công tác bảo trì, duy tu tuyến đường thu phí.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 diễn ra vào cuối năm 2023 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho hay, Bộ đã nghiên cứu, đánh giá tác động của việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư:

"Để đảm bảo giữa mức phí đóng góp và chất lượng dịch vụ được hưởng của người sử dụng, căn cứ trên nguyên tắc của người sử dụng dịch vụ có chất lượng cao hơn thì phải trả chi phí cao hơn và người sử dụng có quyền lựa chọn tuyến đường song hành.

Mức thu sẽ được xác định bảo đảm phù hợp với điều kiện khai thác từng khu vực, phù hợp với chất lượng dịch vụ và đảm bảo hoàn vốn đầu tư của Nhà nước để tái đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo chi phí bảo trì hàng năm".

Về phương thức thu phí, theo ông Bùi Quang Thái - Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, có 2 hình thức thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư gồm, phương án 1 là Cục Đường bộ tự tổ chức thu. Khi đó, Cục Đường bộ sẽ tiến hành đấu thầu nhà thầu cung cấp dịch vụ thu phí trên nền tảng hệ thống hạ tầng thu phí.

Phương án 2 là đấu thầu quyền thu phí. Nhà đầu tư thu phí và tiến hành bảo dưỡng, bảo trì luôn tuyến đường này. Về mức phí, Cục Đường bộ cũng đã nghiên cứu, tính toán, để đảm bảo cân bằng giữa dịch vụ cung cấp đến người sử dụng và mức thu.

Ông Bùi Quang Thái cũng cho hay, hiện, các tuyến cao tốc đã đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng, nên khi triển khai sẽ không phải xây dựng thêm trạm thu phí.

Việc thu phí với cao tốc do Nhà nước đầu tư là cần thiết để có kinh phí đầu tư hệ thống cao tốc khác để tiến tới hệ thống cao tốc song hành với Quốc lộ để thêm sự lựa chọn cho người dân

Việc thu phí với cao tốc do Nhà nước đầu tư là cần thiết để có kinh phí đầu tư hệ thống cao tốc khác để tiến tới hệ thống cao tốc song hành với Quốc lộ để thêm sự lựa chọn cho người dân

Nói về việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, ông Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư BOT khẳng định, việc thu phí cao tốc này là đúng và cần thiết để đảm bảo nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng trong suốt quá trình khai thác.

Trong đó, mô hình Nhà nước làm đường rồi bán quyền thu phí, đấu thầu quản lý theo hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý, đã được áp dụng hiệu quả từ lâu tại nhiều nước. Theo mô hình này, Nhà nước không phải nuôi bộ máy quản lý, thu phí và có ngay một khoản tiền để tái đầu tư các tuyến cao tốc mới:

"Với các dự án này, chi phí lớn nhất phải tính đến là chi phí bảo trì công trình. Không những bảo trì thường xuyên, chúng ta phải định kỳ kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của công trình, rồi 5 năm phải trung tu, 10 năm phải đại tu để đảm bảo cho người tham gia giao thông an toàn, liên tục trong suốt hành trình. Cho nên công tác bảo trì rất tốn kém".

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng bày tỏ, việc thu phí với cao tốc do Nhà nước đầu tư là cần thiết để có kinh phí đầu tư hệ thống cao tốc khác để tiến tới hệ thống cao tốc song hành với Quốc lộ để thêm sự lựa chọn cho người dân. Về phương án thu phí, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng Nhà nước nên thực hiện thu phí:

"Tốt nhất nên có một bộ máy của Nhà nước, được quản lý theo kiểu hiện đại, chứ còn đấu thầu nhiều khi nó lại tăng lên, giảm xuống, rồi xin- cho, lợi ích nhóm trong đấy. Tóm lại, để chặt chẽ, nên có bộ máy của Nhà nước, không ăn lương ngân sạch, mà ăn lương từ phí thu được, dùng cái đấy chi cho chính nó. Mô hình nó mới hơn một chút, không hưởng lương từ ngân sách, để bộ máy không phình ra".

Việc thu phí từ người sử dụng giúp chia sẻ gánh nặng này, cho phép Nhà nước có thể tập trung vào các dự án phát triển khác, cải thiện hệ thống hạ tâng giao thông quốc gia nói chung

Việc thu phí từ người sử dụng giúp chia sẻ gánh nặng này, cho phép Nhà nước có thể tập trung vào các dự án phát triển khác, cải thiện hệ thống hạ tâng giao thông quốc gia nói chung

Việc thu phí trên các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đã được đặt ra từ lâu và mới đây được cụ thể hóa trong Luật Đường bộ.

Đây được coi là biện pháp cần thiết để có thêm nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng chính các tuyến cao tốc có thu phí, đồng thời có thêm nguồn vốn mở rộng hệ thống cao tốc khác, trong khi người dân vẫn có sự lựa chọn đi đường song hành, nếu không muốn trả phí.

Hãy đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận có nhan đề: Chung tay cho bảo trì và phát triển cao tốc

Từ năm 2017, Nghị quyết 52 của Quốc hội khóa XIV đã đồng ý với chủ trương thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Quan điểm của Bộ GTVT thời điểm đó là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu mới triển khai thu phí.

Không những vậy, thời điểm đó, Bộ GTVT cũng đề xuất, với các tuyến cao tốc do nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức hợp đồng BOT, khi hết thời hạn thu phí, bàn giao cho Nhà nước, Nhà nước sẽ thực hiện duy tu, bảo dưỡng và cũng tiến hành thu phí. Điều này cũng được cụ thể hóa trong Luật Đường bộ, vừa được Quốc hội thông qua.

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa phí đường bộ và phí cao tốc. Phí đường bộ là khoản phí mà các chủ phương tiện phải trả để bảo trì hệ thống đường bộ quốc gia, từ quốc lộ đến tỉnh lộ.

Trong khi đó, phí cao tốc được áp dụng khi người tham gia giao thông sử dụng các tuyến đường cao tốc do Nhà nước hoặc doanh nghiệp đầu tư, được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn, cho phép phương tiện di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn.

Chi phí xây dựng và bảo trì các tuyến đường cao tốc này rất lớn, do đó, việc thu phí cao tốc là cách để đảm bảo nguồn kinh phí cho việc duy trì chất lượng của các tuyến đường này.

Việc thu phí trên các tuyến đường cao tốc mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước. Đầu tư vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc, đòi hỏi một nguồn kinh phí khổng lồ.

Việc thu phí từ người sử dụng giúp chia sẻ gánh nặng này, cho phép Nhà nước có thể tập trung vào các dự án phát triển khác, cải thiện hệ thống hạ tâng giao thông quốc gia nói chung.

Thứ hai, thu phí cao tốc giúp quản lý lưu lượng giao thông hiệu quả hơn. Khi người dân phải trả phí để sử dụng cao tốc, họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn, từ đó giảm tải cho các tuyến đường cao tốc và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông. Việc này không chỉ giúp tăng hiệu quả của hệ thống hạ tầng giao thông mà còn giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại cho người dân.

Việc thu phí trên các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư không phải là phí chồng phí mà là một biện pháp cần thiết để duy trì nguồn vốn bảo trì đường bộ và phát triển hệ thống cao tốc tiếp theo (Ảnh: TA)

Việc thu phí trên các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư không phải là phí chồng phí mà là một biện pháp cần thiết để duy trì nguồn vốn bảo trì đường bộ và phát triển hệ thống cao tốc tiếp theo (Ảnh: TA)

Tuy vậy, một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc mức phí cho phù hợp, để người dân thấy lợi ích của việc lưu thông trên cao tốc, thay vì chỉ đi khi chưa thu phí. Nếu mức phí quá cao, không giúp giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, người tham gia giao thông có thể vẫn tiếp tục đi trên đường song hành, vô tình hiệu quả đầu tư của các tuyến cao tốc sẽ bị ảnh hưởng.

Việc thu phí trên các đường cao tốc có thể được thực hiện bởi các công ty quản lý đường cao tốc, có thể là các công ty nhà nước hoặc các công ty tư nhân theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Những công ty này chịu trách nhiệm xây dựng, vận hành và bảo trì các tuyến đường cao tốc, do đó việc thu phí là để đảm bảo có nguồn kinh phí duy trì chất lượng của các tuyến đường này.

Thời gian thu phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành và bảo trì, cũng như lưu lượng giao thông. Thời gian thu phí sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi hoàn vốn đầu tư và đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho việc bảo trì.

Trong một số trường hợp, sau khi hoàn vốn, phí thu có thể giảm hoặc ngừng thu, nhưng vẫn cần duy trì một khoản phí nhỏ để đảm bảo chi phí vận hành và bảo trì.

Việc thu phí trên các đường cao tốc do Nhà nước đầu tư không phải là phí chồng phí mà là một biện pháp cần thiết để duy trì nguồn vốn bảo trì đường bộ và phát triển hệ thống cao tốc tiếp theo. Việc người dân có quyền lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng đường cao tốc là minh chứng rõ ràng cho tính minh bạch và công bằng của chính sách này.

Ai là người thu phí và thu trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mục tiêu cuối cùng là đảm bảo nguồn kinh phí để duy trì và phát triển hệ thống giao thông quốc gia một cách bền vững và hiệu quả.

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Cấm phương tiện lưu thông ban đêm trên đường Vành đai 3 trên cao

Hà Nội: Cấm phương tiện lưu thông ban đêm trên đường Vành đai 3 trên cao

Để phục vụ việc sửa chữa khe co giãn, bản mặt cầu đường Vành đai 3 trên cao, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo tổ chức giao thông trên tuyến đường này, đoạn từ Mai Dịch đến Đại lộ Thăng Long.

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 tác động thế nào tới chi phí vận tải và logistics

Nghị định 168 đặt ra các mức xử phạt nghiêm khắc đối với vi phạm giao thông, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp và tài xế tuân thủ quy định, giảm thiểu tai nạn và vi phạm.

Tiền phạt bằng 2 tháng lương vì chở quá tải trên 100%

Tiền phạt bằng 2 tháng lương vì chở quá tải trên 100%

Trong đêm, lực lượng CSGT đã tổ chức tuần tra mật phục phát hiện nhiều trường hợp xe tải vi phạm. Trong đó có xe quá tải trên 100%, di chuyển trên đê, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT rất cao.

Vì sao khu vực đường gom Đỗ Mười, Ngọc Hồi – Bệnh viện Nội tiết thường xuyên xảy ra tai nạn?

Vì sao khu vực đường gom Đỗ Mười, Ngọc Hồi – Bệnh viện Nội tiết thường xuyên xảy ra tai nạn?

Chỉ trong vòng 1 tuần đầu tháng 3/2025 đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe tải và xe máy ở khu vực đường gom Đỗ Mười, đường Ngọc Hồi rẽ phải Bệnh viện Nội tiết khiến người đi xe máy tử vong.

Xử lý mạnh để trị bệnh “nhờn luật”

Xử lý mạnh để trị bệnh “nhờn luật”

TNGT giảm sâu, vi phạm giao thông cũng giảm đáng kể trong 2 tháng đầu năm - đó là những tác động tích cực do Nghị định 168 đem lại. Tuy vậy, khi đã xuất hiện tình trạng “nhờn luật”, đòi hỏi sự vào cuộc một cách quyết liệt, thường xuyên, tạo sự thay đổi một cách căn bản, bền vững.

Chướng ngại vật tràn lan, giao thông kiểu “lạ đời” trong các khu đô thị tự quản

Chướng ngại vật tràn lan, giao thông kiểu “lạ đời” trong các khu đô thị tự quản

Rào chắn tùy tiện, những biển báo rỉ sét, mất chữ, những biện pháp tình thế lạ đời như căng dây cùng biển cấm đỗ xe... Mối nguy mất an toàn giao thông hiện hữu trong mắt người dân, người đi đường, khả năng kết nối giao thông hạn chế…

Những mạch nguồn cuộn chảy

Những mạch nguồn cuộn chảy

Đã 50 năm kể từ mốc son của lịch sử dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhưng tinh thần và khát vọng chiến thắng của thế hệ cha anh vẫn luôn "truyền lửa" cho thế hệ sau.