Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Thiếu trạm dừng nghỉ trên cao tốc, khắc phục và bổ sung ra sao?

Huy Hoàng: Thứ năm 31/08/2023, 06:18 (GMT+7)

Có tư duy xem đây là hạng mục dịch vụ nên kêu gọi xã hội hoá khối tư nhân, hoặc với công trình BOT thì có tư tưởng đầu tư từ từ theo lưu lượng nên chưa có tư tưởng xem đây là hạng mục tiên quyết phải làm.

Dịp Quốc Khánh 2/9 tới đây sẽ có thêm 2 tuyến cao tốc đường bộ được thông xe đưa vào sử dụng là tuyến Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu. Cuối năm nay cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng sẽ hoàn thành.

Đây là những tín hiệu tích cực cho hạ tầng giao thông nước ta, song vẫn còn đó những nỗi lo về hệ thống trạm dừng trên các tuyến cao tốc đường bộ.

Liên quan vấn đề này, phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Trần Xuân Sanh – Nguyên Cục trưởng Cục quản lý đầu tư xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT).

PV: Ông nhận định ra sao về tốc độ triển khai mạng lưới đường cao tốc nước ta thời gian qua? Liệu với tiến độ này có thể hoàn thành mục tiêu 3.000km vào năm 2025 và 5.000km vào năm 2030?

Ông Trần Xuân Sanh: Tính từ khi nước ta chuyển đổi chủ trương từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường (khoảng 37 năm) chúng ta đã làm được 1892km đường bộ cao tốc, và tính riêng trong 3 năm từ 2020 đến nay đã làm được 566km đường cao tốc.

Đây thực sự là một cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên không thể căn cứ một con số để đánh giá vì mỗi thời kỳ đều có đặc điểm khác nhau.

Nói về mục tiêu đến năm 2025, tức là trong 2 năm phải hoàn thành hơn 1100km nữa. Theo thông tin tôi biết khả năng hoàn thành cao là khoảng 900km vì hiện nay hầu hết các dự án đã và đang triển khai rồi.

Giai đoạn khó khăn nhất về thủ tục, hồ sơ, thiết kế, đấu thầu…đã giải quyết rồi, bây giờ chỉ còn tập trung vào thi công, giải phóng mặt bằng.

Với khoảng 200km còn lại thì phải cố gắng hơn vì có khá nhiều rủi ro về tiến độ. Tuy vậy, với cách hoạt động của ngành giao thông hiện nay thì ta có thể làm được.

Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Thanh niên

Trạm dừng nghỉ trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Thanh niên

PV: Trạm dừng nghỉ là một phần rất quan trọng của các tuyến cao tốc, vậy việc thiếu các trạm dừng nghỉ gây ảnh hưởng ra sao đến các tài xế nói riêng, hoạt động lưu thông trên cao tốc nói chung?

Ông Trần Xuân Sanh: Tại sao trên đường cao tốc thường phải làm trạm dừng nghỉ? Là vì để  có thể tính toán được cung đường để nghỉ ngơi, đảm bảo an toàn trong quá trình lái xe cũng như tiếp tế nhiên liệu, tăng năng lực cho người vận hành trên cao tốc.

Thông thường khi đầu tư đường cao tốc, do hạn chế về hạn mức đầu tư nên trong giai đoạn chuẩn bị chỉ tập trung vào tổng mức cho tuyến chính. Ngoài ra, có tư duy xem đây là hạng mục dịch vụ nên kêu gọi xã hội hoá khối tư nhân, hoặc với công trình BOT thì có tư tưởng đầu tư từ từ theo lưu lượng nên chưa có tư tưởng xem đây là hạng mục tiên quyết phải làm.

Nếu là công trình nhà nước mà kêu gọi xã hội hoá thì cũng khó thu hút nhà đầu tư, nên nhà nước cần đưa vào tổng mức đầu tư để hoàn thành luôn, sau đó tổ chức đấu thầu chuyển nhượng quyền thu phí, quyền khai thác vận hành các trạm dừng này. Mô hình này các nước trên thế giới đã làm và có thể áp dụng cho tuyến cao tốc chính.

PV: Theo ông, cần làm gì để sớm có hệ thống dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc thời gian tới?

Ông Trần Xuân Sanh: Thứ nhất, với công trình dùng vốn công nếu tổng mức chưa có thì cần bổ sung tổng mức để đầu tư bằng được, sau đó tổ chức đấu thầu khai thác vận hành bảo trì tuyến cao tốc từng đoạn có thời hạn hoặc đấu thầu từng nhóm dịch vụ để thu hồi vốn ngân sách. Còn với công trình hợp tác công tư thì hoặc là nhà nước cán đáng phần đó hoặc động viên nhà đầu tư hoàn thiện dứt điểm.

Ngoài hệ thống trạm dừng nghỉ thì hệ thống ITS (công nghệ giao thông thông minh) hoặc tất cả các trạm thu phí cũng nên tính đến việc triển khai bằng hình thức khác, không dùng hệ thống barie mà thay bằng các long môn có máy đọc sẽ giúp xe lưu thông nhanh mà không tốn thêm chi phí.

PV: Xin cám ơn Ông!

Huy Hoàng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Bệnh nhi nguy kịch sau vụ ngộ độc bánh mì đang được hồi sức cấp cứu thế nào?

Trong gần như cùng một thời điểm, đã có hai vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng loạt xảy ra, đó là vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai).

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Số ca nhập viện lên 469, bệnh nhi thở máy có dấu hiệu khả quan

Thông tin từ Sở Y tế Đồng Nai, tính đến sáng nay (03/5), các bệnh viện tại thành phố Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại tiệm bánh Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

TP.HCM: Vụ ngộ độc thực phẩm khiến 15 học sinh tiểu học cấp cứu, chưa bé nào xuất viện

Sáng 3/5, BV Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức - nơi tiếp nhận 15 học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi ngộ độc thực phẩm nhập viện cho biết, hiện sức khỏe các em được cải thiện và đang tiếp tục được theo dõi.

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Kết nối không gian văn hóa qua dự án nghệ thuật trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Tự sự của đêm: Tiếng lòng mình...

Người ta nói những người thức đêm thường có hai lý do chính: hoặc là vì công việc, hoặc là để đối diện với chính mình. Vậy bạn thuộc lý do gì?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Từ chối thu gom rác thải không phân loại, liệu có thực hiện được?

Công nhân môi trường có quyền kiểm tra túi đựng rác thải sinh hoạt của người dân và từ chối thu gom nếu chưa phân loại.

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Phong trào chạy bộ: Để vui khỏe nhưng không bát nháo

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các giải chạy đang “bùng nổ” ở các nơi, do nhiều đơn vị tổ chức, thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.