Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Ba, 22/4/2025
Dự thảo trên tay

Tăng mức phạt tiền vi phạm PCCC lên nhiều lần

Nguyễn Yên: Thứ hai 10/02/2025, 14:53 (GMT+7)

Luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025 tới đây. Để phù hợp, thống nhất với luật mới, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH sẽ được điều chỉnh; đồng thời sẽ nâng mức tiền xử phạt...

MỨC PHẠT LÊN TỚI 100 TRIỆU

Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Công an soạn thảo gồm 4 chương, 41 điều, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Đáng chú ý, tại dự thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên nhiều lần đối với một số vi phạm về PCCC trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện. Trong đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực PCCC và CNCH, đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.

Cụ thể, đề xuất phạt tiền 6 - 8 triệu đồng (hiện hành 2 - 5 triệu đồng) với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy. Phạt tiền 10 - 15 triệu đồng (hiện hành 5 - 10 triệu đồng) với hành vi sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không bảo đảm hệ thống điện phục vụ PCCC.

Phạt tiền 25 - 30 triệu đồng (hiện hành 15 - 25 triệu đồng) với hành vi không có hệ thống điện phục vụ PCCC; phạt 3-5 triệu đồng với hành vi mang bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào nơi có quy định cấm liên quan phòng cháy; hành vi không tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có khả năng, điều kiện cho phép bị đề nghị xử phạt từ 3 - 5 triệu đồng.…

Đặc biệt, dự thảo quy định một nội dung hoàn toàn mới, đó là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất mức 15 - 25 triệu đồng với hành vi cản trở lực lượng, phương tiện chữa cháy (hiện nay là 5 - 10 triệu đồng). Mức phạt tăng lên 30 - 40 triệu đồng với hành vi không thực hiện hoặc không duy trì đường giao thông cho phương tiện chữa cháy; làm mất tác dụng của đường giao thông dành cho chữa cháy (hiện nay là 5 - 10 triệu đồng).

Riêng với hành vi báo cháy giả, báo tình huống cần phải cứu nạn, cứu hộ giả, Bộ Công an đề xuất mức phạt 5 - 10 triệu đồng. Lỗi này đang áp dụng theo quy định hiện hành là 4 - 6 triệu đồng với cá nhân, với tổ chức 8 - 12 triệu đồng.

Theo Bộ Công an, việc xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH nhằm bảo đảm việc xử phạt nghiêm minh, có tính khả thi, phù hợp với thực tế, góp phần bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vòng 60 ngày, và dự kiến có hiệu lực khi Luật PCCC 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 tới đây.

Ảnh minh họa: Thấy cháy mà không tham gia dập lửa sẽ bị xử phạt đến 5 triệu đồng

Ảnh minh họa: Thấy cháy mà không tham gia dập lửa sẽ bị xử phạt đến 5 triệu đồng

NÂNG CAO MỨC PHẠT ĐỂ BẢO VỆ TÍNH MẠNG VÀ SỨC KHOẺ  NGƯỜI DÂN

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì nhiều mức phạt được đề xuất tăng cao gấp 16 - 30 lần so với quy định hiện hành. Vậy cụ thể các mức phạt tăng cao với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC như thế nào? PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam.

PV: Thưa bà, trước tiên, xin bà cho biết những điểm đáng chú ý của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn?

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam

Bà Phạm Thị Thu Hằng: Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn được coi là một văn bản quan trọng để triển khai thực hiện Luật PCCC.

Theo chúng tôi thì việc ban hành Nghị định là rất cần thiết và so với quy định hiện hành có một số điểm đáng lưu ý là:

Tại phần chung của Nghị định đã quy định về thời hiệu xử phạt, có thể là 1 năm hoặc tính lại kể từ thời điểm có hành vi trốn tránh việc xử phạt.

Điểm mới nữa là quy định chi tiết với các vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị nghiệp vụ do cá nhân hoặc tổ chức cung cấp. Về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục thì lần này đã được quy định minh bạch, rõ ràng và dễ hiểu hơn.

So với Nghị định 144, Dự thảo Nghị định lần này đã tăng mức phạt tối đa với cá nhân là 50 triệu và tổ chức là 100 triệu. Một hành vi vi phạm có thể bị phạt cảnh báo, phạt tiền và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật và áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

PV: Như bà vừa trao đổi, theo Dự thảo này, dự kiến, mức phạt vi phạm phòng cháy chữa cháy sẽ tăng cao. Theo bà, điều này sẽ có những tác động ra sao?

Bà Phạm Thị Thu Hằng: Thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ cháy, nhất là ở các đô thị lớn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Các hành vi vi phạm đã có quy định nhưng chưa rõ ràng, chế tài xử phạt vi phạm hành chính dừng ở mức răn đe, chưa tương xứng với thiệt hại mà hành vi đó gây ra.

Mức phạt hiện nay chúng tôi đánh giá là thấp và còn khiến người dân chủ quan nên với việc tăng mức phạt và tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC, chúng tôi coi là biện pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định và giảm thiểu các hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC.

Việc nâng cao mức phạt đánh trực tiếp vào túi tiền của cá nhân sẽ giảm các hành vi vi phạm, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân và các lợi ích to lớn cho xã hội. 

PV: Vâng, để các quy định mới mang lại hiệu quả trong thực tiễn, Hiệp hội PCCC và CNCH Việt Nam sẽ phối hợp triển khai ra sao, thưa bà?

Bà Phạm Thị Thu Hằng: Đến ngày 1/7/2025 khi Luật PCCC có hiệu lực thì đồng thời các Nghị định và Thông tư hướng dẫn cũng sẽ có hiệu lực theo. Từ thời điểm này, trách nhiệm của Hiệp hội sẽ tuyên truyền, phổ biến, phối hợp với các trường học, các khu công nghiệp, các địa bàn có nguy cơ cháy nổ cao để tổ chức các chương trình phổ biến pháp luật, trong đó có tuyên truyền về các hành vi vi phạm và mức xử phạt để khi Luật và các Nghị định có hiệu lực sẽ giảm được các hành vi vi phạm.

 PV: Vâng, xin được cảm ơn bà!

PHÁT HUY TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỒNG

Với việc các mức phạt vi phạm về PCCC trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện được rà soát, điều chỉnh theo hướng nâng cao lên nhiều lần để tăng tính răn đe sẽ có những tác động ra sao?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi cùng đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn Đại biểu Quốc hội Lâm Đồng về nội dung này.

PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về tính cấp thiết của các nội dung trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn?

Bà Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn Đại biểu Quốc hội Lâm Đồng

Bà Trịnh Thị Tú Anh, Đoàn Đại biểu Quốc hội Lâm Đồng

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh: Tôi đánh giá rất cao việc Bộ Công an đã xây dựng và đưa ra lấy ý kiến Dự thảo này.

Trước tình hình cháy và hậu quả cháy nổ thời gian qua thì đây là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về PCCC, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Dự thảo Nghị định đã tăng cường tính răn đe, xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCCC, đề xuất các mức phạt cao đặc biệt với các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng nhằm xử lý nghiêm các hành vi nghiêm, góp phần giảm thiểu các hậu quả các vụ cháy nổ xảy ra.

Dự thảo mở rộng phạm vi, đối tượng bị xử phạt, cụ thể tới từng hành vi đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả của công tác PCCC; Dự thảo đã quy định rõ ràng hơn về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các công tác phòng ngừa PCCC; các quy định xử phạt đã chặt chẽ hơn phù hợp với tính chất của từng hành vi vi phạm.

PV: Trong Dự thảo này đã đề xuất phạt người không tham gia chữa cháy đến 5 triệu đồng. Quy định này theo bà sẽ có tác động ra sao?

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh: Một phương châm quan trọng của PCCC là 4 tại chỗ nên Dự thảo lần này đưa ra đề xuất phạt người có đủ điều kiện không tham gia chữa cháy đến 5 triệu đồng. Đây là điểm mới và có ý nghĩa khuyến khích phát huy trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia phòng cháy khi xảy ra hỏa hoạn. 

Việc không đứng ngoài cuộc trong tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản của những người xung quanh. Thứ 2 là tăng cường tính kỷ luật trong PCCC, giúp mọi người nhận thức tốt hơn về vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác PCCC.

PV: Để các quy định mới có tính khả thi, phù hợp với thực tế, góp phần bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bà có thêm các đóng góp ra sao?

ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh: Tôi đề nghị cần tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân để hoàn thiện dự thảo để khi Nghị định được ban hành đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được yê cầu của công tác PCCC trong thời gian tới.

Trong Nghị định nên xây dựng cơ chế giám sát để đánh giá hiệu quả nhằm có những điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết; cần các quy định cụ thể hơn nhằm tăng cường nguồn lực cho công tác PCCC, có quy định cụ thể hơn về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và công tác tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng.

 PV: Vâng, xin được cảm ơn bà!

Với đề xuất nâng mức phạt tiền như dự thảo vừa nêu, nhiều ý kiến nhận định, việc này sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp trong việc chấp hành quy định về PCCC nói chung, liên quan đến điện nói riêng, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Bạn kỳ vọng gì vào Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn của Bộ Công an? Những quy định chi tiết cùng mức phạt tiền nghiêm khắc sẽ tác động đến người dân ra sao? Từ đó, góp phần ngăn chặn từ sớm, từ xa những rủi ro trong lĩnh vực PCCC như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” khung giờ FM91 chiều thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần trên FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Apple Podcast. 

 

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.