Để không bị “chặt chém” khi đi sửa xe máy
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Đối với một công cuộc có ý nghĩa rất lớn với giao thông và không chỉ giao thông như việc đẩy lùi vấn nạn rượu bia rồi lái xe, thì những phản ứng, băn khoăn, hay tác động nhất thời, là điều bình thường và dễ hiểu.
Khi con số được kiểm tra nhiều lên, tỉ lệ các trường hợp phát hiện có nồng độ cồn nhưng không phải do uống rượu bia tăng theo, là đương nhiên. Ngành y đã giải thích về cồn tự nhiên trong cơ thể, làm rõ đây một thang đánh giá về mối quan hệ nồng độ cồn với sức khỏe, hành vi, không liên quan đến các quy định về xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Việc ai đó đọc loáng thoáng về nồng độ cồn tự nhiên rồi đem ra đặt vấn đề với công tác xử phạt rằng làm “hơi quá”, chủ yếu do họ đọc chưa tới, hiểu chưa thông. Tác động của cồn lên từng cơ thể là khác nhau. Một lượng nhỏ với người này có thể đủ làm mất tự chủ cho người khác.
Lực lượng thực thi pháp luật cũng đã thông tin chi tiết về quá trình xử phạt để người dân yên tâm rằng, không có chuyện lực lượng chức năng “xử phạt bằng mọi giá”. Công dân được bảo đảm đầy đủ các quyền theo luật định, được trình bày ý kiến, được khiếu nại quyết định xử phạt nếu thấy không thỏa đáng, được giám sát để đảm bảo quá trình xử phạt đúng người, đúng vi phạm.
Điều đó có nghĩa, khi được mời đo nồng độ cồn, người dân không cần phải lo bị phạt oan. Việc thắc mắc và giải thích này là một cơ hội tốt để truyền thông về quyền và nghĩa vụ công dân đối với các quy phạm pháp luật, mà trực tiếp là Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính
Những phản ứng bột phát nhỏ lẻ vừa qua của người được kiểm tra nồng độ cồn với CSGT, phần lớn xuất phát từ sự thiếu bình tĩnh, thiếu hiểu biết. Người được xử lý đã không biết rằng, ngay cả khi không đồng tình, có ý định khiếu nại, trước tiên anh vẫn phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Việc đùng đùng tự ý đi xét nghiệm nồng độ cồn ở nơi nào đó rồi đem kết quả đến CSGT để chứng minh mình không vi phạm, là một biểu hiện hết sức sự ngây thơ về pháp luật.
Việc cố thủ trong xe “thi gan” với CSGT hoặc bỏ xe chạy lấy người nhằm trốn tránh xử phạt, căn nguyên cũng từ sự ấu trĩ, thiếu hiểu biết về sức mạnh của luật pháp và các công cụ thực thi.
Càng lý phạt nhiều, xuất hiện nhiều trường hợp kiểu này, cơ hội để phổ biến, giải thích pháp luật tới người dân càng cụ thể, sinh động và thiết thực.
Còn tác động đến kinh tế, đương nhiên là khó tránh. Không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của ngành sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn cho kinh tế và công ăn việc làm. Song, khi khách hàng đã thay đổi trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, thì sự điều chỉnh của thị trường là tất yếu khách quan. Đây cũng có thể xem như cơ hội để mọi hàng hóa dịch vụ khác trong nền kinh tế, nếu muốn có chỗ đứng bền vững, thì bắt buộc phải gắn chặt với trách nhiệm cộng đồng.
Tóm lại, những yếu tố xuất hiện trong quá trình xử phạt gắt gao vi phạm nồng độ cồn ở người lái xe vừa qua, chưa đến mức coi là rào cản, và cũng không nên coi là rào cản, mà nên nhìn nhận như là cơ hội.
Cơ hội cho những thay đổi cần thiết vì một xã hội an toàn, trật tự, văn minh hơn, từ hiểu biết pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật, đến trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất, kinh doanh.
Tiếp cận như một cơ hội, sẽ có thêm động lực, quyết tâm để thực hiện công cuộc đẩy lùi vi phạm nồng độ cồn trong giao thông theo đúng tinh thần “phi chiến dịch”, tức coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, cho đến khi sự dịch chuyển của hành vi xã hội đạt mức yêu cầu.
Tất nhiên, quyết tâm cần đến từ nhiều phía, cả lãnh đạo các địa phương, thủ trưởng các cơ quan, thủ lĩnh các đoàn thể, cho đến người thân, bạn bè, và quan trọng nhất là người tham gia giao thông, chứ không chỉ trông chờ, phó thác quyết tâm của lực lượng thực thi công vụ./.
Trên một diễn đàn giao thông, chỉ một lời phàn nàn về việc bị “chặt chém” chi phí sửa chữa xe máy tại Hà Nội, nhưng đã thực sự thổi bùng lên rất nhiều sự đồng cảm, bức xúc của những người cùng cảnh ngộ.
Hiện nay kinh tế đang có phần khó khăn hơn, cộng với việc bán hàng qua kênh online phát triển mạnh, chưa kể các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi mọc lên khắp hang cùng ngõ hẻm....được xem là những nguyên nhân khiến nhiều chợ truyền thống ngày càng ảm đạm, ế khách ngay cả trong mùa mua sắm.
Theo dự liệu thống kê của Cục Đăng kiểm VN, số lượng đăng kiểm viên bị khởi tố và số người nghỉ việc chiếm khoảng hơn 40% lượng đăng kiểm viên của toàn hệ thống.
Phố cổ Hà Nội, nổi danh với những phố Hàng, nhưng bây giờ còn rất ít phố giữ được nghề truyền thống xưa, như chính tên gọi của nó. Nếu ai đã từng đi qua phố Hàng Thiếc sẽ cảm thấy khá thú vị khi cả con phố này hầu hết các gia đình đều giữ được nghề, và sống tốt với nghề chì thiếc.
Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (7/12) được dự báo giảm theo xu hướng thế giới.
Dù là đường mới làm, vừa sửa xong hay đường đã cũ, trên bất kỳ một con phố nào ở Thủ đô, người dân chưa bao giờ được đi trên một con đường bằng phẳng, không có ổ gà, ổ trâu, hay nhìn thấy những chiếc nắp cống bằng phẳng, vỉa hè không lồi lõm, nứt vỡ...
Tháng 8/2023, UBND TP.Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam triển khai dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng với 1.000 xe tại 79 điểm trên địa bàn các quận Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ… Sau một thời gian triển khai, người dân thấy sao về dịch vụ này?