Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

"Làm mạnh" vi phạm nồng độ cồn, không để "chùn" vì một vài rào cản

Quách Đồng - Hải Hà - Kiều Tuyết: Thứ năm 16/03/2023, 15:41 (GMT+7)

Từ khi thực hiện kế hoạch xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, tình hình TNGT trên toàn quốc đã có nhiều chuyển biến. Điều này có ý nghĩa hơn hết so với những tác động ngoài mong muốn đối với ngành kinh doanh đồ uống có cồn, dịch vụ ăn uống...

Đặc biệt, các tranh luận quanh nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể cũng được nhiều chuyên gia lý giải một cách căn kẽ, khoa học khi máy đo nồng độ cồn sẽ không ghi nhận được nếu là nồng độ cồn tự nhiên của cơ thể, hay do uống nước hoa quả, siro…

Đứng tần ngần tại ngã 4 Nguyễn Hoàng – Lê Đức Thọ sau khi bị CSGT kiểm tra, phát hiện vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, anh Lê Đức Hoàng, ở Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội phân trần, do đã nắm được quy định nên anh đã uống rất ít trước khi điều khiển phương tiện.

Dù vi phạm nồng độ cồn mức thấp, song anh Hoàng vẫn bị tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe: "Cái này em rất nắm rõ. Trước giờ uống rượu không bao giờ đi xe máy. Hôm nay thôi thì có việc gia đình nên là mình đi xe máy, nhưng mà uống chỉ tầm 1-2 chén thôi", anh Hoàng cho biết.

Đại úy Đặng Hoàng Anh, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, từ cuối năm 2022 đến nay, đơn vị đã xử lý 747 trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, trong đó có 193 trường hợp điều khiển ô tô; 544 xe máy. Kết quả cho thấy, tính trong 3 tháng đầu năm tình hình TNGT trên địa bàn có chuyển biến rõ rệt, với việc chỉ xảy ra 1 vụ TNGT, làm 1 người chết:

"Kể từ khi xử lý tập trung vào những hành vi trên, số vụ TNGT trên địa bàn đã giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước và so với tháng liền kề. Thứ hai, sau khi tăng cường xử lý thì các phương tiện vi phạm đã có dấu hiệu giảm đi. Ví dụ các phương tiện ô tô hầu như người lái xe không dám sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông", Đại úy Đặng Hoàng Anh cho biết.

Người vi phạm thẫn thờ ký biên bản vi phạm nồng độ cồn

Người vi phạm thẫn thờ ký biên bản vi phạm nồng độ cồn

Thiếu tá Nguyễn Minh Đức, Phó đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, trong quá trình xử lý, cũng có những trường hợp khi đo nồng độ cồn, một số ít trường hợp viện lý do nồng độ cồn thấp do uống nước hoa quả hoặc do nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể. Tuy vậy, với trường hợp uống nước trái cây, siro, sau khi người điều khiển phương tiện uống nước, nghỉ ngơi 10-20 phút, lực lượng CSGT kiểm tra lại thì đều không phát hiện nồng độ cồn:

"Một số người có ý kiến là có một ngưỡng nào đấy, chứ không phải cứ có là xử phạt. Tuy nhiên không thể biết được là anh uống 3-4 ly có say hay không. Quy định là quy định chung, không có vùng nào là “vùng xanh” cả", Thiếu tá Nguyễn Minh Đức cho biết.

Trong một cuộc trao đổi với báo chí gần đây, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cũng cho biết, 2 tháng đầu năm, do xử lý mạnh về nồng độ cồn, TNGT đã giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Do vậy, thiếu tướng Lê Xuân Đức khẳng định, thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tiếp tục thực hiện mạnh mẽ kế hoạch cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn: "Lãnh đạo Bộ Công an thấy rằng chúng ta cần phải lập lại một trật tự kỷ cương và chọn ra những chuyên đề là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT, thì Kế hoạch 209 lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo, TNGT đã giảm sâu cả 3 tiêu chí, đặc biệt không có những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến rượu bia".

1-0927

Xung quanh những ý kiến băn khoăn về việc sử dụng các si ro hoa quả có thể có nồng độ cồn, hoặc trong cơ thể có nồng độ cồn tự nhiên, Thạc sĩ Phan Thị Kim Dung, Phó trưởng khoa Hô Hấp, Bệnh viên Xanh Pôn, Hà Nội cho rằng, về mặt lý thuyết, có một số hoa quả, đồ uống có men, hoặc nồng độ cồn tự thân, nhưng rất khó để chứng mình những đồ uống này có lên men ở đường tiêu hóa hay không:

"Thứ nhất trong thành phần siro không có cồn. Thứ hai, về mặt lý thuyết, một số thức ăn, đồ uống có men vi sinh chẳng hạn khi để lâu có thể tự lên men, bốc hơi, còn vào đường tiêu hóa có xảy ra hiện tượng đó hay không thì không chắc chắn được. Vì hệ tiêu hóa còn hấp thu những thức ăn, nước uống đó, cho nên về thực tế có thể không xảy ra những hiện tượng người ta nói. Chỉ có uống cồn thổi lên cồn thôi, còn uống những cái khác mà thổi lên cồn thì hơi vô lý", Thạc sĩ Phan Thị Kim Dung cho biết.

Theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT, trường ĐH Việt Đức, bản chất lái xe là một hoạt không an toàn, nên mức độ tỉnh táo của người điều khiển phương tiện luôn được đảm bảo. Bởi vậy, ngoài việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối với mọi đối tượng vẫn cần duy trì đều đặn các hoạt động kiểm soát nồng độ cồn:

"Trong những năm tới sẽ cần tăng vẫn tăng cường các hoạt động về kiểm tra, giám sát trạm cố định và kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên do các nhóm liên ngành triển khai và phải làm liên tục liên tục chứ không phải theo đợt. Nếu làm liên tục như vậy trong 3 năm mà vẫn diễn biến phức tạp vẫn có những vụ tai nạn giao thông xảy ra do uống rượu bia và lái xe, thì lúc đó phải nghĩ đến là hình sự hóa hành vi này để đánh vào tâm lý của người tham gia giao thông", PGS.TS Vũ Anh Tuấn cho biết. 

2-0927

Việc thực hiện cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc kéo giảm TNGT, trật tự an toàn xã hội. Sự chuyển dịch về thói quen của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông cũng cho thấy tín hiệu tích cực về trách nhiệm cá nhân với cộng đồng. Do vậy, các ngành dịch vụ, ăn uống cũng không thể đi ngược xu hướng này, không thể coi đây là rào cản, mà nên coi đây là cơ hội để dịch chuyển dịch vụ, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Rào cản hay cơ hội"?

Đối với một công cuộc có ý nghĩa rất lớn với giao thông và không chỉ giao thông như việc đẩy lùi vấn nạn rượu bia rồi lái xe, thì những phản ứng, băn khoăn, hay tác động nhất thời, là điều bình thường và dễ hiểu.

Khi con số được kiểm tra nhiều lên, tỉ lệ các trường hợp phát hiện có nồng độ cồn nhưng không phải do uống rượu bia tăng theo, là đương nhiên. Ngành y đã giải thích về cồn tự nhiên trong cơ thể, làm rõ đây một thang đánh giá về mối quan hệ nồng độ cồn với sức khỏe, hành vi, không liên quan đến các quy định về xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Việc ai đó đọc loáng thoáng về nồng độ cồn tự nhiên rồi đem ra đặt vấn đề với công tác xử phạt rằng làm “hơi quá”, chủ yếu do họ đọc chưa tới, hiểu chưa thông. Tác động của cồn lên từng cơ thể là khác nhau. Một lượng nhỏ với người này có thể đủ làm mất tự chủ cho người khác.

Lực lượng thực thi pháp luật cũng đã thông tin chi tiết về quá trình xử phạt để người dân yên tâm rằng, không có chuyện lực lượng chức năng “xử phạt bằng mọi giá”. Công dân được bảo đảm đầy đủ các quyền theo luật định, được trình bày ý kiến, được khiếu nại quyết định xử phạt nếu thấy không thỏa đáng, được giám sát để đảm bảo quá trình xử phạt đúng người, đúng vi phạm.

Điều đó có nghĩa, khi được mời đo nồng độ cồn, người dân không cần phải lo bị phạt oan. Việc thắc mắc và giải thích này là một cơ hội tốt để truyền thông về quyền và nghĩa vụ công dân đối với các quy phạm pháp luật, mà trực tiếp là Luật giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính

Những phản ứng bột phát nhỏ lẻ vừa qua của người được kiểm tra nồng độ cồn với CSGT, phần lớn xuất phát từ sự thiếu bình tĩnh, thiếu hiểu biết. Người được xử lý đã không biết rằng, ngay cả khi không đồng tình, có ý định khiếu nại, trước tiên anh vẫn phải chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

Việc đùng đùng tự ý đi xét nghiệm nồng độ cồn ở nơi nào đó rồi đem kết quả đến CSGT để chứng minh mình không vi phạm, là một biểu hiện hết sức sự ngây thơ về pháp luật.

Việc cố thủ trong xe “thi gan” với CSGT hoặc bỏ xe chạy lấy người nhằm trốn tránh xử phạt, căn nguyên cũng từ sự ấu trĩ, thiếu hiểu biết về sức mạnh của luật pháp và các công cụ thực thi.

Càng lý phạt nhiều, xuất hiện nhiều trường hợp kiểu này, cơ hội để phổ biến, giải thích pháp luật tới người dân càng cụ thể, sinh động và thiết thực.

Còn tác động đến kinh tế, đương nhiên là khó tránh. Không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của ngành sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn cho kinh tế và công ăn việc làm. Song, khi khách hàng đã thay đổi trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng, thì sự điều chỉnh của thị trường là tất yếu khách quan. Đây cũng có thể xem như cơ hội để mọi hàng hóa dịch vụ khác trong nền kinh tế, nếu muốn có chỗ đứng bền vững, thì bắt buộc phải gắn chặt với trách nhiệm cộng đồng.

Tóm lại, những yếu tố xuất hiện trong quá trình xử phạt gắt gao vi phạm nồng độ cồn ở người lái xe vừa qua, chưa đến mức coi là rào cản, và cũng không nên coi là rào cản, mà nên nhìn nhận như là cơ hội.

Cơ hội cho những thay đổi cần thiết vì một xã hội an toàn, trật tự, văn minh hơn, từ hiểu biết pháp luật, tinh thần thượng tôn pháp luật, đến trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất, kinh doanh.

Tiếp cận như một cơ hội, sẽ có thêm động lực, quyết tâm để thực hiện công cuộc đẩy lùi vi phạm nồng độ cồn trong giao thông theo đúng tinh thần “phi chiến dịch”, tức coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, cho đến khi sự dịch chuyển của hành vi xã hội đạt mức yêu cầu.

Tất nhiên, quyết tâm cần đến từ nhiều phía, cả lãnh đạo các địa phương, thủ trưởng các cơ quan, thủ lĩnh các đoàn thể, cho đến người thân, bạn bè, và quan trọng nhất là người tham gia giao thông, chứ không chỉ trông chờ, phó thác quyết tâm của lực lượng thực thi công vụ./.

Quách Đồng - Hải Hà - Kiều Tuyết/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Hà Nội: Khởi tố vụ mâu thuẫn ở quán bia, phóng hỏa quán cafe làm 11 người chết

Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố bị can C.V.H. (trú huyện Đông Anh, Hà Nội), bị tình nghi đốt quán cà phê làm 11 người chết tại quận Bắc Từ Liêm vào đêm 18/12

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên): 100% nhân viên tự tin vận hành an toàn và tốt nhất

Chỉ vài ngày nữa, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đưa vào khai thác. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu bước chuyển mình về hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM trong cải thiện chất lượng sống cho người dân, góp phần giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm và hướng đến một đô thị xanh, bền vững.

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Đẩy lùi lãng phí trong giao thông, bắt đầu từ đâu?

Tiền tỷ đổ vào cầu đường, vào phân làn, vào lát đá, và rất nhiều hoạt động khác trong giao thông, không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả như mong đợi. Có những lãng phí nhìn thấy ngay, có những lãng phí nhiều năm sau mới “hiện hình”.

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Bến cóc, xe dù hoạt động mạnh dịp cận Tết

Trong thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tình hình gần khu vực bến xe miền Đông cũ xuất hiện nhiều bến cóc, xe dù hoạt động mạnh trong thời gian gần Tết dương lịch.

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

TP.HCM: Người dân sử dụng tuyến buýt nào để đến các nhà ga metro?

Để tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, việc tổ chức kết nối các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có các tuyến xe buýt, đóng vai trò rất quan trọng.

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Thí điểm xe khách Giáp Bát - Sapa: Có cần giữ quy định hướng tuyến?

Lâu nay vận tải hành khách trên địa bàn Hà Nội được quy định theo hướng tuyến, nghĩa là các xe từ hướng nào về Hà Nội sẽ vào các bến thuộc hướng tuyến đó, để tránh việc xe khách chạy xuyên tâm, gây ùn tắc và TNGT.

Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân

Giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định hiện nay, người nộp thuế được giảm hoặc miễn thuế thu nhập cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện về giảm trừ gia cảnh.