Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Trong đó có các quy định chi tiết nhằm “gỡ khó” cho người mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội. Liệu đây có phải là một tín hiệu vui cho những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội?
Anh Trương Minh Trung và chị Nguyễn Thị Như Ý, một cặp vợ chồng trẻ làm kinh doanh tự do, hiện đang sống cùng hai con trong căn nhà tạm dựng trên mảnh đất gia đình. Mong muốn có một mái ấm ổn định, gia đình anh chị đã từ lâu ấp ủ giấc mơ sở hữu một căn nhà riêng.
Theo quy định về nhà ở xã hội, người lao động tự do tại khu vực đô thị có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên hoàn toàn có cơ hội để hiện thực hóa ước mơ này.
Từ lâu, vợ chồng anh chị đã thử tìm hiểu về loại hình nhà ở xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn. Anh Trương Minh Trung chia sẻ: “Mức thu nhập hiện tại, mình cũng mơ ước, nhưng cũng chưa có dám nghĩ tới là mình sẽ có một căn nhà ở xã hội. Do hai vợ chồng kinh doanh tự do nên cũng không biết cách thức nào để mình chứng minh được thu nhập chính xác”.
Dù đã gắn bó nhiều năm với công ty và có những đóng góp không nhỏ cho thành phố, nhiều nhân viên của Công ty Xây dựng môi trường xanh vẫn chưa có điều kiện để sở hữu một căn nhà do mức thu nhập còn thấp. Việc nâng cao mức thu nhập và tạo điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội cho nhóm đối tượng này là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
Ông Nguyễn Tú Huỳnh, công nhân làm việc ở đây cho biết: “Anh em chúng tôi ở những vùng quê xa xôi lên đây làm cũng muốn định cư để giúp sức cho thành phố làm mảng xanh sạch đẹp, nhưng mong ước có một ngôi nhà rất khó, bởi mức thu nhập trang trải cho công ăn việc làm, con cái học hành thì sao mà mua nhà?”.
Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ban hành 27/9/2024 có điều khoản đáng lưu ý về điều khoản thu nhập để được mua nhà ở xã hội.
Trước đây, để đưa được nhà ở xã hội, ngoài các điều kiện về nhà ở, nơi cư trú thì người đứng đơn phải có thu nhập hàng tháng thấp hơn mức thu nhập đóng thuế là từ 11 triệu đồng/tháng trở xuống.
Tuy nhiên, mới đây, điều 30 Nghị định 100/2024 quy định lại đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội là người lao động có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng đối với người độc thân và không quá 30 triệu đồng đối với trường hợp vợ chồng đã kết hôn theo quy định pháp luật.
Thời gian xác định thu nhập là trong một năm liền kề, tính từ lúc nộp hồ sơ đăng ký. Trong trường hợp đã có nhà, người dân vẫn được hưởng chính sách nhà ở xã hội, nếu như diện tích nhà đang ở bình quân dưới 15m2 sàn/người.
Như vậy, nhiều điều khoản trong Nghị định mới đã mở rộng đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội, mở ra cơ hội được sở hữu nhà ở cho nhiều người dân hơn.
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng: “Chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành cũng nhìn thấy rõ những khó khăn của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là việc tiếp cận của người dân. Trong trường hợp này, chúng ta thấy một cặp vợ chồng có thu nhập 30 triệu thì đủ tiếp cận nhà ở xã hội, họ đủ chi tiêu và đủ khả năng tiếp cận ngân hàng. Đây là một góc tích cực đối với người dân có nhu cầu để an cư lạc nghiệp”
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, trong quy định về lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội vẫn còn điểm bất hợp lý:
“Quy định của Nghị định 100/2024 áp dụng lãi suất vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội bằng với lãi suất vay áp dụng cho hộ nghèo vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội. Bất cập ở chỗ là ngân hàng chính sách xã hội vừa có văn bản công bố ngày 1/8/2024 trong đó có xác định áp dụng lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội tương đương với lãi suất cho vay đối với hộ nghèo đang cho vay tại ngân hàng chính sách xã hội là 6,6%/năm. Mức này tăng 1,8%/năm so với 4,8%/năm và quá cao so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay tại các ngân hàng thương mại”.
Ông Châu phân tích, nếu người lao động đang vay với lãi suất 4,8%/năm thì trong khoảng 12 tháng, người lao động sẽ phải trả thêm khoảng 14 triệu đồng.
Việc tăng lãi suất như vậy theo ông Châu không chỉ tăng thêm gánh nặng tài chính cho người mua nhà ở xã hội mà còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán.
"Lãi suất hơi cao. Thu nhập giờ có hơn 5 triệu/tháng chắc còn lâu lắm mới mua được".
"Cũng mong thông tin đến với bà con sớm và rõ ràng, gần gũi hơn".
"Nên phổ biến thông tin về các dự án nhà ở xã hội và cải thiện chính sách để người lao động nghèo có khả năng tiếp cận được".
"Chúng ta tránh câu chuyện “nhà ở xã hội chỉ có trên tivi”. Liệu Nghị định này sẽ được triển khai thế nào? Các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp phát triển bất động sản nhà ở, ngân hàng và các bên liên quan cùng phối hợp mới giúp được người dân".
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.