Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Nhiều băn khoăn trong việc Hà Nội cho thuê vỉa hè

Hải Bằng: Thứ ba 10/12/2024, 15:56 (GMT+7)

Trong tình hình nhiều quận nội thành hiện nay còn đang diễn ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, việc TP.Hà Nội tiến hành khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố để phục vụ kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị giúp tạo kế sinh nhai cho người dân là điều được người dân mong chờ và ủng hộ.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người dân còn tỏ ra băn khoăn về công tác quản lý, giá thuê và đối tượng thuê vỉa hè…

Là công nhân nghỉ hưu nhiều năm nay, ông Hòa (trú tại phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tự mở cho mình một quán trà đá nho nhỏ để làm niềm vui tuổi già và có thêm đồng ra đồng vào để phụ giúp con cái. Gọi là quán cho sang, khu vực ông Hòa bán nước nằm gọn tại cửa của khu tập thể trên phố Quán Sứ với vỏn vẹn chục chiếc ghế nhựa vừa để ngồi, vừa để làm bàn cho khách hàng để cốc.

Sau khi nghe tin quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 40 tuyến phố để phục vụ kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, ông Hòa tỏ ra rất vui mừng bởi lẽ điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ.

Nếu vỉa hè phố Quán Sứ được cho thuê, ông Hòa cũng sẽ đăng ký để mở rộng quán nước của mình: "Cho thuê vỉa hè chắc chắn khả thi thôi vì dân phố cổ người ta đi lại rất đông. Nếu được bán hàng như thế vừa vui vẻ mà nhân dân lại có thu nhập thì tốt quá. Bây giờ không cho thuê vỉa hè thì cũng có thứ tự gì đâu, hàng quán rồi dân để xe máy như thế, người đi bộ vẫn lách qua mà đi thôi”.

Tình trạng lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè của 1 quán cafe tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tình trạng lộn xộn, lấn chiếm vỉa hè của 1 quán cafe tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Thế nhưng, một điều băn khoăn đối với ông Hòa là với mức giá thuê vỉa hè từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng, thì những người bán trà đá như ông Hòa sẽ không đủ kinh phí để chi trả cho thuê mặt bằng, bởi mỗi mặt hàng sẽ có thu nhập khác nhau:

“Bán hàng nước không ăn thua đâu, chỉ gọi là cho vui và sức khỏe thôi chứ bán ngày lãi được vài chục thôi. Cũng phải tùy các mặt hàng, ví dụ như chợ đêm phải có hàng chợ đêm, vỉa hè bán hàng ăn thì giá khác, trà đá thì thu nhập kém làm sao mà bằng quán giải khát khác được. Mà giá thuê cao thì trà đá thì sẽ gần như ít người thuê vỉa hè”.

Hoàn Kiếm hiện là quận đang cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021. Trong đó, có 4 địa điểm được chấp thuận sử dụng một phần vỉa hè để phục vụ kinh doanh với giá 45.000 đồng/m2/tháng và phải đảm bảo lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Thế nhưng, với tình hình thực tế tại 1 số tuyến phố, vỉa hè vẫn đang bị chiếm dụng như hiện nay thì sẽ chẳng có gì khó hiểu khi đề xuất cho thuê vỉa hè làm nơi kinh doanh lại nhận được nhiều ý kiến đồng tình của người dân như vậy.

Theo anh Đăng, quản lý một quán café trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, việc thực hiện cho thuê vỉa hè là chủ trương rất đúng của Hà Nội. Thế nhưng nếu chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc cho thuê vỉa hè vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh đó, nhiều hộ gia đình tại khu vực đủ điều kiện cho thuê vỉa hè vô hình chung bị “chiếm mất mặt tiền” gây khó khăn cho kinh doanh và đi lại.

“Quán café của bọn em nhà nhỏ mà cũng không ngồi được nhiều bàn, nhưng bọn em tận dụng được mái hiên và vỉa hè trước cửa để khách ngồi. Để thuê vỉa hè cũng tốt nhưng phải tùy tuyến phố chứ không để giá chung được bởi vì có phố đông phố lại văng. Mà cho thuê vỉa hè nhỡ đâu có người thuê trước cửa quán nhà nên hơi bất cập”, anh Đăng cho biết.

Còn theo anh Cao Tuấn Nghĩa (trú trại Hoàng Mai, Hà Nội), trước đây vỉa hè vốn được coi là khu vực công cộng và là nơi kinh doanh, thậm chí sinh hoạt cho một số hộ dân. Thực tế cho thấy, nhiều hộ gia đình trong các khu phố cổ, nhờ bám lấy vỉa hè mà có thể mưu sinh qua nhiều thế hệ. Đến nay, thủ đô đã văn minh hiện đại thì việc quy hoạch lại vỉa hè để cho thuê sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, nhất là tại nhiều quận lõi của thủ đô, nơi có hoạt động du lịch phát triển:

“Mình thấy lợi là nếu quy hoạch trong khuân khổ, nề nếp hơn thì sẽ đảm bảo lợi ích của nhiều bên, người đi bộ có chỗ đi lại, có chỗ để xe, chỗ bán hàng quán. Tuy nhiên mình sợ họ làm không triệt để thì sẽ có tình trạng lách luật, một số nơi có thể không làm chặt.

Mình cũng mong là phải làm thật triệt để. Mình nên chia ra làm 3-4 bậc giá khác nhau. Ví dụ hoàn toàn có thể cho thuê để làm trông giữ xe thì sẽ là bậc giá cao nhất, nhà hàng bậc thuê khác với nhà dân”.

Theo người dân, nếu làm tốt việc cho thuê vỉa hè, tình trạng lấn chiếm sẽ giảm đi, trật tự vỉa hè sẽ đi vào quy củ.

Theo người dân, nếu làm tốt việc cho thuê vỉa hè, tình trạng lấn chiếm sẽ giảm đi, trật tự vỉa hè sẽ đi vào quy củ.

Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp với 16 quận, huyện khảo sát, nghiên cứu để cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố với mức giá từ 20.000 đến 40.000 đồng/m2/tháng. 11 quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên và 5 huyện gồm: Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng. Trong đó, quận Hoàn Kiếm được nghiên cứu 40 tuyến phố, là địa phương có số lượng đạt tiêu chuẩn cho thuê vỉa hè lớn nhất...

Từ kinh nghiệm của một số nước đã nghiên cứu và của một số đô thị trong nước, Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra 6 tiêu chí và 9 mô hình áp dụng với vỉa hè. Trong đó, mô hình 1 áp dụng với khu vực phố cổ không cho phép kinh doanh nếu chiều rộng hè phố chỉ đảm bảo tối đa là 1,5m. Nếu vỉa hè rộng từ 1,5 - 3m thì khoảng chiều rộng còn lại sát công trình, nhà ở được cấp phép kinh doanh, riêng 1,5 m chiều rộng phần tiếp giáp lòng đường dành cho người đi bộ, người khuyết tật.

8 mô hình còn lại áp dụng với hè phố có bề rộng lớn từ hơn 3m đến hơn 7,5m, trong đó ưu tiên tối thiểu 1,5m bề rộng ở giữa dành cho người đi bộ, khoảng không bên trong sát nhà ở, công trình được bố trí để kinh doanh còn phần vỉa hè tiếp giáp lòng đường được cho đỗ xe đạp, xe máy nếu đảm bảo diện tích.

Trong đó, 2 mô hình có vỉa hè rộng từ 3 - 4,5 m được cho thuê chỉ áp dụng đối với khu vực phố cổ, phố cũ. 6 mô hình vỉa hè rộng từ 4,5 m đến hơn 7,5 m áp dụng các tuyến phố trong khu vực đô thị./.

Hải Bằng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển: Thính giả hiến kế 2 lựa chọn

Một thính giả của Kênh VOV Giao thông vừa đưa ra đề xuất về việc tổ chức giao thông nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi -Nguyễn Xiển. nhằm giúp điểm nóng này thoát khỏi cảnh ùn tắc triền miên, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Triệu tập tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên cao tốc

Ngày 24/1, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Cục CSGT) đã bàn giao hồ sơ có liên quan vụ tài xế xe con tạt đầu, chèn ép xe khách trên đường cao tốc, tới cơ quan điều tra.

Thông tin 'CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu' là không chính xác

Thông tin "CSGT giữ xe người vi phạm đi cấp cứu, không ai đưa đi cấp cứu" là không chính xác

Tối ngày 23/01, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện clip với tiêu đề “Chồng đưa vợ đi cấp cứu vội quá không cầm mũ bảo hiểm Bị CSGT giữ xe rồi mặc kệ Gần 30 phút cũng không ai đưa đi cấp cứu”, Công an thành phố Hà Nội khẳng định đây là thông tin không chính xác.

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Cửa ngõ Thủ đô chật kín phương tiện

Hôm nay (24/01) - ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngay từ chiều người dân đã rục rịch đóng gói hành lý về quê, các bến xe và nhiều tuyến đường ở khu vực cửa ngõ phía Nam ghi nhận tình trạng đông đúc...

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Hà Nội gắn biển thông báo mức phạt giao thông, người dân nói gì?

Như VOVGT đã thông tin, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội vừa lắp đặt hàng loạt biển báo tuyên truyền, thông báo mức phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168 , đặc biệt là các hành vi: vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn...

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Lấy muối ăn Tết vì không bán được muối để ăn Tết

Mồ hôi mặn chát đổ xuống những ruộng muối trắng xóa - Đó là công việc của diêm dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Nhưng Tết này, nỗi lo muối mất mùa đang bao trùm, khiến niềm vui ngày Tết dường như không trọn vẹn.

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

TP.HCM chủ động các phương án giao thông để “Tết an toàn, thuận lợi”

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 đã chính thức bước vào giai đoạn sôi động nhất với những đợt “Xuân vận” rầm rộ trên phạm vi cả nước.