Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Đối thoại

Quản lý xe đưa đón học sinh: Quy trình có sao vẫn bị lãng quên?

Quách Đồng: Thứ ba 11/06/2024, 06:10 (GMT+7)

Bộ GTVT vừa đề nghị các địa phương yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn rà soát lại việc sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đến trường, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái xe.

Liệu yêu cầu của Bộ GTVT đưa ra mới đây, cùng với những quy định mới tại dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có giúp nâng cao an toàn cho trẻ khi đến trường bằng xe đưa đón?

PV VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế công cộng xung quanh nội dung này.

PV: Tại dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng đưa ra nhiều quy định để nâng cao vai trò quản lý hơn nữa trong việc quản lý đối với xe đưa học sinh. Theo ông, những quy định này đã đủ để bịt những lỗ hổng trong việc quản lý đối với xe đưa đón học sinh?

PGS.TS Phạm Việt Cường

PGS.TS Phạm Việt Cường

PGS.TS Phạm Việt Cường: Thực ra, quy định của mình rất là chặt rồi.

Nhưng mà nó có một điểm rằng, mặc dù quy định thì có sẵn nhưng việc thực thi thì không phải lúc nào người ta cũng tuân thủ được việc thực thi đó, mà ở trong trường hợp này, gần như là việc đưa đón, giám sát số lượng trẻ, hay kiểm tra trẻ trên xe, nó không có một lực lượng nào làm cả, nó giống như kiểu cảnh sát đi ra ngoài đường để cưỡng chế để làm cả, hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người lái xe và người được giao công việc đó.

Trong các hành vi như vậy thì lâu lâu mà không có gì xảy ra, hoặc mọi việc rất bình thường, mọi người sẽ bắt đầu lãng quên và mọi người không tuân thủ đúng quy trình ấy nữa.

Hoạt động này nó giống như là phòng cháy, chữa cháy, mình biết nguyên tắc, nhưng mình không luyện tập thường xuyên, hoặc không tự nhắc nhở, hoặc không có người giám sát thường xuyên thì nó sẽ xảy ra tình trạng đôi khi người ta không thực hiện theo, hoặc có thể là người lái xe này mới, hoặc là người giám sát mới, người ta cũng mới nghe hoặc người ta không tuân thủ, thì chắc chắn là vấn đề này lâu lâu sẽ lặp lại.

Về mặt cơ bản thì luật thì rất tốt, quy định đầy đủ nhưng sự tuân thủ đấy là mình không có người nào cưỡng chế thực thi cả, hoàn toàn là dựa trên cái tự giác và tự tuân thủ của các cơ sở đấy thôi, thì đôi khi nó sẽ xảy ra việc đáng tiếc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

PV: Mới đây, Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương rà soát lại việc sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đến trường, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái xe. Ông có kỳ vọng gì vào những giải pháp này?

PGS.TS Phạm Việt Cường: Một trong những cái quy định để gọi là tự giác, mang tính tự giác như thế này thì các cơ sở có tổ chức đưa đón trẻ, một trong những điểm rất quan trọng là yêu cầu các nhân viên tham gia phải thực hiện đúng tất cả các quy trình.

Và khi bắt đầu, kể cả người mới hay cũ, đối với người mới, ví dụ lái xe mới, hay là nhân viên đón mới thì bắt buộc phải học tập, phải hiểu rõ quy trình, bắt buộc phải tuân thủ nó.

Hàng năm, mỗi một học kỳ, hoặc là một năm mới thì cần phải có những cuộc tập huấn lại, để nhắc lại cho mọi người có tầm quan trọng của những việc tuân thủ quy trình đấy, luôn luôn phải làm và họ cũng cần phải có.

Rất nhiều trường, hiện nay là người ta đều phải có một cái phiếu, ví dụ một vài cơ sở người ta cũng xây dựng phiếu, như số lượng trẻ lên xe, trước khi lên xe người ta phải ghi vào đấy, trước và sau khi xuống xe người ta phải điền vào đấy và sau đó thì phải nộp cho giám sát của trường hay là Ban giám hiệu, hay ai đó có yêu cầu quản lý, để quy trình giám sát chặt hơn.

Việc mình không có ai giám sát cả, nhưng có quy trình để giám sát tuân thủ luật. Do đó, một là phải tập huấn thường xuyên, phải nhắc thường xuyên, hoặc tất cả các xe đưa đón cần xây dựng một quy trình thực hiện, giống như điều lệnh để chữa cháy: bước một làm gì, bước hai làm gì… Những cái đấy có thể hoàn toàn dán trên cửa xe hoặc dán trước mặt người lái xe để người ta bắt buộc phải tuân thủ. Đấy là những quy trình để thúc đẩy tính tự giác tuân thủ của người thực thi thôi.

Thực ra công việc giám sát, đếm số trẻ trên xe, kiểm tra số người trên xe trước khi xuống thì nó cũng không phải là cái gì quá phức tạp, nhưng mà vì nó dễ, cho nên người ta không tuân thủ và đôi khi nó sẽ xảy ra những trường hợp như vậy.

Cho nên là bắt buộc phải có sự giám sát của các cơ sở và yêu cầu người lái xe phải tuân thủ đúng các bước, ví dụ lên xe đếm trẻ, xuống xe đếm trẻ, kiểm tra hết trên xe trước khi xuống. Các cái này quy định thì có rồi, yêu cầu thì có rồi, nhưng người ta không tuân, nên thủ bắt buộc phải làm.

PV: Xin cảm ơn ông

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Chiều 11/9, mật độ phương tiện đổ dồn về cầu Vĩnh Tuy để sang Long Biên khá đông dẫn đến xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm, còn chiều ngược lại từ Long Biên sang Q. Hai Bà Trưng lại khá thông thoáng.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.