Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Nhật Ký Đô Thị

Quản lý thế nào để đến 2030 không xảy ra thiếu nước nghiêm trọng?

Hải Hà: Thứ năm 23/03/2023, 06:32 (GMT+7)

Dự báo đến 2030, nhu cầu nước của Việt Nam khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần hiện nay, nếu không được kiểm soát sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý nước gặp không ít khó khăn trong đó có liên quan đến việc thiếu thông tin, số liệu, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

Vì vậy, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước sẽ giúp cho công tác quản lý nước hiệu quả hơn.

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Mạnh Hà, Phó Cục trưởng Cục Tài Nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường về nội dung này.

PV: Thưa ông, với hiện trạng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước hiện nay gây khó khăn gì cho công tác quản lý tài nguyên nước?

Ông Ngô Mạnh Hà: Hiện nay, mặc dù đã có các hệ thống cơ sở dữ liệu nhưng vẫn còn phân tán chưa tập trung và rất nhiều các dữ liệu chưa được số hóa trên nền tảng công nghệ số. Vì vậy, thời gian để xử lý các thông tin dữ liệu còn hạn chế. Các hệ thống chưa được kết nối với nhau.

Ngoài cơ sở dữ liệu nền tảng của Bộ Tài nguyên và Môi trường ra đối với lĩnh vực tài nguyên nước còn rất nhiều các cơ sở dữ liệu khác có liên quan, đặc biệt là cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành như Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải.

Điều này sẽ gây tốn kém cho ngân sách nhà nước, đồng thời gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu vì mỗi hệ thống cơ sở dữ liệu lại đòi hỏi một format số liệu và dữ liệu khác nhau, dù vẫn chỉ liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước.

Ảnh: Quang Hùng

Ảnh: Quang Hùng

PV: Để nâng cao hiệu quả quản lý nước, theo ông cần bổ sung những chính sách, quy định gì?

Ông Ngô Mạnh Hà: Dự thảo Luật Tài nguyên nước lần này chúng tôi bổ sung một điều liên quan đến hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước. Chúng tôi sẽ thiết kế riêng một hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dùng chung, trong đó sẽ thu nhận tất cả các cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành liên quan, đồng thời bổ sung quy định các chuẩn dữ liệu và xây dựng một hệ thống dùng chung.

Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xây dựng hệ thống đó và các bộ, ngành khác kết nối dữ liệu vào, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp, chỉ cần một loại format, còn các bộ, ngành nào sử dụng sẽ chỉ cần thiết kế riêng một mô- đun để trích xuất dữ liệu này ra và xử lý, không cần phải mỗi Bộ lập mỗi Bộ một hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốn kém.

Chúng tôi đi trao đổi kinh nghiệm và học tập các nước trên thế giới thấy rằng, tất cả các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực tài nguyên nước là phải quản lý trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là cơ sở dữ liệu. Nếu không có cơ sở dữ liệu đồng bộ thì công tác quản lý nó sẽ rất kém hiệu quả, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều về mặt nhân lực, thay vì chúng ta phải có hàng nghìn, hàng chục nghìn người để đi quản lý, vận hành các công trình, nếu có hệ thống nền tảng công nghệ số, hệ thống quan trắc tự động thì sẽ giảm được rất nhiều nhân lực và chi phí cho Nhà nước.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

 

Ý kiến của bạn
Từ hôm nay, cơ sở bảo dưỡng được kiểm định ô tô

Từ hôm nay, cơ sở bảo dưỡng được kiểm định ô tô

Từ hôm nay (8/6), các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô có thể xin cấp phép thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo Nghị định 30/2023.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn xuất hiện nhiều bất cập sau khi đưa vào khai thác

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn xuất hiện nhiều bất cập sau khi đưa vào khai thác

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã được đưa vào khai thác từ ngày 31/12/2022. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành, tuyến đường đã xuất hiện một số vấn đề cần được khắc phục.

Thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Xây 1 đường “bít” 3 đường

Thi công cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ: Xây 1 đường “bít” 3 đường

Công trình đường bộ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ là dự án trọng điểm quốc gia, giúp rút ngắn thời gian đi TP.HCM về Cần Thơ từ 04 giờ xuống còn 02 giờ, “chia lửa” phương tiện với Quốc lộ 1A và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL.

Tai nạn liên tục trên đoạn đường hơn 500m

Tai nạn liên tục trên đoạn đường hơn 500m

Tổng đài Kênh VOV Giao thông nhận được nhiều phản ánh từ người dân sinh sống tại đường Hồ Văn Long, phường Tân Tạo, quận Bình Tân (TP.HCM) về tình trạng mặt đường xuống cấp xuất hiện nhiều “ổ gà”, “ổ voi”, khiến tai nạn xảy ra liên tục. Tình trạng này lại càng nguy hiểm hơn mỗi khi trời mưa.

Hơn 9.700 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 10 làn xe

Hơn 9.700 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 10 làn xe

Ngày 8/6, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang thông tin, tỉnh này đã thống nhất chủ trương đầu tư dự án mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM-Trung Lương.

Khi điểm nghẽn được khơi thông, bất động sản sẽ hồi phục

Khi điểm nghẽn được khơi thông, bất động sản sẽ hồi phục

Đầu quý 2/2023, thị trường bất động sản ghi nhận những tín hiệu tích cực nhờ hàng loạt những quyết sách tháo gỡ của Chính phủ. Ở góc độ ngắn hạn, phân khúc bình dân và trung cấp sẽ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ bởi đây là phân khúc vẫn luôn có nhu cầu cao trên thị trường.

Cho phép Công an và Quân đội 'giải cứu' khi đăng kiểm gặp sự cố

Cho phép Công an và Quân đội "giải cứu" khi đăng kiểm gặp sự cố

Theo Nghị định số 30 của Chính phủ ban hành ngày 8/6, trong trường hợp các đơn vị đăng kiểm không thể đáp ứng nhu cầu kiểm định xe của tổ chức và cá nhân, thì sẽ được huy động đơn vị đăng kiểm và nhân lực của lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân để hỗ trợ.