Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dự thảo trên tay

Quản lý, khai thác và bảo trì cao tốc: Truy rõ trách nhiệm nhà đầu tư và đơn vị giám sát

Quách Đồng: Thứ hai 19/12/2022, 16:17 (GMT+7)

Sau 8 năm thi hành, Nghị định số 32/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc đã xuất hiện nhiều vướng mắc, bất cập, đặc biệt là việc phân định rõ trách nhiệm tuần đường, tuần kiểm của đơn vị quản lý và doanh nghiệp đầu tư đường cao tốc.

So với Nghị định hiện hành, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 do Bộ GTVT soạn thảo đã sửa đổi quy định theo hướng tăng quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Cụ thể, ngoài thẩm quyền phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án tổ chức giao thông trên đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý, UBND cấp tỉnh còn được giao đầu tư xây dựng đường cao tốc trên địa bàn địa phương mình và địa phương khác phải thỏa thuận với UBND cấp tỉnh có đường cao tốc đi qua trước khi phê duyệt phương án tổ chức giao thông.

Đặc biệt, dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 cũng phân dịnh rõ trách nhiệm của đơn vị tuần đường, tuần kiểm theo hướng quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác đường cao tốc thực hiện việc tuần kiểm trên đường cao tốc.

Cụ thể, người quản lý, sử dụng đường cao tốc thực hiện tuần kiểm đối với đường cao tốc được giao quản lý để kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của tuần đường; Xử lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc.

Dự thảo nghị định về quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc cũng quy định: Bộ GTVT quy định công tác tuần đường và tuần kiểm trên đường cao tốc; xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức về quản lý, khai thác công trình đường cao tốc; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc…

Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng bãi bỏ quy định về chi phí bảo trì công trình đường cao tốc do nguồn chi phí bảo trì công trình đường cao tốc đã được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước đối với đường cao tốc của Nhà nước.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc đang được Bộ GTVT chỉnh lý, hoàn thiện theo sự góp ý của các Bộ, ngành và các địa phương, trước khi trình Chính phủ ban hành.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 do Bộ GTVT soạn thảo đã sửa đổi quy định theo hướng tăng quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2014 do Bộ GTVT soạn thảo đã sửa đổi quy định theo hướng tăng quyền hạn, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

THAY ĐỔI ĐƠN VỊ TUẦN ĐƯỜNG

Việc bổ sung thêm nhiều quy định phân định trách nhiệm của cơ quan tuần đường, tuần kiểm và trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư đường cao tốc có giúp sớm phát hiện và khắc phục các sự cố, hư hỏng công trình đường cao tốc? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Hồng Điệp, Trưởng Phòng Quản lý - Bảo trì đường bộ, Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) - đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định này:

PV: Thưa ông, một trong những nội dung đáng chú ý tại dự thảo là thay đổi đơn vị tuần đường. Vì sao Ban soạn thảo lại đề xuất phương hướng này và điều này có khác gì so với trước đây?

Ông Lê Hồng Điệp: Trước đây quy định việc tuần kiểm đường bộ trên đường cao tốc do cơ quan quản lý đường cao tốc thực hiện. Qua thực hiện thì thấy rằng việc này nó không phù hợp trong trường hợp đường cao tốc do doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP.

Vì vậy, cho nên dự thảo nghị định lần này đã phân cấp theo hướng trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng đường bộ nào thì cơ quan đó thực hiện.

Đối với đường nhà nước thì sẽ do cơ quan quản lý đường bộ của Nhà nước, tức là Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT thực hiện, còn đối với đường đầu tư theo hình thức PPP thì doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện việc tuần kiểm để kiểm tra, giám sát, phát hiện những hư hỏng, hỏng hóc trên đường và xử lý kịp thời.

PV: Việc phân định như vậy liệu có sự trùng lặp giữa tuần đường, tuần kiểm và cơ quản quản lý đường bộ?

Ông Lê Hồng Điệp: Qua đánh giá nhiều năm, cùng với quá trình xã hội hóa lực lượng bảo trì thì việc xác định nhiệm vụ tuần đường là của đơn vị duy tu, bảo dưỡng, tức là của nhà thầu đi nhận lại của Nhà nước, hoặc nhà thầu đi nhận lại của nhà đầu tư.

Còn nhiệm vụ tuần kiểm là cơ quan giám sát, kiểm tra các đơn vị tuần đường. Mà cơ quan giám sát kiểm tra, tức là cơ quan ký hợp đồng với người đi làm thuê cho mình.

Trong trường hợp đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hình thức BOT thì nhà đầu tư tuần kiểm là đúng vị trí, bởi vì nhà đầu tư ký hợp đồng thì nhà đầu tư giám sát người thực hiện hợp đồng đấy, chứ còn người tuần kiểm ấy không thực hiện chức năng của công chức Nhà nước là xử phạt, xử lý vi phạm hành chính, mà cái đó thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý đường bộ và thanh tra đường bộ theo phân cấp về xử phạt hành chính của Chính phủ. 

PV: Theo ông quy định như vậy sẽ tạo ra sự chuyển biến như thế nào trong việc phát hiện chất lượng đường không đảm bảo?

Ông Lê Hồng Điệp: Có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đã tăng cường lực lượng giám sát người thực hiện tức là nhà thầu thực hiện vì thông qua tuần kiểm người ta giám sát nhà thầu thực hiện như thế nào. Điểm thứ hai là có sự tương tác giữa nhà thầu thực hiện với cơ quan ký hợp đồng với mình, tức là bên A đấy.

Khi anh làm việc mà anh thấy rằng cái hư hỏng nó nằm ngoài phạm vi bảo dưỡng, hoặc xuất hiện những tình huống nó lớn hơn là hợp đồng bảo dưỡng, thì anh thông qua người tuần kiểm anh phản ánh lại với người tuần kiểm và người tuần kiểm một là xử lý theo thẩm quyền mà chủ đầu tư giao; hai là người tuần kiểm sẽ về báo cáo ông chủ của mình, tức là chủ đầu tư và nhà đầu tư để thực hiện việc đó.

Vì vậy, cơ chế đó vừa chặt chẽ, vừa rõ trách nhiệm của từng bên, cũng như có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhau trong quá trình thực hiện quản lý, bảo trì đường cao tốc, cũng như các đường khác.

PV: Xin cảm ơn ông

Dự thảo nghị định lần này đã phân cấp theo hướng trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng đường bộ nào thì cơ quan đó thực hiện.

Dự thảo nghị định lần này đã phân cấp theo hướng trách nhiệm của cơ quan quản lý, sử dụng đường bộ nào thì cơ quan đó thực hiện.

GẮN VỚI TRÁCH NHIỆM CHỦ ĐẦU TƯ

Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 32/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc nếu được ban hành sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội:

PV: Quan điểm của ông như thế nào về việc thay đổi đơn vị tuần đường, gắn với trách nhiệm của Chủ đầu tư?

Ông Nguyễn Văn Hòa: Đây là điểm rất mới, phân trách nhiệm cho từng đơn vị, địa phương, cho doanh nghiệp cũng như cho cơ quan quản lý nhà nước để thường xuyên kiểm tra, đôn đóc, nhắc nhở và xử lý những vấn đề, tình huống bất cập xảy ra.

Thời gian qua, Bộ GTVT quản lý đường cao tốc, doanh nghiệp không quản lý đường, khi sự cố xảy ra thfi phải chờ đợi Bộ GTVT, Cục Quản lý đường bộ để xử lý thì rất chậm.

Cho nên việc phâm cấp cho doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng công trình cũng như xử lý những sự vụ, sự việc nó kịp thời, đúng lúc là rất phù hợp với tình hình thực tiễn

PV: Trong trường hợp tách bạch vai trò của nhà đầu tư, nhất là những cao tốc được đầu tư theo hình thức PPP thì cần quy định như thế nào để nâng cao vai trò giám sát của khi chất lượng đường xuống cấp?

Ông Nguyễn Văn Hòa: Đối với những đường cao tốc do PPP tổ chức thực hiện thì vai trò, trách nhiệm của PPP cũng là một doanh nghiệp thì được kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở va thực hiện giám sát công trình, nếu xuống cấp là phải tu bổ, sửa chữa.

Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước quản lý đường cao tốc, nhưng doanh nghiệp PPP là một doanh nghiệp để thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát, thực hiện công trình thì trường hợp đó cũng rất phù hợp và cũng rất hợp lý.

Tuy nhiên, theo quy định, doanh nghiệp không có quyền xử lý vi phạm, vi phạm hành lang lộ giới, lấn chiếm vỉa hè… doanh nghiệp đâu có thẩm quyền để xử lý. Cho nên cũng phải xem xét, coi lại phần này cho cụ thể, chứ không khéo khi tổ chức thực hiện nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 

PV: Theo ông, việc tách bạch vai trò của đơn vị tuần đường, tuần kiểm của doanh nghiệp đầu tư đường cao tốc, cũng như đường cao tốc do nhà nước đầu tư quản lý thì nó sẽ đem lại  những tác động gì?

Ông Nguyễn Văn Hòa: Nghị định ban hành, tách bạch, phân quyền cho chính quyền địa phương, thay vì hiện nay đường cao tốc do Trung ương quản lý, nhưng khi sự vụ, sự việc xảy ra, ví dụ như ở Đồng Tháp, Cục Quản lý đường bộ ở tận Vĩnh Long, ở tận Cần Thơ thì phải chờ đợi Cục Đường bộ, nó rất chậm trễ, đặc biệt là đường xuống cấp, hoặc có tai nạn, hoặc có tình huống xấu xảy ra.

Thứ 2 nữa là trong bảo trì, duy tu, bảo dưỡng là đúng, còn trong xử lý, xử phạt là phải có phối hợp với thanh tra giao thông, CSGT thì mới thực hiện được, còn riêng lẻ thì không thể thực hiện được cái đó.

PV: Xin cảm ơn ông.

Empty

Hiện cả nước đã có hơn 1.100km cao tốc và giai đoạn 2021-2025 dự kiến triển khai trên 2.000 km đường cao tốc. Trong số này, có hơn 1.000 km dường cao tốc đầu tư theo hình thức PPP.

Tuy vậy, đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh để phân định, tách bạch vai trò tuần đường, tuần kiểm của các đơn vị đầu tư đường cao tốc và cơ quan kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. 

Do vậy, những quy định mới tại Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 32/2014 về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo nghị định này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo nghị định về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc sẽ góp phần nâng cao chất lượng đường cao tốc trong quá trình vận hành như thế nào? 

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT. 

---

Đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple podcast và Google Podcast.

 

Quách Đồng/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Vụ trẻ bị bạo hành ở Mái ấm Hoa hồng: Đã chuyển các bé về nơi chăm sóc an toàn

Sáng nay (4/9), báo Thanh niên có bài phản ánh về tình trạng ngược đãi trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa hồng (L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP.HCM). Những hình ảnh, clip ghi lại cảnh các em bé bị bảo mẫu đánh đập dã man tại Mái ấm Hoa Hồng đã khiến người xem không khỏi phẫn nộ.

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Thêu ước mơ trên chiếc áo đồng phục

Một chiếc biển hiệu nhà may quần áo trẻ em như rất nhiều cửa hàng khác trên phố Hàng Trống, nhưng đặc biệt hơn khi có dòng chữ: “Đức Hạnh: Bà Trần Thức Lễ sáng lập năm 1950” gợi cho bộ hành qua phố nhiều ký ức, hoài niệm.

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Cần chế tài mạnh để trị tận gốc

Việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông, nhất là hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng… đã được quy định từ Nghị định 100/2019, nghị định 123/2021 và cả Luật Xử lý Vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Xóm lồng đèn Phú Bình tất bật dịp Trung thu

Càng gần đến dịp Trung Thu thì xóm lồng đèn Phú Bình, quận 11 (TP.HCM) lại càng nhộn nhịp hơn, rộn ràng hơn với những chiếc lồng đèn truyền thống được làm thủ công đón đêm hội trăng rằm.

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

TP.HCM trước áp lực bệnh nhân “vượt tuyến” gây thiếu thuốc, vật tư y tế

Vừa qua Sở Y tế TPHCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khám chữa bệnh ngoại trú của toàn thành phố đạt hơn 20 triệu lượt khám, chưa tính lượng bệnh ở các BV tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Ấn Độ: Liên tiếp tai nạn đường sắt vì chỉ mua mới, ít bảo trì

Dù sở hữu hệ thống đường sắt lớn hàng đầu thế giới, nhưng hình ảnh đường sắt Ấn Độ trong mắt nhiều người vốn không mấy tốt đẹp. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, liên tiếp các sự cố, tai nạn đường sắt xảy ra tại Ấn Độ khiến làn sóng chỉ trích ngày càng dữ dội.

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Sau vụ bạo hành tại Mái ấm Hoa Hồng: Yêu cầu xử lý nghiêm và rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công điện đề nghị UBND TP.HCM kiểm tra, xác minh vụ việc xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật để răn đe hành vi ngược đãi, bạo hành, xâm hại trẻ em.