Phân loại rác để đổ ở đâu?
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
DỰ KIẾN BAN HÀNH TRƯỚC 15/10/2024
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (gọi tắt là Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ) gồm 7 chương 41 Điều.
Mục đích của xây dựng Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương an toàn.
Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để nâng cao hiệu quả, tăng cường tính công khai, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp.
Chương 2 Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thông tin trong cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm: Cơ sở dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới; dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe.
Đáng chú ý, tại chương 4, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn đường bộ mở rộng đối tượng thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình so với quy định cũ, bổ sung thêm xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông.
Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng quy định lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe trên xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể lái xe), xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông trong thời gian tham gia giao thông. Thời gian lưu trữ tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km; tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.
Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh, Dự thảo Nghị định quy định phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe; mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang gửi xin ý kiến các bộ, ngành địa phương và lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng chịu tác động. Sau khi tiếp thu ý kiến, Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện gửi Bộ Tư pháp thẩm định trong thời gian tới, dự kiến ban hành trước 15/10/2024.
CẦN QUY ĐỊNH RÕ RÀNG VỀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU
Vì sao cần thiết phải mở rộng đối tượng bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Trật tự an toàn giao thông?
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Ngọc Nghĩa, nguyên Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh về nội dung này:
PV: Ông nghĩ sao về sự cần thiết phải bổ sung thêm xe cứu thương, xe ô tô đầu kéo, xe cứu hộ giao thông vào đối tượng bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình?
Ông Đặng Ngọc Nghĩa: Tôi đồng tình với Điều 25 Nghị định Chính phủ đang soạn thảo, mở rộng các loại xe bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Bởi vì, các loại xe này hoạt động trên đường cũng khá nhiều. Một số xe cứu thương vẫn gây ra tai nạn nên vẫn cần có những camera để giám sát hành trình và đặc biệt giám sát người lái xe.
Các xe container, xe tải lớn trong quá trình tham gia giao thông, chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải và cũng đã gây ra những tai nạn khá nghiêm trọng trong quá trình tham gia giao thông. Cần thiết Bộ Công an phối hợp với Bộ giao thông đề nghị Chính phủ đưa vào Nghị định, mở rộng các loại xe này nhằm giám sát thật kỹ, hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong quá trình tham gia giao thông.
PV: Dự thảo Nghị định quy định xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái), xe cứu thương, xe cứu hộ lắp đặt thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe . Xin ông cho biết quan điểm của ông về quy định này?
Ông Đặng Ngọc Nghĩa: Tôi đồng tình với quy định lắp camera xe khách chở người từ 08 chỗ trở lên và các loại xe đã quy định trong Nghị định. Vì trước đây đã có quy định yêu cầu lắp camera trên các loại xe lớn rồi, nếu ta mở rộng thêm các xe cứu hộ giao thông, xe cứu thương, xe container, xe tải… là phù hợp. Cơ quan công an cần có giám sát, có chế tài để quản lý các phương tiện này khi tham gia giao thông, giám sát được hành động của người lái xe. Mặc dù trong Luật quy định đi bao nhiêu km, bao nhiêu giờ thì phải nghỉ nhưng hiện nay quản lý hành trình chưa bảo đảm nên chúng ta phải mở rộng các loại xe này lắp camera để quản lý.
Trước đây, lắp camera cho phương tiện đánh bắt xa bờ nhưng chúng ta không quản lý được. Hiện nay, Bộ Công an và Bộ GTVT đã phủ sóng mạng trên các tuyến đường, đường cao tốc, quốc lộ và có các trạm giao thông ghi nhận hình ảnh. Việc lắp camera mục đích đảm bảo an toàn tốt hơn cho đội ngũ lái xe khi tham gia trên đường.
Theo tôi nghĩ, khi quản lý dữ liệu, những đơn vị thực thi pháp luật phải biết và cập nhật hàng ngày. Camera để quản lý các sự cố, tai nạn nên cần phải công khai minh bạch và cần khách quan để vừa xử lý đúng theo pháp luật. Chúng ta cần có quy định rõ ràng, ngoài đơn vị chủ quản, những cấp nào của cơ quan công an được quản lý dữ liệu.
PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!
SỚM HÌNH THÀNH TRUNG TÂM DỮ LIỆU
Những quy định về thời gian lưu trữ dữ liệu ghi nhận hình ảnh của lái xe, tần suất truyền dữ liệu về cơ quan chủ quản trong dự thảo sẽ tác động đến các doanh nghiệp vận tải như thế nào?
PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về nội dung này:
PV: Ông nghĩ sao về việc bổ sung đối tượng quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe, tần suất truyền dữ liệu về cơ quan chủ quản trong dự thảo Nghị định ?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Tôi thấy việc mở rộng đối tượng lắp giám sát hành trình cũng rất cần thiết. Vì đây là 2 đối tượng cũng cần tăng cường sự giám sát của lực lượng chức năng hơn so với phương tiện khác khi lưu thông trên đường. Đối với xe cứu thương thường là đối tượng được ưu tiên, được lưu thông với tốc độ nhanh và xe cứu hộ cũng tương tự như thế,. Trên thực tế có một số xe gắn các thiết bị giả dạng xe cứu thương để được quyền ưu tiên nhưng trên thực tế không phải là các xe làm nhiệm vụ này. Cho nên việc cơ quan Nhà nước yêu cầu phải gắn thiết bị này để có sự giám sát đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của phương tiện này lưu thông trên đường cũng là cần thiết
So với Dự thảo lần trước, truyền dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên phương tiện về cơ quan quản lý, chúng tôi cho ý kiến lần trước thì đã thấy Ban soạn thảo có sự điều chỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành về việc lắp và truyền dữ liệu từ camera về trung tâm dữ liệu. Chúng tôi cũng đồng tình với nội dung trong Dự thảo lần thứ 2 này.
Những nội dung đó cũng cơ bản phù hợp với những tiêu chí của các camera theo tiêu chuẩn hiện hành. Một số camera lắp theo tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với quy định này về tần suất truyền và thời gian lưu trữ.
Riêng có nội dung phải truyền dữ liệu hình ảnh về đơn vị kinh doanh vận tải về đơn vị nào thì trong này chưa nói rõ.
Thời gian lưu trữ dữ liệu 24h gần nhất đối với vận hành dưới 500km và tối thiểu 72 giờ đối với vận hành trên 500, thời gian lưu trữ chưa nói rõ lưu trữ trên camera hay trung tâm tích hợp dữ liệu. Tôi đề nghị, Ban soạn thảo cần làm rõ chỗ đó.
PV: Hiệp hội ô tô vận tải có đề xuất, kiến nghị gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Hiệp hội ô tô vận tải có đề xuất rà soát lại những nội dung gì khác so với trước, những quy định mới, và cho phép những đơn vị đang sử dụng thiết bị giám sát hành trình cũng như camera thực hiện theo quy chuẩn cũ, quy định cũ cho phép họ có lộ trình chuyển đổi để đỡ lãng phí cho các doanh nghiệp.
Song song với quy định yêu cầu các doanh nghiệp lắp các thiết bị này, về phía cơ quan quản lý nhà nước cũng kịp thời có đầu tư, có nghiên cứu để sớm hình hành trung tâm dữ liệu để tránh tình trạng các đơn vị kinh doanh vận tải lắp thiết bị, còn quản lý và khai thác dữ liệu hiệu quả thì chưa đạt được mục tiêu đề ra
Tránh xảy ra tình trạng thời gian vừa qua, Cục đường bộ chưa hình thành được trung tâm tích hợp một cách chính thức mà mới ở dạng thí điểm của dữ liệu giám sát hành trình, còn dữ liệu camera đến giờ này chưa có Trung tâm tích hợp dữ liệu. Chúng tôi mong cơ quan triển khai làm sao triển khai đồng bộ, triển khai đối tượng phải lắp và các cơ quan quản lý Nhà nước.
PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!
Tai nạn giao thông liên quan xe kinh doanh vận tải chiếm gần 40% số vụ, trong đó nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan xe kinh doanh vận tải hành khách, xe cứu thương, xe đầu kéo. Tuy nhiên quá trình điều tra nguyên nhân của tai nạn gặp những khó khăn do không có thiết bị giám sát hành trình và không giám sát được hành vi của lái xe.
Những quy định mới của Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Trật tự an toàn giao thông sẽ khắc phục những bất cập trên?
Bạn có ý kiến gì về các quy định mới của Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Trật tự an toàn giao thông? Nếu được ban hành, các quy định mới của Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Trật tự an toàn giao thông sẽ giúp điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông, xây dựng môi trường giao thông an toàn hơn?
Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật Trật tự an toàn giao thông qua hotline 02437.91.9 1.91, qua fanpage VOV Giao thông, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
----
Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” trong khung giờ “FM91 chiều”, thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần trên VOV Giao thông FM 91MHz, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcasts dành cho di động: Spotify, Apple Podcasts và Google Podcasts.
Chỉ còn ít ngày nữa, người dân sẽ phải phân loại rác theo quy định, tuy nhiên, những điều kiện để có thể đáp ứng quy định về phân loại rác vẫn chưa sẵn sàng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục; trong đó đề xuất nhiều quy định về điều kiện tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài; mức thu, sử dụng và quản lý học phí; …
Dịp Tết Nguyên đán, Ga Sài Gòn trở thành một "điểm nóng" giao thông với dự kiến khoảng 8.000-10.000 lượt khách/ngày. Đây là thách thức không nhỏ với các nhân viên Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn (Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt).
Có một thời, người ta từng gọi dốc Đoàn Kết là dốc đề pa, bởi độ dốc của nó lý tưởng cho các tay lái luyện bài khởi hành ngang dốc.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang gặp nhiều thách thức; việc thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.
Là một trong những quốc gia sớm ký công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhưng hiện nay, quyền trẻ em tại Việt Nam là chuyện vẫn còn nhiều điều để bàn. Đặc biệt là việc bảo vệ trẻ em trên mạng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng, chưa có giới hạn trong việc tiếp cận, truy cập của trẻ em.