“Trẻ con có biết gì đâu…”
Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Cùng với đó, nhiều người vẫn vô tư chạy xe máy, xe đạp vào phố đi bộ, hàng rong nhếch nhác và lộn xộn, khiến phố đi bộ đang dần “mất điểm”.
Cuối tuần vừa rồi tại khu vực phố Hàng Khay, Lê Thái Tổ có khá nhiều trẻ em vẫn vô tư đạp xe trong khu vực đi bộ.
Đôi bạn thân Đức – Tiến cho biết, cứ mỗi cuối tuần 2 bạn lại rủ nhau đạp xe sang phố đi bộ, chạy vài vòng hồ Gươm rồi dừng xe ở trạm nước miễn phí gần khu vực Đền thờ vua Lê Thái Tổ. Khi được hỏi, tại sao lại đạp xe trong khu vực phố đi bộ, các em hồn nhiên trả lời.
“Lúc vào có hai chú bảo vệ, con có xin đi xe vào các chú có cho con vào ạ”.
Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ có trẻ em mà nhiều người lớn còn chạy xe máy với tốc độ cao vào giữa dòng người đang đi bộ tập nập. Những người này hầu hết là các tiểu thương, trên xe chở theo hàng hóa đưa vào khu vực đi bộ để bán, nguy cơ va chạm, gây tai nạn cho người đi bộ rất cao.
Khi phóng viên hỏi, họ viện đủ lý do cho hành động của mình:
"Tôi đi dọn nhà cho người ta trong phố này, những ngày khác không làm được, phải chủ nhật mới làm được, nếu gửi xe lại mất 10 nghìn, 20 nghìn, đi lau nhà làm gì có tiền".
"Chủ nhật anh mới vào một tí thôi, vào trộm thôi, có các chủ bảo vệ vẫn trông coi đấy, nhưng anh tạt vào một tí thôi".
Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán hàng rong cũng xuất hiện dày đặc, gây mất mĩ quan đô thị. Mặc dù quận Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện, dành riêng một khu vực cho hoạt động vui chơi bằng xe điện của trẻ em, thế nhưng thực tế các loại xe này lại di chuyển tự do tới nhiều tuyến đường như Lê Thái Tổ hay trước Bưu điện bờ Hồ, việc này diễn ra thường xuyên nhưng chưa được chấn chỉnh kịp thời.
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, công tác đảm bảo an ninh trật tự trong không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm giao cho công an các phường quản lý, hiện mỗi tuần xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm, thế nhưng sau khi lực lượng chức năng rút đi, tình trạng vi phạm lại tái diễn
"Hiện nay quận giao cho các phường cắm chốt ở khu vực phố cổ, thế nhưng nhiều người ý thức chưa cao, họ có chứng minh là họ đang sinh sống, hoạt động trong không gian (nhà ở trong đó), nhưng qua chốt xong họ lại nhảy lên xe đi.
Thực ra như bắt cóc bỏ đĩa, sau khi các lực lượng đến xử lý lại đâu vào đấy. Tuần nào cũng xử lý ít nhất vài chục vụ, nhưng mức phạt không nhiều, hàng rong thì chỉ 200 ngàn đồng, cao nhất cũng chỉ 1 triệu đồng về đô thị", ông Nguyễn Quốc Hoàn cho biết
Ông Hoàn cũng cho biết, không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm khá chật hẹp, khi có một lượng lớn người đổ về trong cùng 1 thời điểm sẽ khó tránh khỏi ùn tắc.
Đặc biệt, sự kiện đêm nhạc “The Chill Fest trong lòng Hà Nội” diễn ra vào tối thứ 7 vừa qua ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ trẻ đã thu hút hàng vạn người dân hiếu kỳ đến xem, gây ùn tắc các tuyến phố xung quanh khu vực hồ Gươm.
Trung tá Vũ Thế Công, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông trật tự quận Hoàn Kiếm chia sẻ, trước khi diễn ra các sự đông người đơn vị luôn chủ động cung cấp thông tin sớm đến các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hạn chế di chuyển vào khu vực này.
Đồng thời, phối hợp với các lực lượng tổ chức phân luồng ngay từ vòng ngoài, tuy nhiên do địa bàn rộng, lực lượng lại mỏng nên việc phân luồng giao thông gặp nhiều khó khăn.
"Với quân số hiện tại của chúng tôi và các phường với việc triển khai 166 tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cùng một lúc thù lực lượng gần như không đủ, mỗi chốt chỉ có từ 1-2 người tổ chức phân luồng. Cho nên ùn tắc giao thông cục bộ vẫn xảy ra.
Thứ hai là do người dân, sau khí có thông báo rồi nhưng người dân vẫn luôn tìm cách đi vào sâu nhất bên trong nội đô để gửi xe và đi vào khu vực sân khấu cho gần nhất", Trung tá Vũ Thế Công nói.
Cũng theo Trung tá Vũ Thế Công, để giải quyết tình trạng này, cần có sự vào cuộc của nhiều lực lượng trong công tác phân luồng, thế nhưng điều này cũng chỉ mang tính thời vụ.
Về lâu dài, cần phải tìm ra những điểm bất cập về giao thông để điều chỉnh hệ thống biển báo; hạn chế phương tiện vào nội đô đặc biệt là ôtô vào những dịp này; nghiên cứu, sắp xếp các bãi trông giữ xe phù hợp, không quá gần khu vực hồ Gươm sẽ giảm ùn tắc và xung đột giao thông.
Mới đây, sự việc trẻ nhỏ leo trèo lên các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhưng không có động thái ngăn cản của phụ huynh khiến nhiều người bức xúc.
Năm 2025 sẽ chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
Mỗi ngày có 17 triệu học sinh trên cả nước di chuyển trên quãng đường từ nhà đến trường. Phần lớn khu vực cổng trường hiện nay đều thiếu biển hạn chế tốc độ, gờ giảm tốc và các cảnh báo an toàn, nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm giao thông.
Mức giá cho thuê nhà ở xã hội dự kiến dao động từ 5-10 triệu đồng/ tháng, mức giá này được đánh giá là cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp – nhóm đối tượng chính mà nhà ở xã hội hướng tới.
Trạm bơm, cống âu thuyền và loạt bờ kè... trăm tỷ là những công trình “bề thế” của TP. Cần Thơ được triển khai và đưa vào ứng dụng trong năm 2024 nhằm khắc chế triều cường gây ngập lụt.
Theo quy định hiện hành, sau khi tịch thu xe đua, nếu là xe chính chủ, chủ phương tiện không liên quan, thì phải trả lại phương tiện. Điều này khiến việc xử lý gặp khó khăn, hiệu lực răn đe bị ảnh hưởng không hề nhỏ.
Ngõ ở phố cổ Hà Nội không giống với chốn khác, ngõ mà như phố, phố lại giống ngõ, hầu hết các con ngõ ấy đều nhộn nhịp suốt ngày đêm. Và có lẽ hầu hết ngõ ở phố cổ có một điểm giống nhau, nối liền hai con phố lớn...