Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Phân loại rác tại nguồn: Thiếu đồng bộ, khó thành công

Ái Kiều: Thứ sáu 08/09/2023, 20:21 (GMT+7)

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá, đề ra lộ trình cụ thể mang tới nhiều hơn những kỳ vọng. Nhưng để hoàn thành mục tiêu phân loại rác tại nguồn từ năm 2025, “Thiếu đồng bộ, khó thành công”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hơn 10 năm trước, Dự án phân loại rác thải tại nguồn (mô hình 3R) được triển khai thí điểm tại bốn quận của Hà Nội bằng nguồn tài trợ của chính phủ Nhật Bản, trong thời gian ngắn đã phải tạm dừng vì lý do vận hành “thiếu đồng bộ”.

Mô hình này là khởi đầu của rất nhiều mô hình phân loại rác thải tại nguồn sau đó với chung một kết quả là thất bại.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 ra đời được kỳ vọng giải quyết khó khăn khi ban hành những quy định thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Nhưng từ thời điểm Luật có hiệu lực, sự vận hành đồng bộ như kỳ vọng vẫn chưa xuất hiện để giải quyết bài toán phân loại rác thải. Và nếu không làm tốt công tác chuẩn bị, cho dù thời gian có kéo dài thêm so với hạn định cũng rất khó đưa chính sách vào cuộc sống.

Tới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải rắn sinh hoạt. Đây được coi như quy chuẩn thống nhất, trở thành kim chỉ nam cho các địa phương hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn. Hầu hết các tỉnh, thành phố đang rất thận trọng trong công tác chuẩn bị: Từ lập kế hoạch, xây dựng đề án và hướng dẫn cụ thể để chờ đợi quy chuẩn từ Bộ. Muốn chu trình này vận hành, hướng dẫn kỹ thuật không thể ban hành chậm trễ hơn.

Rác thải được hướng dẫn phân loại trực tiếp trong quá trình thu gom ở Tuyên Quang. Ảnh: Nam Sương/TTXVN

Rác thải được hướng dẫn phân loại trực tiếp trong quá trình thu gom ở Tuyên Quang. Ảnh: Nam Sương/TTXVN

Theo quy định, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được thực hiện muộn nhất tới ngày 31/12/2024. Điều kiện cần là một quy chuẩn vận hành, còn điều kiện đủ là quy trình phân loại – thu gom -  xử lý rác thải cũng phải được thực hiện đồng bộ. Có như vậy rác thải mới đi đúng vòng tuần hoàn mang lại lợi ích.

Ở giai đoạn phân loại, Nhà nước không còn bao cấp mà người dân phải tự chi trả tiền xử lý rác thải. Kinh nghiệm có thể học tập từ mô hình thành công của thành phố Hino thuộc Tokyo, Nhật Bản. Nơi này đã chuyển đổi từ hệ thống thu gom bằng thùng cố định sang thu gom bằng túi trong giờ quy định, kết hợp thu phí vệ sinh trong giá bán túi đựng rác.

Các loại túi có kích cỡ và dành cho từng loại rác có giá tiền khác nhau. Đó là cơ chế khuyến khích người dân thực hiện giảm thiểu lượng rác phát sinh và phân loại rác tại nguồn để tiết kiệm tiền cho chính mình. Lợi ích trực tiếp sẽ khiến thay đổi hành vi.  

Khi rác đã được phân loại, đơn vị thu gom cũng phải đồng bộ về con người, kỹ thuật, năng lực quản lý, xử lý; vừa phải cân đối chi phí lãi lỗ, vừa phải thực hiện theo đúng quy định. Muốn như vậy, cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư các dự án liên quan chất thải rắn sinh hoạt cần cụ thể và kịp thời trong bối cảnh việc thu gom và xử lý rác như nguồn tài nguyên đặc biệt khó chưa thu hút được các nhà đầu tư tư nhân.

Thời gian chỉ còn hơn một năm để triển khai rất nhiều công việc. Và đúng như các chuyên gia nhận định, thành hay bại phụ thuộc vào một kế hoạch tốt theo nguyên tắc “nói đi đôi với làm”. Dù vậy, qua kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, phải mất vài năm cho tới cả chục năm cho quá trình này.

Sự chuẩn bị chu đáo, vận hành đồng bộ mới là lời giải đúng cho bài toán phân loại rác thải tại nguồn loay hoay nhiều năm qua./.

 

Ái Kiều/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (TP Hà Nội); tổ chức cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội).

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân

Ước vọng của lòng dân luôn rất dễ để nhận ra từ trạng thái của đám đông. Nhưng, chỉ có những nhân cách, những con người thực sự trong sáng, mạnh mẽ, và dũng cảm để theo đuổi đến tận cùng lý tưởng mới có thể đánh thức, khơi gợi và kết nối những ước vọng của lòng dân.

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Phòng chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực GTVT: Trong sạch từ bộ máy quản lý

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta đã đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo, quản lý, để xây dựng Đảng trong sạch vữn mạnh, xây dựng bộ máy Nhà nước hiệu lực, hiệu quả, phụng sự nhân dân.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, tăng cơ hội sở hữu bất động sản cho kiều bào

Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực được kỳ vọng tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, góp phần tạo cú hích cho thị trường sau giai đoạn ảm đạm.

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Nồng ấm tình cảm người dân Lại Đà

Trong gần hai ngày diễn ra Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã có hàng vạn người dân từ nhiều tỉnh thành trong cả nước thành kính đến thắp nén hương để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân.

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với nhân dân

Với những cống hiến to lớn cho đất nước, cho nhân dân, một đời vì nước vì dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân niềm kính trọng, biết ơn, niềm xúc động và và tiếc thương vô hạn.

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

TP.HCM cần sớm giải ‘cơn khát’ bãi đỗ xe

Hiện tại TP.HCM đang có hơn 9 triệu phương tiện cơ giới đường bộ, trong khi đó hệ thống bến bãi hiện chỉ đạt khoảng 20% quy hoạch. Trước thực tế trên, vào năm 2012 UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở, ngành chức năng phối hợp triển khai kế hoạch xây dựng 4 bãi xe ngầm giữa trung tâm thành phố.