Nhiều ma men bị tóm sau chầu nhậu trưa
Chiều 17/6, lực lượng CSGT thủ đô triển khai nhiều tổ công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các ma men trước khi TNGT có thể xảy ra.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, lái xe là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, cần được gia cố kịp thời để không bị đứt gãy trước áp lực công việc.
Giới hạn thời gian lái xe kinh doanh vận tải không quá 10 tiếng/ngày và 48 tiếng/tuần được kỳ vọng sẽ giúp tài xế có thêm thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, tránh tình trạng làm việc liên tục vì mong muốn kiếm thêm thu nhập. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo an, nhưng đặt trong bối cảnh đường sá hiện nay thì dường như trở thành “phanh hãm” những chuyến xe đường dài.
Đó là tình trạng kẹt xe triền miên ở các đô thị, nơi chỉ một đoạn đường ùn tắc cũng có thể khiến cả lịch trình bị phá vỡ. Đó là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, nhiều cầu đường xuống cấp, không ít biển báo như kiểu “đánh đố”, khiến tài xế phải tập trung cao độ vì một lỗi sai có thể mất luôn “nồi cơm” của cả tháng.
Khi áp lực lớn hơn thu nhập, chuyện tài xế bỏ nghề là điều dễ hiểu. Thiếu lái xe, doanh nghiệp phải chật vật tuyển dụng dù đã tăng lương và chế độ. Thiếu lái xe, doanh nghiệp phải cắt giảm chuyến, hủy hợp đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực được coi là “mạch máu” của nền kinh tế. Hàng hóa chậm trễ, giá cước tăng, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng chính là đối tượng chịu thiệt trước hết.
Giao thông là “bài toán” không thể giải bằng những con số rập khuôn. Sự thay đổi tích cực trong ý thức là cần thiết, nhưng nếu không kịp thời đo đếm sức chịu đựng của doanh nghiệp và người lao động, không tính đến tính đặc thù của từng ngành nghề thì hệ lụy lâu dài là rất khó lường.
Nhất là lái xe đường dài chở khách, xe tải hạng nặng đòi hỏi sự linh hoạt cao, phụ thuộc nhiều vào tình trạng hạ tầng và tính chất công việc. Nhóm lao động đặc thù này cần một khung giờ làm việc đặc thù, không nên cứng nhắc với con số 48 tiếng/tuần như những lao động phổ thông khác.
Tại các quốc gia có hạ tầng giao thông hiện tại, như Mỹ, giới hạn thời gian lái xe thương mại lên tới 60 giờ trong 7 ngày, hoặc 70 giờ trong 8 ngày, nhưng tùy theo chế độ làm việc và đi kèm nhiều quy định chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe tài xế và an toàn giao thông. Ví dụ, để được lái xe tối đa 11 giờ/ngày thì cần ít nhất 10 giờ nghỉ ngơi liên tục; bắt buộc tài xế nghỉ ít nhất 34 giờ liên tục để “reset” chu kỳ làm việc mới.
Cơ quan quản lý giao thông Việt Nam cần phối hợp với các bên liên quan, sớm có nghiên cứu dựa trên khảo sát thực tế để ra được giới hạn thời gian lái xe phù hợp điều kiện giao thông và sức khỏe của người Việt Nam, với yêu cầu tiên quyết là an toàn.
Chúng ta cũng có thể áp dụng mô hình phân ca luân phiên theo tuần, hoặc thiết lập hệ thống giờ làm việc linh hoạt có kiểm soát dựa trên công nghệ giám sát hành trình. Chuyển từ giới hạn cứng sang quản trị theo tiêu chí an toàn và hiệu suất có thể là một lựa chọn, bởi nếu tài xế không vi phạm, không gây tai nạn, vẫn đủ sức khỏe và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì không nên bị đóng khung bởi một con số cứng nhắc, không nên bị cào bằng với những tài xế có “tiền sử” nhiều lần vi phạm giao thông.
Điều chỉnh thời gian lái xe là cần thiết nhưng chưa đủ để giảm áp lực. Bởi mỗi lần kẹt xe không chỉ là sự bực dọc của người cầm lái, mà còn là hàng giờ lãng phí, hàng tỷ đồng thất thoát và thêm một lần mất niềm tin vào tính khả thi của các quy định giao thông.
Hạ tầng giao thông luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư, nhưng cần tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa, đồng bộ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của “mạch máu” vận tải đang ngày càng mở rộng.
Đầu tư cho hạ tầng cũng cần được đặt trong mối liên kết với chính sách điều hành giao thông, tổ chức giao thông hợp lý, thông minh. Không thể đòi hỏi tài xế chạy đúng luật trên những con đường vốn đã sai ngay từ thiết kế, hay những biển báo, đèn tín hiệu bị che khuất, khó quan sát từ buồng lái.
Cuối cùng là sự đồng hành kịp thời để doanh nghiệp không đơn độc xoay sở. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tuyển dụng mới, miễn giảm thuế nếu đào tạo lái xe đạt chuẩn, hoặc mở rộng quỹ vay ưu đãi cho người lao động muốn theo học nghề lái xe. Nhất là trong bối cảnh thiếu hụt như hiện nay, có thể xem xét điều chỉnh quy định về đào tạo, sát hạch lái xe dựa trên những góp ý từ chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ chế đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý và các bên liên quan cũng cần được xây dựng, từ đó có thể điều chỉnh chính sách mà không phải chờ đến khi khủng hoảng. Đồng thời, cần khuyến khích áp dụng công nghệ số trong quản lý lộ trình, giám sát thời gian làm việc, tự động cảnh báo mệt mỏi, giúp đảm bảo an toàn mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp xử phạt.
Không thể phủ nhận giá trị của những chính sách mạnh tay trong việc lập lại trật tự giao thông. Nhưng nếu chỉ siết mà không kịp mở, chỉ răn đe mà thiếu sẻ chia thì nó có thể trở thành chiếc phanh gắt khiến bánh xe vận tải, thậm chí cả nền kinh tế, phải khựng lại giữa đường. Đó là “bài toán” đặt ra cho cơ quan quản lý, làm sao vừa đảm bảo an toàn giao thông, vừa giữ nhịp thông suốt cho cả một quốc gia đang vận động không ngừng.
Chiều 17/6, lực lượng CSGT thủ đô triển khai nhiều tổ công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các ma men trước khi TNGT có thể xảy ra.
Khi nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội sáng đèn, là lúc nhiều tài xế chủ quan, đã uống rượu bia nhưng vẫn lái xe… Điều đáng buồn là, đa phần tài xế vi phạm lại chở theo cả vợ con đi dạo phố, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông…
2 người dân tộc thiểu số bị “chặt chém” gần 5 triệu đồng từ một nhóm gồm 1 tài xế taxi và 2 tài xế xe ôm khi trên đường từ Hà Nội về quê.
Ngày 17/6, Phòng CSGT phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức đóng 5 lối đi tự mở tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên tuyến đường sắt đoạn qua thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.
Vừa chạy lên cao tốc được vài km, chiếc xe đầu kéo bất ngờ lao qua phải, tông vào dải phân cách rồi lật nhào.
Sau một thời gian thí điểm kẻ vạch mắt võng cho phép xe rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trọng điểm, TP.HCM đã ghi nhận những kết quả tích cực bước đầu. Việc tổ chức lại làn rẽ phải bằng vạch kẻ mắt võng giúp phương tiện lưu thông thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài.
Giữa lòng Hà Nội cổ kính, nơi nhịp sống tưởng chừng chậm rãi bên những con phố nhỏ, lại có một điểm đến khiến du khách trong và ngoài nước "nín thở" mỗi lần ghé thăm.