Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thế Giới

“Nhiên liệu xanh” để giảm khí thải cho ngành hàng không, nhưng giá đắt

Thái Sơn: Thứ bảy 20/08/2022, 10:46 (GMT+7)

Lượng khí thải từ hàng trăm nghìn chuyến bay mỗi ngày đặt ra thách thức cho ngành hàng không, muốn phát triển bền vững cần nghiên cứu, sử dụng nguồn nhiên liệu có lượng carbon thấp hơn để hạn chế tác động đến môi trường.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), năm 2019 (thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19), ngành hàng không tiêu thụ gần 8% sản phẩm xăng, dầu thế giới. Con số này tương đương 7 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày, trong đó máy bay chở khách chiếm hơn 90%.

Tỷ lệ với lượng nhiên liệu tiêu thụ, các chuyến bay cũng thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu.

Các chuyên gia phân tích, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang phục hồi mạnh mẽ và có thể về mức trước đại dịch vào năm 2025, sau đó tăng gấp 3 vào năm 2050. Điều này có nghĩa, lượng xăng dầu tiêu thụ có thể tăng vọt lên 14 triệu thùng mỗi ngày.

Ông Dan Rutherford, chuyên gia vận tải đến từ Hội đồng Quốc tế về Giao thông sạch cho biết: “Nếu chúng ta không có lộ trình rõ ràng về giảm phát thải và sử dụng nhiên liệu sạch vào năm 2030 và 2035 thì không thể đạt mức thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Guillaume Faury, Giám đốc điều hành hãng Airbus nhận định, những hiện tượng thời tiết cực đoan thời gian gần đây là tác động rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu. Ngành hàng không sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn nếu không giảm lượng carbon kịp thời.

Theo các chuyên gia, để hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, máy bay chạy điện hoặc hydro có thể là giải pháp. Tuy nhiên, muốn thương mại hóa loại máy bay này sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa.

Các chuyến bay thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu - Ảnh minh họa: Reuters

Các chuyến bay thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu - Ảnh minh họa: Reuters

Phân tích cho thấy, một máy bay điện chở được 200 hành khách sẽ cần loại pin cực lớn, nặng hơn khoảng 40 lần so với nhiên liệu máy bay thông thường để tạo ra lượng điện năng tương đương. Điều này khiến máy bay điện trở nên không thực tế, trừ khi có bước tiến vượt bậc về công nghệ pin trong tương lai.

Một giải pháp khác khả thi hơn, hiện đang được cả Mỹ và châu Âu cố gắng thúc đẩy đó là sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Nguồn nhiên liệu máy bay thay thế này được chế tạo ra từ rác thải nhựa, dầu ăn qua sử dụng, mỡ động vật hay sinh khối như tảo, dăm bào. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, sử việc sử dụng nhiên liệu SAF tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn tới 80% so với nhiêu liệu máy bay thông thường.

Ông Eric Schulz, cựu giám đốc điều hành Airbus nêu quan điểm: “SAF là giải pháp duy nhất trong ngắn hạn. Bởi các hãng hàng không có thể lấy một máy bay đã vận hành trong 10 năm qua và sử dụng ngay loại nhiên liệu mới”.

Để thúc đẩy nhiên liệu hàng không bền vững, Liên minh châu Âu đặt mục tiêu sử dụng 2% nhiên liệu SAF vào năm 2030 và 5% vào năm 2050 theo thỏa thuận chung của khối.Tại châu Á, các hãng hàng không lớn của Nhật Bản như Japan Airlines hay All Nippon Airways cũng bắt đầu sử dụng SAF, đồng thời vạch ra lộ trình đạt mức phải thải quy định vào năm 2050.

Trong khi đó, đầu tháng 7 vừa qua, Singapore Airlines tuyên bố sẽ sử dụng 1.000 tấn nhiên liệu SAF trong năm tới, với mục tiêu giảm 2.500 tấn carbon.

Bà Lee Wen Fen, Phó chủ tịch Singapore Airlines chia sẻ: “SAF là chìa khóa quan trọng để giảm thiểu carbon, thể hiện cam kết của chúng tôi đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”

Trên thế giới, việc sử dụng nguyên liệu SAF hiện vẫn chưa đáng kể do giá thành cao. Ước tính chi phí sản xuất mỗi lít nhiên liệu này dao động từ 1,4 USD đến 11,5 USD, đắt gấp 2-16 lần so với nhiên liệu xăng truyền thống. Tuy nhiên, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo, SAF có thể chiếm 2% lượng nhiên liệu máy bay sử dụng trên toàn cầu vào năm 2025, 17% vào năm 2035 và 65% vào giữa thế kỷ này.

Bên cạnh đó, việc tăng quy mô sản xuất cũng được xem là chìa khóa giúp giảm chi phí sản xuất SAF ngang bằng nhiêu liệu hóa thạch trong tương lai. Theo các chuyên gia, điều này vừa là nhiệm vụ ‘làm sạch bầu trời’ của ngành hàng không vừa mở ra một thị trường nhiên liệu mới có trị giá lên đến 15 tỷ USD.

Ảnh minh họa EXXONMOBIL

Ảnh minh họa EXXONMOBIL

Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, vận tải hàng không đang là phương thức vận chuyển nhanh, an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại, du lịch, giao thương và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng, tạo việc làm và đóng góp lớn GDP cho nền kinh tế trong, ngoài nước.

Song, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, ngành Hàng không đã và đang gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó, khí thải máy bay là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), 150 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cam kết mục tiêu giảm khí thải carbon để đạt mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Chung tầm nhìn và hướng đi bền vững của ngành Hàng không thế giới, Hàng không Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các hãng hàng không nội địa như Bamboo Airways, Vietjet, Vietnam Airlines, Pacific Airlines cũng đang theo đuổi hướng đi này. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt phải được tham gia nhiều nhất có thể

Làm đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp Việt phải được tham gia nhiều nhất có thể

Với tổng vốn xây lắp khoảng 33,5 tỷ USD, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến đem lại tiềm năng vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt.

CSGT xử lý nghiêm xe khách dừng đỗ trong phố cổ

CSGT xử lý nghiêm xe khách dừng đỗ trong phố cổ

Dừng đỗ xe trong các khu phố cổ luôn là điều khó khăn với các tài xế bởi đường hẹp, các phương tiện đông đúc và khó tìm thấy điểm trông giữ xe.

Tương lai nào cho ngành công nghiệp ô tô đang ‘lao dốc’ của Đức

Tương lai nào cho ngành công nghiệp ô tô đang ‘lao dốc’ của Đức

Từng là niềm tự hào, nhưng ngành công nghiệp ô tô Đức đang đối mặt với vô vàn khó khăn, trên đà suy thoái và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hãng xe Trung Quốc.

Giá vàng tăng mạnh, lên cao nhất 1 tuần

Giá vàng tăng mạnh, lên cao nhất 1 tuần

Sáng nay (19/11), Giá vàng trong nước tiếp đà tăng theo thế giới, vàng miếng SJC tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng.

“Nữ hiệp sĩ” cứu nạn giao thông

“Nữ hiệp sĩ” cứu nạn giao thông

Từ anh shipper đến chị công nhân, hay em gái nhỏ nhân viên văn phòng, ban ngày đi làm mưu sinh; nhưng tối đến, họ lại dành thời gian, sức lực để cứu giúp những mảnh đời gặp nạn trên đường. Đó là những thành viên của đội cứu hộ 911 tại TP Thủ Đức do bạn Nguyễn Hoàng Kim Ngân thành lập.

Chàng thanh niên trẻ góp sức làm hàng trăm cây cầu nông thôn

Chàng thanh niên trẻ góp sức làm hàng trăm cây cầu nông thôn

Chung tay xóa cầu xuống cấp, tạm bợ bằng những công trình kiên cố, đó là việc làm tử tế từ anh Nguyễn Hoài Thanh, chàng thanh niên trẻ ở Hậu Giang, luôn hết mình với công việc thiên nguyện và lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng.

Thầy giáo mầm non trải lòng đã từng có định kiến khi mới vào nghề

Thầy giáo mầm non trải lòng đã từng có định kiến khi mới vào nghề

Những năm tháng đầu đời tại trường Mầm non là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của của trẻ. Và không chỉ có các cô giáo, các em nhỏ trường Mầm non 19/5 Thành phố còn có một người bạn đồng hành đầu tiên, người thầy đầu tiên đó là thầy Thái Hồng Duy.