Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thứ Sáu, 18/4/2025
Thế Giới

Châu Âu đối mặt thách thức chưa từng có trước xe điện Trung Quốc

Thái Sơn: Thứ ba 08/04/2025, 10:50 (GMT+7)

Ngay giữa lòng châu Âu, một cuộc chiến thầm lặng đang diễn ra. Đó là làn sóng xâm nhập của xe điện Trung Quốc, không chỉ với số lượng áp đảo mà còn là công nghệ tiên tiến và mức giá cực kỳ cạnh tranh.

Các hãng xe châu Âu đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có, khi những cái tên như BYD, Leap Motor, Nio... hiên ngang tiến vào thị trường, đe dọa trực tiếp vị thế của những thương hiệu lâu đời nhất.

Vậy liệu châu Âu có thể chống lại làn sóng này, hay sẽ phải chấp nhận một cuộc chơi mới, nơi Trung Quốc nắm giữ chìa khóa của tương lai điện khí hóa?

Giá rẻ, chất lượng cao

“Châu Âu luôn sẵn sàng cạnh tranh, nhưng không phải là một cuộc đua xuống đáy. Chúng ta phải bảo vệ mình trước những hành vi thương mại không công bằng.”

Đây là tuyên bố của bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu khi đề cập đến cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa xe điện châu Âu và Trung Quốc. Lời khẳng định này cho thấy quyết tâm của EU trong việc bảo vệ ngành công nghiệp xe điện nội địa trước sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc.

Làn sóng xâm nhập của xe điện Trung Quốc tới châu Âu, không chỉ với số lượng áp đảo mà còn là công nghệ tiên tiến và mức giá cực kỳ cạnh tranh - Ảnh AP

Làn sóng xâm nhập của xe điện Trung Quốc tới châu Âu, không chỉ với số lượng áp đảo mà còn là công nghệ tiên tiến và mức giá cực kỳ cạnh tranh - Ảnh AP

Thời gian qua, làn sóng xe điện Trung Quốc không ngừng tràn vào châu Âu, với số lượng bán ra tăng gần 8 lần trong vòng 4 năm.

Ông Bill Russo, Giám đốc điều hành Automobility, một công ty tư vấn về giao thông có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Hai trong ba chiếc xe điện được sản xuất trên thế giới đến từ Trung Quốc, và ba trong bốn viên pin xe điện cũng được sản xuất tại đây.”

Các hãng xe châu Âu đang đối mặt với áp lực chưa từng có khi chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đối thủ đến từ Trung Quốc. Sự bùng nổ của thị trường xe điện tạo ra một cú sốc lớn cho ngành công nghiệp ô tô truyền thống của châu Âu.

BYD, nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc, mới đây ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường toàn cầu khi vượt qua Tesla về doanh thu. Sự thành công này cho thấy sức mạnh cạnh tranh đáng gờm của các hãng xe điện Trung Quốc, khiến các nhà sản xuất châu Âu không khỏi lo lắng.

Bà Imogen Bhogal, một chuyên gia về xe điện và là người dẫn chương trình của Everything Electric Show, chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm thực tế một mẫu xe của BYD: “Chiếc xe này thực sự mang lại cảm giác sang trọng, điều mà tôi không ngờ tới. Tôi từng nghe nói về điều này, nhưng khi trực tiếp trải nghiệm mới cảm thấy bất ngờ. Xe BYD có chất lượng tuyệt vời, giá cả cực kỳ cạnh tranh. Khi bạn nhận được một chiếc xe có thiết kế đẹp, trải nghiệm lái mượt mà, giao diện hiện đại với mức giá hợp lý, đó thực sự là một cú sốc!"

Nguy cơ tụt hậu

Không chỉ có BYD, xe điện Trung Quốc đang ngày càng nổi tiếng nhờ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và công nghệ tiên tiến.

Ông Elliot Richards, chuyên gia đánh giá về xe điện, cho biết, điều này có thể thay đổi cách người tiêu dùng nhìn nhận về ô tô: “Nhiều người chưa nhận ra tiềm năng thực sự của xe điện trong cuộc sống hàng ngày. Hiện tại, xe hơi vẫn chỉ là một phương tiện di chuyển từ điểm A đến điểm B. Nhưng khi họ hiểu rằng công nghệ này có thể kết nối với điện thoại và ngôi nhà của họ, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, họ sẽ ngày càng muốn sở hữu xe điện."

Khách tham quan xem xe tại gian hàng BYD trong Triển lãm ô tô Trung Quốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh AP

Khách tham quan xem xe tại gian hàng BYD trong Triển lãm ô tô Trung Quốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh AP

Theo các chuyên gia, không chỉ chất lượng sản phẩm và công nghệ, mà giá thành mới là yếu tố giúp các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, như Leap Motor tự tin cạnh tranh trên thị trường.

Tại nhà máy của Leap Motor, những viên pin, công nghệ cốt lõi và là trái tim của xe điện, chiếm trung bình 40% tổng chi phí, được sản xuất ngay tại chỗ, giúp giảm giá thành sản phẩm đáng kể.

Việc sở hữu công nghệ sản xuất pin tiên tiến ngay trong nhà máy, với chi phí lao động thấp, khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu dẫu muốn học hỏi từ các công ty Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn.

Một giám đốc thuộc Tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia Stellantis thừa nhận: "Các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế chi phí 30% trong chuỗi cung ứng so với chúng tôi. Điều đó có nghĩa là khi so sánh chi phí một chiếc xe điện xuất xưởng, giá của họ thấp hơn 30%."

Một yếu tố quan trọng khác giúp Trung Quốc dẫn đầu là quy mô thị trường nội địa. Chính phủ Trung Quốc từ lâu sớm xác định ưu tiên phát triển năng lượng sạch, giảm ô nhiễm và đảm bảo an ninh năng lượng.

Sự thành công của chiến lược này dựa trên các khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và sản xuất pin, tín dụng ưu đãi, cấp phép sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng và trợ cấp từ chính phủ. Tesla cũng từng hưởng lợi từ chính sách này khi xây dựng nhà máy Gigafactory tại Thượng Hải vào năm 2019 – một động lực khiến các hãng xe Trung Quốc phải tăng tốc đổi mới.

Ông Tu Le, giám đốc điều hành Sino Auto Insights, một công ty tư vấn về thị trường ô tô Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải chia sẻ: "Trung Quốc có câu tục ngữ rất hay, đó là thả một con cá trê vào ao cá lười biếng sẽ khiến tất cả những con cá trở nên linh hoạt hơn. Tesla chính là con cá trê đó."

Trong khi Trung Quốc tiến nhanh vào kỷ nguyên xe tự lái và phương tiện bay, ngành công nghiệp ô tô châu Âu vẫn đang chìm trong khủng hoảng. Chi phí pin cao ngất ngưởng, doanh số xe điện ảm đạm và cơ sở hạ tầng tụt hậu đẩy các nhà sản xuất châu Âu vào thế khó.

Một số chuyên gia cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của các hãng xe truyền thống nếu không nhanh chóng thích ứng. Trong khi đó, các lãnh đạo ngành ô tô Đức đang tranh cãi gay gắt về việc có nên áp thuế quan để bảo hộ ngành công nghiệp trong nước hay không.

Cuộc đua xe điện cũng đang đặt ra câu hỏi sống còn cho châu Âu đó là: Liệu họ có thể bắt kịp Trung Quốc, hay sẽ phải chấp nhận vai trò kẻ tụt hậu trong cuộc cách mạng này?

Trong khi Trung Quốc đang thống lĩnh thị trường xe điện toàn cầu nhờ chuỗi cung ứng khép kín và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, Việt Nam mới chỉ bước vào cuộc đua với nhiều thách thức.

Một trong những rào cản lớn nhất đối với xe điện tại Việt Nam là hệ thống trạm sạc chưa phát triển đồng đều. Trong khi Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới trạm sạc dày đặc, với số lượng gấp ba lần tổng số của EU, Anh và Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu cộng lại, thì tại Việt Nam, các trạm sạc chủ yếu tập trung ở những đô thị lớn. Người dùng xe điện vẫn lo ngại về khả năng sạc khi di chuyển xa, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Theo các chuyên gia, để xe điện phát triển bền vững, Việt Nam cần chính sách đồng bộ, từ hỗ trợ giá xe, phát triển hạ tầng sạc, đến ưu đãi cho người dùng. Đồng thời, doanh nghiệp trong nước cũng phải tối ưu chi phí sản xuất, cải tiến công nghệ để cạnh tranh với xe điện Trung Quốc. 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
vovgiaothong.vn
Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Đỉnh mới của giá vàng và khuyến nghị từ chuyên gia

Giá vàng trong nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, chính thức chạm mốc kỷ lục 108 triệu đồng/lượng – mức cao nhất từ trước đến nay. Sau khi đi ngang đầu phiên sáng, thị trường vàng đã nhanh chóng tăng tốc, nối dài chuỗi ngày lập đỉnh trong tuần qua.

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Check-in ảnh đẹp nhưng đừng để lại rác bẩn

Thời gian gần đây, khu vực Hàm Cá Mập (Hà Nội) đang “gây sốt” trên mạng xã hội, sau khi có thông tin sẽ bị phá dỡ. Việc người dân và du khách chen lấn, tụ tập đông người, thậm chí trèo rào, đứng lên đài phun nước để chụp ảnh có lúc khiến giao thông hỗn loạn, mất ANTT và vệ sinh môi trường.

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Lộ trình di chuyển vào Nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa có hướng dẫn về lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách quốc nội T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất).

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Nâng trách nhiệm để bảo vệ “tài sản” thông tin cá nhân

Theo Công ty An ninh mạng Viettel, trong năm 2024, số lượng thông tin cá nhân bị đánh cắp đã tăng 50%, với hàng chục triệu bản ghi bị rò rỉ. Trong đó, dữ liệu khách hàng bị lộ lọt nhiều nhất, thậm chí có cả thông tin nhận diện khuôn mặt.

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Từ tinh thần của “Tàu Không số” đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh trên biển là hiện thân của lòng quả cảm, ý chí sắt đá; một huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam anh hùng; góp phần to lớn làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Người đàn ông gánh phở

Người đàn ông gánh phở

Ở phố Tống Duy Tân, có một người đàn ông vẫn ngày ngày gánh phở – không phải bằng đôi chân di chuyển, mà bằng ký ức được đúc lại trong một dáng hình.

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Cốc nước miễn phí, lòng tốt dang dở trên đèo và những điều thú vị khi “phượt” 58 tỉnh thành

Những cung đường từ bắc chí nam không chỉ đưa ta đến những khung cảnh thiên nhiên diễm lệ của núi non hùng vĩ, biển cả bao la, mà còn là chiếc gương phản chiếu tâm hồn người lữ khách.