Nguyên nhân và khắc phục mất ATGT trên các tuyến cao tốc TP.HCM đi Nha Trang
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Thay vì được bố mẹ đưa đến trường như rất nhiều các bạn bằng tuổi ở Việt Nam, Noe Ando, 7 tuổi, hàng ngày một mình đi tới trường. Do trường cách nhà khá xa nên Noe Ando phải đi tàu vào sáng sớm.
“Cháu đi bộ đến nhà ga, sau đó cháu đi tuyến Yamanote đến Shinjuku, từ Shinjuku cháu chuyển đi tuyến Chuo để tới Kokubunji”, Noe Ando cho biết.
Cô Satoko Ando, 39 tuổi mẹ của cô bé, chia sẻ: “Vâng, con tôi tự mình đi đến trường. Do bố mẹ không đi cùng nên con bé phải học cách tự giải quyết các vấn đề gặp phải trên đường. Nếu con bé chẳng may lỡ hay lên nhầm chuyến tàu thì nó sẽ phải tự tìm cách khắc phục thôi, nếu không thì nó không thể về nhà được”.
Tại Nhật Bản, hình ảnh những cô bé, cậu bé mới 4-5 tuổi tự ra khỏi nhà giúp mẹ mua đồ lặt vặt hay một mình băng qua đường không phải quá xa lạ. Một trong những lí do là bởi cơ sở hạ tầng, môi trường giao thông thân thiện và an toàn cho trẻ nhỏ.
Năm 2021, chưa đến 3.000 người chết vì tai nạn giao thông, bình quân chỉ có 2,24 thiệt mạng vì tai nạn trên100.000 dân. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ thập niên 1960.
Tuy nhiên, những năm 1960 tới đầu 1970, Nhật Bản có nền giao thông kinh hoàng bậc nhất; khi kinh tế phát triển khiến hàng triệu người bỏ tiền mua ô tô trong khi thiếu kỹ năng lái xe dẫn tới tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông khi đó cao gấp 6 lần hiện nay.
Để chấm dứt tình trạng này, Nhật Bản cùng lúc áp dụng nhiều giải pháp từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước hết, xây dựng một mạng lưới tàu siêu tốc đủ nhiều và hiệu quả để thay thế phương tiện cá nhân.
Kể từ khi ra mắt hệ thống tàu siêu cao tốc đầu tiên trên thế giới (Shinkansen) vào năm 1964, Nhật Bản đã nổi tiếng về độ an toàn, nhanh chóng của phương tiện này.
Đơn cử như quãng đường 500km từ Osaka đến Tokyo mỗi giờ có khoảng 15 chuyến tàu và chỉ mất có 2,5 tiếng để hoàn tất, trong khi lái xe trên cao tốc cũng mất ít nhất 6 tiếng đồng hồ.
Ngoài Shinkansen, Nhật còn có một mạng lưới đường sắt dày đặc kết nối đến các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước
Vận chuyển đường sắt trong các thành phố cũng ấn tượng không kém. Với 285 nhà ga, Tokyo Metro có lượng hành khách hàng ngày nhiều gấp đôi so với tàu điện ngầm của Thành phố New York.
Ngay cả những thành phố nhỏ hơn như Fukuoka, cứ vài phút là có một chuyến tàu điện ngầm kết nối thành phố với sân bay và chỉ mất 6 phút để đến đó, nhờ vậy giúp giảm áp lực lên hệ thống đường bộ.
Cũng bởi sự tiện lợi, an toàn và dễ tiếp cận, người Nhật sẵn sàng từ bỏ xe cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng. Bình quân, cứ 100 người thì có 61 xe và tỷ lệ xe hơi được người dân sử dụng thường xuyên chỉ bằng 1/3 con số trên.
Dịch vụ đường sắt Nhật Bản cũng đặc biệt an toàn - nổi tiếng là tàu Shinkansen chưa bao giờ có một vụ tai nạn chết người nào.
Ông Suzuki, nhân viên nhà ga tàu điện ngầm Tokyo, cho biết: "Ở Nhật trẻ con đều có thể tự đi tàu, tôi thực sự bất ngờ vì tại sao các nước khác không như vậy bởi tàu hỏa cơ bản là phương tiện di chuyển an toàn. Hệ thống tàu cũng được thiết kế để người đi xe lăn dễ dàng tự ra vào tàu”.
Bên cạnh đó, để giúp đường phố thông thoáng, Nhật Bản không cho phép đỗ xe dưới lòng đường.
Tại Nhật, để sở hữu ô tô, người dân phải có giấy "chứng nhận đỗ xe", có nghĩa là chủ xe phải tìm được chỗ đỗ qua đêm trong nhà hoặc tại khu để xe dân cư, thay vì đỗ bừa bãi dưới lòng đường.
Việc siết chặt quy định đỗ xe giúp hạn chế xe cá nhân, khuyến khích người đi bộ, tàu hoặc xe đạp cũng như giúp tăng tầm quan sát cho người lái xe, qua đó hạn chế các vụ tai nạn đáng tiếc.
Một giải pháp thú vị rất đáng học hỏi ở Nhật đó là quốc gia này khuyến khích các xe nhỏ, dễ len lỏi trong các con phố và có giá thành phải chăng.
Tại Nhật Bản, những chiếc "Kei Car" khá phổ biến. Đây là những chiếc ô tô cỡ nhỏ và nhẹ, dễ luồn lách, chiếm ít diện tích đỗ xe và đặc biệt là có mức giá rất rẻ, vào khoảng 10.000-20.000 USD chưa tính trợ giá từ chính phủ.
Hiện khoảng 1/3 số xe hơi bán ra tại Nhật là Kei Car và rất nhiều gia đình mua chúng làm chiếc thứ 2-3 để di chuyển.
Jake Adelstein, một nhà văn người Australia có thời gian sinh sống và tìm hiểu về văn hóa, con người Nhật Bản, cho biết anh rất ấn tượng về sự an toàn và thân thiện của hệ thống giao thông của quốc gia này.
“Khi ra ga tàu, tôi rất bất ngờ khi gặp nhiều em nhỏ tự lên xuống tàu mà không cần cha mẹ. Có một lần con gái tôi khoảng 5 tuổi, cháu đòi tự đi đến trường, rồi đứng phắt dậy và lao ra khỏi cửa. Tôi sợ hãi đuổi theo sau và bất ngờ là con tôi đến trường an toàn, không có điều gì gây trở ngại cho con bé trên đường. Có lẽ tại Nhật họ thiết lập giao thông sao cho an toàn cho trẻ đến trường và vận hành rất trơn tru”, Jake Adelstein cho biết.
Trong khi đó, tại Việt Nam, hiện giao thông vẫn đang là nỗi ám ảnh với người dân bởi tình trạng ùn tắc nghiêm trọng và mất an toàn trên nhiều cung đường. Tốc độ gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân cũng gây áp lực nên hệ thống giao thông của nước ta hiện nay, đặc biệt là các đô thi lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ theo quy hoạch, các tuyến Vành đai 1-2-3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh; các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ. Trong khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Do vậy, câu chuyện thành công của Nhật Bản trong việc từng bước xây dựng một nền giao thông an toàn, đáng tin cậy như ngày nay rất đáng để nước ta học tập.
Liên tục trong những ngày vừa qua trên tuyến cao tốc TP.HCM - Nha Trang đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gây thương vong cho nhiều người.
Ở một toa tàu nhỏ và đặc biệt mang dáng dấp của Hà Nội xưa được tình cờ bắt gặp trên phố, sẽ đưa bộ hành du hành ngược thời gian về những năm tháng đã cũ với nhiều mảnh ký ức quan trọng đối với cuộc đời người dân Thủ đô một thời.
Mưa bão, ngập lụt đã khiến nhiều cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp mất trắng. Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có những chính sách gì để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sau thiên tai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo Luật Nhà giáo. Đáng chú ý, tại dự thảo Luật này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xếp giáo viên mầm non là công việc nặng nhọc và có thể nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi.
Hồ Hoàn Kiếm, không gian văn hóa của gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Thế nhưng thời gian qua, những gian hàng liên tục được dựng lên, những chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức vào các ngày cuối tuần hay các gánh hàng rong chèo kéo du khách đã làm xấu đi hình ảnh “trái tim của thủ đô”…
Thời gian qua, đường dây nóng của VOV Giao Thông liên tục nhận được phản ánh người dân về việc đơn vị làm dự án cầu Tăng Long trên đường Lã Xuân Oai (TP. Thủ Đức) thi công thiếu an toàn khiến mặt đường xung quanh dự án xuống cấp, hư hỏng và mất an toàn giao thông.
Từ 07/10, Hà Nội áp dụng quy định mới về điều kiện tách thửa, theo Quyết định số 61/2024 vừa được UBND thành phố Hà Nội đã ban hành. Theo đó, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.