Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Nhà giáo có cần chứng chỉ hành nghề?

Nguyễn Yên: Thứ hai 26/02/2024, 06:48 (GMT+7)

Những ngày gần đây, dư luận đang băn khoăn với đề xuất cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho giáo viên. Việc này có thực sự cần thiết không, liệu nó có tạo thêm gánh nặng và áp lực cho nhà giáo? Hoặc gây những tác động không mong đợi hay không?

Việc cấp thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp là thêm một thủ tục hành chính không cần thiết trong khi chúng ta đang hướng tới dạy học thực chất, bằng cấp thực chất.

Việc cấp thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp là thêm một thủ tục hành chính không cần thiết trong khi chúng ta đang hướng tới dạy học thực chất, bằng cấp thực chất.

Nhiều giáo viên tỏ ra ngạc nhiên và băn khoăn tại sao cần giấy chứng nhận nghề nghiệp cho những người làm công tác sư phạm:

"Không cần thiết phải có cái chứng chỉ ấy bởi được cấp bằng đại học thì mình đã vào nghề rồi. Cứ vẽ ra thêm một chứng chỉ thì quá nhiêu khê, rất mệt mỏi vì trong trường cũng nhiều loại giấy tờ rồi".

"Bây giờ chúng tôi đang có quá nhiều yêu cầu, tôi không rõ là lần này yêu cầu chứng chỉ hành nghề để làm gì khi hàng năm đều có đánh giá về chuyên môn. Việc cấp giấy này có góp phần nâng cao chuyên môn và khắc phục những bất cập hiện nay hay không mới là điều chúng tôi quan tâm".

"Chứng nhận giáo viên là khẳng định nằm trong công việc hàng ngày đào tạo học sinh là chứng nhận quý giá nhất rồi còn giấy tờ thì mình thấy không cần thiết lắm. Mình nên đề cao chuyện chuyên môn hơn giấy tờ".

Theo đề xuất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, những người đạt chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu để hoạt động nghề nghiệp nhà giáo sẽ được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp. Giấy chứng nhận bị thu hồi khi nhà giáo bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hai năm liên tục, vi phạm kỷ luật ở mức buộc thôi việc, sa thải.

Trước đề xuất này, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, để được đứng lớp đã phải có bằng cấp sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nên việc cấp thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp là thêm một thủ tục hành chính không cần thiết trong khi chúng ta đang hướng tới dạy học thực chất, bằng cấp thực chất.

Theo ThS Lê Thị Loan, nguyên trưởng Khoa Giáo dục, Học viện quản lý Giáo dục, sau quá trình xét duyệt, những người có đủ tố chất và năng lực thì mới có thể trở thành nhà giáo chính thức. Vậy nếu yêu cầu giấy chứng nhận nghề nghiệp có phải đang nghi ngờ về quá trình đào tạo và tuyển dụng của các nhà trường hay không? hay còn nghi ngờ về chính năng lực của nhà giáo.

Điều này gây ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực không đáng có. Trong khi không chỉ nhà giáo mà dư luận đều đang có nhiều câu hỏi đầy hoang mang với quy định giáo viên phải có chứng chỉ nghề nghiệp:

"Chưa hình dung được cái chứng chỉ đấy nó đạt mục tiêu gì, giả sử tốt nghiệp Đại học Sư phạm vẫn chưa đủ điều kiện dạy học à? Thêm cái chứng chỉ đó thì ai cấp, quy trình cấp như thế nào? nó có phiền đến những người giáo viên đã có đủ tiêu chuẩn về sư phạm, liệu có chồng chéo và cần thiết hay không?".

Nếu yêu cầu giấy chứng nhận nghề nghiệp có phải đang nghi ngờ về quá trình đào tạo và tuyển dụng của các nhà trường hay không? hay còn nghi ngờ về chính năng lực của nhà giáo.

Nếu yêu cầu giấy chứng nhận nghề nghiệp có phải đang nghi ngờ về quá trình đào tạo và tuyển dụng của các nhà trường hay không? hay còn nghi ngờ về chính năng lực của nhà giáo.

Điều mà các chuyên gia giáo dục đang băn khoăn nhất đó là cách tổ chức, quản lý vấn đề này sẽ như thế nào. Nếu đề xuất này được thực thi thì cơ quan quản lý sẽ triển khai thế nào cho hiệu quả hay lại trở thành một quy định kiểu "mua dây buộc mình". Bởi việc cấp chứng nhận, chứng chỉ thì dễ nhưng đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo dẫn tới cấp chứng nhận mới là điều đáng bàn.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Quốc Vương cho rằng, có thể tiếp cận và hòa nhập thông lệ quốc tế với việc cấp giấy phép hành nghề nhưng không nên áp dụng ở thời điểm này. Mà trong tương lai 10-15 năm nữa khi giáo dục nước ta đi vào quỹ đạo cải cách và đạt được các nền tảng cơ bản thì chuyện này mới trở nên cần thiết.

"Khi mà hệ thống giáo dục của chúng ta chưa hoàn bị đặc biệt là hệ thống đào tạo trường sư phạm cũng  như khung pháp lý liên quan đến nhà giáo chưa hoàn thiện mà chúng ta đột ngột đưa ra yêu cầu phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp hay giấy phép hành nghề giáo viên thì nó gây ra rối loạn không cần thiết trong khi nguồn lực của chúng ta có hạn, cần tập trung vào các cải cách khác cần thiết và quan trọng hơn".

Tiến sĩ Phạm Hiệp - Đồng trưởng nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục, Trường Đại học Thành Đô cho rằng, nếu cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp thì cần thay thế cho các chứng chỉ khác hiện nay như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Chuyên gia này cũng nêu đề xuất, nếu giữ nguyên quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp thì chỉ nên áp quy định này cho cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành khác muốn trở thành giáo viên:

"Làm sao để cái chứng chỉ này trở thành hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển hệ thống giáo viên trong cả nước. Có lẽ phương án phù hợp là sinh viên sư phạm thì đương nhiên có giấy chứng nhận này, còn những người học ngành nghề khác muốn giảng dạy phải thi lấy chứng nhận này để tạo sự liên thông giữa đào tạo sư phạm với các ngành nghề khác và đào tạo sư phạm nói chung".

Với việc đại diện Cục nhà giáo (Bộ GD&ĐT) cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo đảm bảo nguyên tắc đơn giản , miễn phí và sử dụng suốt đời và không phải là giấy phép con, nhiều ý kiến cho rằng, nếu nó đơn giản như vậy thì cũng không cần thiết phải triển khai trong thực tiễn. Trong khi cứ thêm yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp thì nhiều lo ngại về tiêu cực lại phát sinh. 

Hiện tại nước ta cũng chưa có được hiệp hội nghề giáo viên đủ uy tín rồi việc để hiệp hội đó có một vị trí độc lập tương đối với khối quản lý hành chính và đào tạo (các trường đào tạo giáo viên) cũng không là chuyện đơn giản.

Hiện tại nước ta cũng chưa có được hiệp hội nghề giáo viên đủ uy tín rồi việc để hiệp hội đó có một vị trí độc lập tương đối với khối quản lý hành chính và đào tạo (các trường đào tạo giáo viên) cũng không là chuyện đơn giản.

Dư luận và các nhà giáo đều có phản ứng với đề xuất quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp bởi ngay từ đề xuất chưa làm rõ mục đích của tấm giấy chứng nhận này.

Nếu chứng nhận này giống như một thủ tục hành chính thì nó không mang lại nhiều ý nghĩa và chuyện "Giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo nên bỏ ngay từ ý tưởng"

Đại diện Bộ GD&ĐT nêu ba lý do chính cho đề xuất cấp giấy chứng nhận là trên thế giới, nhiều quốc gia đã có quy định này. Thứ hai, là nhiều ngành nghề khác quy định phải có chứng chỉ hành nghề như luật sư, bác sĩ, kỹ sư. Thứ ba là giấy chứng nhận nghề nghiệp cũng là sự công nhận và vinh danh nhà giáo.

Tính hợp lý của 3 lý do này đến đâu? Theo thông lệ quốc tế, thì giấy chứng nhận nghề nghiệp ở các nước sẽ được cấp bởi các hội nghề nghiệp nhà giáo. Nó khác biệt với quy định ở nước ta là do cơ quan quản lý Nhà nước cấp. Trong khi hiện tại nước ta cũng chưa có được hiệp hội nghề giáo viên đủ uy tín rồi việc để hiệp hội đó có một vị trí độc lập tương đối với khối quản lý hành chính và đào tạo (các trường đào tạo giáo viên) cũng không là chuyện đơn giản.

Thứ hai là không thể so sánh giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo cũng như bác sĩ, luật sư và một số ngành nghề khác cũng có chứng chỉ. Bởi sẽ rất vô lý nếu ngành nghề nào cũng cần phải có chứng nhận.

Mặt khác, với các ngành nghề mang tính đặc thù như bác sĩ, luật sư, kỹ sư thiết kế, xây dựng... là họ có thể hành nghề độc lập nên cần phải chứng chỉ hành nghề để chứng minh điều kiện khi tác nghiệp, làm việc. Trong khi giáo viên là dạy học trong các cơ sở giáo dục, có tổ chức nên giáo viên chỉ cần đáp ứng điều kiện về giảng dạy do cơ sở giáo dục quy định là được.

Còn với mục tiêu công nhận và vinh danh nhà giáo thì hiện tại, mỗi nhân sự khi tham gia giảng dạy đều đã phải tuân theo những quy định nghiêm túc về bằng cấp. Cụ thể, theo Luật Giáo dục, mỗi giáo viên muốn tham gia giảng dạy phải có bằng cấp liên quan. Với các nhân sự tốt nghiệp ngành nghề khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới có thể tham gia giảng dạy.

Ngành giáo dục còn đang còn rất nhiều việc cần làm như chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; cải thiện môi trường dạy và học

Ngành giáo dục còn đang còn rất nhiều việc cần làm như chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; cải thiện môi trường dạy và học

Nếu xuất hiện thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp, vấn đề đặt ra là có giúp nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của giáo viên, từ đó có góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hay không? Hay sẽ khiến giáo viên mất nhiều thời gian và công sức hơn để đáp ứng các yêu cầu đặt ra để đạt được giấy chứng nhận, làm ảnh hưởng đến thời gian dành cho chuyên môn.

Do đó, câu hỏi lớn đang đặt ra là, thêm một giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo liệu có thay đổi được chất lượng của đội ngũ nhà giáo hay không? câu trả lời có lẽ là không. Hơn thế, việc cấp chứng nhận nghề nghiệp cho nhà giáo sẽ tăng thêm chi phí, nguồn lực xã hội như thêm thủ tục, hồ sơ, giấy tờ liên quan, đi lại... gây lãng phí lớn thời gian, công sức của giáo viên, của cơ quan quản lý giáo dục.

Việc xây dựng một chính sách hay một quy định cụ thể nào cần được tính toán, cân nhắc, tránh những tác động tiêu cực. Với đề xuất có thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp thiết nghĩ là không thực sự cần thiết, ít nhất là trong bối cảnh giáo dục hiện nay.

Thay vào đó, tiếp tục giao cho các cơ sở giáo dục tự đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên như hiện nay. Đồng thời, quy định cụ thể, chặt chẽ về điều kiện chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn... để chọn ra đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, đảm bảo chất lượng.

Và điều quan trọng là ở thời điểm này, ngành giáo dục còn đang còn rất nhiều việc cần làm như chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; cải thiện môi trường dạy và học. Những điều này có ý nghĩa và cấp bách hơn việc có thêm một chứng nhận nghề nghiệp gây tốn kém và phiền hà.

Nguyễn Yên/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Cứu trợ thiên tai, nên làm gì và làm thế nào?

Những ngày này, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang tổ chức các hoạt động cứu trợ người dân bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Những nghĩa cử cao đẹp này đã giúp người dân và chính quyền ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu.

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Ấm lòng hình ảnh chiến sĩ CSGT hỗ trợ các đoàn từ thiện trong mùa lũ

Trong dòng chảy của những nghĩa cử cao đẹp từ các đoàn cứu trợ hướng về miền Bắc. Hình ảnh các chiến sĩ CSGT thuộc Đội cao tốc số 3, Phòng 6/C08 phát nước tiếp sức, chỉ dẫn đường cho đoàn cứu trợ đã được người dân ghi lại vô cùng cảm động.

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Những người bảo tồn đồ chơi Trung thu truyền thống

Phố cổ Hà Nội có biết bao nhiêu câu chuyện mà chúng tôi muốn kể cho quý vị nghe, và hôm nay là câu chuyện về những người làm đồ chơi trung thu truyền thống.

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Quận Cầu Giấy (Hà Nội) dồn tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Nhằm khắc phục hậu quả sau bão, sáng 15/9, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 197 quận Cầu Giấy, UBND quận Cầu Giấy, Công an quận và Ban Chỉ đạo 197 các phường, UBND các phường của quận Cầu Giấy đã triển khai công tác dọn dẹp cây đổ còn sót lại trên các tuyến phố do tác động của bão số 3.

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Đường phố Hà Nội vẫn ngổn ngang sau hơn 1 tuần hứng bão

Sau hơn một tuần hứng chịu cơn bão số 3 hay còn gọi là bão Yagi, đường phố Hà Nội khắp nơi vẫn ngổn ngang, những gốc cây đã được cắt hết cành, thu dọn lá nhưng vẫn chưa thể di chuyển, có những phố những đống cành lá, gốc cây chất đống dưới lòng đường, vỉa hè...

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Hậu bão Yagi: Cây xanh, môi trường tại Thủ đô được thu dọn thế nào?

Theo thống kê bão số Yagi đã khiến hơn 25.100 cây đổ và cành gãy trên địa bàn thành phố, trong đó, có tới hơn 24.800 cây đổ. Trong đó, nhiều cổ thụ cả trăm năm tuổi, gắn với các địa danh của thủ đô cũng bị bật gốc, gãy đổ khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Hà Nội: Khẩn trương dọn cây đổ

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, các lực lượng chức năng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương để thu dọn cây xanh gãy đổ sau bão số 3 tại các quận nội thành, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/9.