Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Người Sài Gòn cần hạn chế ra đường ngày triều cường để tránh thiệt hại

Phan Nhơn: Thứ tư 25/09/2024, 09:58 (GMT+7)

Hằng năm vào giai đoạn từ tháng 8-10 (âm lịch), TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ thường chịu ảnh hưởng của triều cường, năm nay cộng với mưa kéo dài trên diện rộng sẽ làm đảo lộn cuộc sống người dân ít nhiều.

Đặc biệt, nhiều tuyến đường ngập khiến giao thông khó khăn cũng như đời sống kinh doanh buôn bán cũng vật lộn với con nước. 

Theo dự báo sẽ có thêm ít nhất 3 đợt triều cường cao gây ngập cục bộ ở một số vùng trũng thấp ở TP.HCM.

Theo dự báo sẽ có thêm ít nhất 3 đợt triều cường cao gây ngập cục bộ ở một số vùng trũng thấp ở TP.HCM.

"Mấy ngày nay  lượng mưa  nhiều, đường thì ngập nên tụi em shipper đi lại rất là khó khăn".

"Dân chúng ở đây đi xe té lên té xuống, ngập liên tục cái này có thể là sáng hôm sau mới hết. Mưa lớn thường ngập đến đầu gối, xe chết máy liên tục".

Theo Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, TP.HCM nói riêng và Đông Nam bộ nói chung chịu tác động bởi triều cường chủ yếu do tác động của gió Đông Bắc hoặc do lực tương tác giữa mặt Trăng và Trái Đất tức là triều cao thường rơi vào mùng 1 và ngày rằm.

Riêng nhận định chuyên gia thì từ đây cuối năm TP.HCM có thể xuất hiện khoảng 3 đợt triều cao, đặc biệt là đợt giữa tháng 10/2024 tới (tầm 18-20/20 tức 14-16 tháng 9 âm lịch) sẽ xuất hiện một đợt triều cao nhất năm. Thời điểm này dự báo sẽ xuất hiện thêm các cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ở vĩ độ thấp gần vùng biển phía Nam sẽ gây mưa nhiều. Vì thế sắp tới có thể xuất hiện những đợt lũ ở lưu vực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và dự mực nước lũ có thể đạt mức báo động 2, báo động 3.

Vừa qua ngày 20/09 cũng xảy ra đợt triều khiến nhiều vùng trũng thấp, nhất là những vùng ven sông như là ở quận 7, Nhà Bè, quận 8 ngập cục bộ.

Nhiều người không còn cách nào khác khi chịu cảnh lội nước khi đi làm ở khu chế xuất Tân Thuận phải qua điểm ngập vì triều dâng cao.

Nhiều người không còn cách nào khác khi chịu cảnh lội nước khi đi làm ở khu chế xuất Tân Thuận phải qua điểm ngập vì triều dâng cao.

Dưới dạ cầu Tân Thuận, con đường Trần Xuân Soạn (quận 7) kế bên dòng kênh Tẻ mỗi lần triều dâng là gần như không phân biệt đâu là sông là đường. Dòng xe qua lại đành phải vật lộn với con nước, nhiều người không thể nào tránh vì đây là con đường ngày ngày họ đi làm cả sáng và chiều.

Anh Lương Gia Hào (29 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận mỗi ngày đi qua đoạn đường này đi làm chia sẻ: “Đi qua đây thấy rất khó khăn, với lại bất tiện và tốn thời gian của mình đi nữa. Giống như vừa mưa, vừa tan tầm kết hợp với triều cường làm cho mình rất vất vả để di chuyển từ công ty về nhà. Đường này chắc không mở rộng được đâu, khi nào các cống của Nhà nước mình làm để ngăn triều từ bên ngoài sông đổ vào thì mới bớt ngập, các cống này chưa đưa vào vận hành”.

Tương tự, ông Trần Vân Lâm một người dân ở cạnh đường Trần Xuân Soạn quá đỗi quen thuộc với cảnh ngập vì triều cường, song cũng bất ngờ vì năm nay triều cao hơn: "Ngập cao đến 20-30 phân so với mọi năm, thường ngập chỉ láng đường, giờ thì ngập trên mặt đường”.

Đặc biệt khổ nhất phải nói đến những hộ kinh doanh, những ghe thuyền từ miền Tây đem trái cây lên bán buôn ngay bờ kênh nhưng chịu cảnh nước nổi lềnh bềnh, chỉ cần xe chạy ngang qua là cái cây trôi hết, bán buôn cũng ế ẩm.

Ông Trần Văn Ý (quận 7) chia sẻ về những khó khăn mà người dân gặp phải khi mỗi năm triều cường dâng cao: “Ở đây gần như triều cường thì ngày nào cũng có mức thấp nhưng chỉ có đợt này là triều lớn. Chỉ có xe số mới đi được còn xe ga gần như không đi được luôn, dắt bộ. Nó cản trở nhiều vấn đề đi lại, đưa đón các cháu đi học, kinh doanh buôn bán. Đáng lẽ ra giờ này dân làm ăn ở đây giờ này đón khách rồi, bây giờ may ra tới 8 giờ tối mới có khách đến. Học sinh đi lại gần như khó khăn, đi muộn hoặc tìm đường vòng, nhiều phụ huynh qua khu vực này phải dắt bộ, trường cũng gần đây nhưng cổng trường cũng ngập sâu”.

Một hộ kinh doanh trái cây đường Trân Xuân Soạn (quận 7, TP.HCM) ủ rũ vì nước dân khiến việc buôn bán khó khăn.

Một hộ kinh doanh trái cây đường Trân Xuân Soạn (quận 7, TP.HCM) ủ rũ vì nước dân khiến việc buôn bán khó khăn.

Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ  cho biết các vị trí trũng thấp như đường Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn hay  đường Nguyễn Bình (quận 7) hay một số khu vực quận 8, Bình Thạnh…Thời điểm xảy ra triều cường rơi vào sáng sớm và chiều tối trùng với thời điểm lưu lượng tham gia giao thông đông.

Ông Quyết khuyến cáo: “Hạn chế ra đường vào các thời điểm từ 16 - 19 giờ vào các ngày giáp giáp mùng 1 âm lịch và ngày rằm để tránh thiệt hại. Đặc biệt khi lưu thông trên đường ngập, nhất là chạy xe máy cần chú ý khu vực có nước chảy xiết thì cần phải tránh. Những nơi này miệng cống thoát nước có dòng chảy rất mạnh và hết sức nguy hiểm”.

Chuyên gia khuyến cáo sắp tới vừa có triều cường kèm mưa giông thậm chí bão kết hợp sẽ rất nguy hiểm, yêu cầu người tham gia giao thông hạn chế ra đường các ngày đầu tháng và rằm để tránh những thiệt hại.

Chuyên gia khuyến cáo sắp tới vừa có triều cường kèm mưa giông thậm chí bão kết hợp sẽ rất nguy hiểm, yêu cầu người tham gia giao thông hạn chế ra đường các ngày đầu tháng và rằm để tránh những thiệt hại.

Chuyên gia dự báo cũng cho biết thêm rằng, đơn vị Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ sẽ tăng cường các bản tin về triều cường cho các cơ quan chức năng để bám sát thông tin. Thông tin đến các đơn vị quản lý về giao thông để có sự điều tiết về giao thông cho hợp lý, cập nhật các vị trí vùng trũng và các tuyến đường ngập sâu.

Đặc biệt khi triều cường và mưa lớn từ đây đến cuối năm còn diễn tiến phức tạp, khó lường cần có sự đồng lòng các cơ quan chức năng để thông báo, khuyến cáo sớm để tránh thiệt hại về người và kinh tế.

Phan Nhơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Điểm đen” Vành đai 2: Mong từng ngày có cầu vượt

“Điểm đen” Vành đai 2: Mong từng ngày có cầu vượt

Như VOV Giao thông đã đưa tin, trên tuyến vành đai 2 dưới thấp đoạn qua khu vực nút giao quay đầu gần Ngõ Hòa Bình 7, Ngõ Gốc Đề, phố Minh Khai, đã xuất hiện “điểm đen” tai nạn chết người, đặc biệt với người đi bộ băng cắt ngang sang đường.

TP.HCM: Chung tay cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên nền tảng VNelD

TP.HCM: Chung tay cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên nền tảng VNelD

Ban chỉ đạo Đề án 06 TP.HCM vừa có văn bản thông tin về việc triển khai nội dung chung tay cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trên nền tảng VNelD và công bố nền tảng cứu trợ trên VNeID do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH - Bộ Công an triển khai thực hiện.

Phát triển Cần Giờ nhưng phải bảo vệ rừng sinh thái như thế nào?

Phát triển Cần Giờ nhưng phải bảo vệ rừng sinh thái như thế nào?

Huyện Cần Giờ được định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành phố nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái chất lượng cao, đồng thời là trung tâm kinh tế biển trực thuộc TP.HCM với nhiều dự án mang tầm vóc quốc gia như cầu Cần Giờ, khu đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Khi cơ sở giao nhận hàng nằm trên mặt phố

Khi cơ sở giao nhận hàng nằm trên mặt phố

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, chỉ một đoạn đường Nguyễn Khang từ đường Cầu Giấy tới cầu Yên Hòa có tới 3 cơ sở giao nhận hàng chuyển phát nhanh.

TP.HCM xem chuyển đổi công nghiệp là động lực mới để phát triển

TP.HCM xem chuyển đổi công nghiệp là động lực mới để phát triển

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước để có thể nâng cao tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao từ 23% hiện nay lên 40% đến năm 2030

Bắt nhóm đối tượng cắt trộm dây cáp trên.cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Bắt nhóm đối tượng cắt trộm dây cáp trên.cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Công an huyện An Lão (TP Hải Phòng) vừa khởi tố vụ án, bắt 6 đối tượng thực hiện hàng loạt vụ trộm dây cáp tiếp địa đèn chiếu sáng trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Chủ động quy hoạch nhà ở thích ứng biến đổi khí hậu

Chủ động quy hoạch nhà ở thích ứng biến đổi khí hậu

Những công trình nhà ở cho người dân ở vùng có nguy cơ bị thiên tai đã không còn có khả năng chống chịu với những thay đổi của thời tiết, khí hậu.