Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Ngóng mở rộng gấp đôi đường Láng, làm đường trên cao từ Ngã Tư Sở về Cầu Giấy

Chu Đức: Thứ năm 09/05/2024, 13:52 (GMT+7)

Trước thông tin sẽ cải tạo toàn diện, nâng gấp đôi bề rộng, kết hợp đường trên cao, đưa đường Láng trở thành trục chính của Thủ đô Hà Nội, người đi đường và cư dân dọc tuyến đường này có quan điểm và mong mỏi gì?

Vành đai 2 là một trong những tuyến đường nội đô đã khép kín ở Hà Nội. Trong số hơn 40km của tuyến đường, còn trục Láng nối Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy là chưa được mở rộng và chưa có đường trên cao.

Vì vậy, nó trở thành một điểm “thắt cổ chai” về giao thông, trên bản đồ số thường xuyên chỉ báo màu đỏ, mật độ phương tiện rất cao.

 Đường Láng là điểm nóng ùn ứ giao thông của Hà Nội khi lưu lượng phương tiện gấp gần 3 lần lưu lượng thiết kế

 Đường Láng là điểm nóng ùn ứ giao thông của Hà Nội khi lưu lượng phương tiện gấp gần 3 lần lưu lượng thiết kế

Ông Trần Văn Như, hành nghề xe ôm trên tuyến đường Láng cho biết, ùn ứ giao thông xảy ra ở đây là chuyện hàng ngày, cứ giờ cao điểm sáng, trưa, chiều là phải mất khoảng 20 phút trở lên mới đi qua được.

Với tầm quan trọng của tuyến vành đai 2, ông Như bày tỏ ủng hộ với dự án mở rộng đường Láng, với vận tốc thiết kế cho cả phần dưới thấp và trên cao đều là 80km/h: “Tôi quá ủng hộ về chuyện đó. Đường này nên mở. Vì từ đây lên đường Võ Nguyên Giáp, lượng xe đổ về rất đông. Bây giờ có đầu tư của nhà nước, chỉ là có đủ điều kiện để làm không, chứ ai mà chả muốn mở đường cao tốc ra. Như đường Trường Chinh giờ thoáng như thế nào ai cũng biết, trước đây Trường Chinh-Minh Khai cứ đến giờ tan tầm là tắc”

Hoàng An Nhi, sinh viên năm nhất Đại học Văn Hóa, hy vọng dự án mở rộng đường Láng sẽ giúp phương tiện công cộng đi lại dễ dàng hơn

Hoàng An Nhi, sinh viên năm nhất Đại học Văn Hóa, hy vọng dự án mở rộng đường Láng sẽ giúp phương tiện công cộng đi lại dễ dàng hơn

Hoàng An Nhi, sinh viên năm nhất Đại học Văn Hóa, là người thường xuyên di chuyển bằng xe buýt số 09B và 24 qua trục đường Láng. An Nhi cho rằng, rất cần thiết nâng cấp tuyến đường này, đặc biệt khi xe ô tô cá nhân xuất hiện quá nhiều, trong khi các làn đường nhỏ hẹp, ảnh hưởng tới hiệu suất chạy của phương tiện công cộng: 

“Em thấy cần thiết. Vì đường này giao thông đi lại rất nhiều. Đường nhỏ, hay tắc. Giờ học của em không cố định, thường đi muộn so với giờ cao điểm, nên ít gặp tắc, nhưng nếu gặp thì rất tắc”.

Theo chị Ngọc Phượng, trú ở ngõ 210 đường Láng, ách tắc giao thông ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sống. Chị mong sớm triển khai dự án cải tạo triệt để trục đường này

Theo chị Ngọc Phượng, trú ở ngõ 210 đường Láng, ách tắc giao thông ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng sống. Chị mong sớm triển khai dự án cải tạo triệt để trục đường này

Sinh sống tại ngõ 210 đường Láng từ bé, chị Ngọc Phượng hiểu rõ những tác động tiêu cực từ vấn đề ùn tắc giao thông đến chất lượng cuộc sống của người dân. Chị từng chứng kiến những cảnh xe máy tràn hết lên vỉa hè để đi, rồi những màn cãi vã, động tay động chân giữa những người đi xe máy và ô tô khi xảy ra va chạm: “Mình ủng hộ 100%. Sinh ra và lớn lên ở mặt đường Láng này, mình chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn, ách tắc giao thông. Mình nghĩ nhà nước nên mở rộng đường này để giao thông tiện hơn/ Nhà chị có chịu ảnh hưởng bởi việc giải phóng mặt bằng khi mở đường?/Nếu bị ảnh hưởng thì cũng chấp nhận thôi, vì đây là lợi ích chung của cộng đồng mà”

Trong khi đó, ông Chu Thế Đại thường di chuyển từ Thanh Xuân lên Cầu Giấy tập thể thao. Đi xe buýt qua đường Láng là phương tiện hàng ngày của ông. Ông đã xem báo và đọc rất kỹ về dự án mở rộng gấp đôi mặt đường Láng từ 21m lên 53,5m. Theo ông, dự án này lẽ ra cần phải làm sớm hơn, đặc biệt là dự án làm đường trên cao nối Ngã Tư Sở với Cầu Giấy: “Đấy thực ra là một con đường tắt để tránh ùn tác ở chỗ đó. Chỗ này tắc lâu đời rồi, giờ mở hơi muộn. Theo tôi, đáng ra làm xong chỗ Ngã Tư Sở rồi thì làm thẳng tiếp luôn đi, nó vừa đỡ tốn bao công sức, lại thuận tiện nữa”.

Ông Chu Thế Đại chia sẻ, dự án mở rộng Đường Láng và đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy lẽ ra cần làm sớm hơn

Ông Chu Thế Đại chia sẻ, dự án mở rộng Đường Láng và đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy lẽ ra cần làm sớm hơn

Ông Đại cũng phân tích về con số phần lớn tổng vốn đầu tư trong 17 nghìn tỷ đồng mở rộng đường Láng dùng để giải phóng mặt bằng. Ông kỳ vọng công tác này sẽ tạo được sự đồng thuận cao để dự án sớm triển khai: “Sự cần thiết của dự án là thấy rồi, nên phải cố gắng mà làm, giảm được thời gian thì càng tốt. Mọi người mà thông qua chủ trương thì người ta cũng đồng ý, công tác này nếu cả xã hội quyết tâm, Chính phủ quyết tâm, đổ tiền của vào đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý thì tôi tin là cũng nhanh thôi”.

Làm doanh nghiệp trên trục đường Láng và hay đi tàu điện trên cao Cát Linh-Hà Đông, anh Nguyễn Chí Vĩ cho rằng, không chỉ đường Láng mà mọi trục đường chính ở Hà Nội cần mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại rất cao của thành phố.

Nhìn từ kinh nghiệm làm vành đai 2 trục Minh Khai – Trường Chinh, anh Vĩ kỳ vọng dự án mở rộng đường Láng sẽ đạt được tiến độ nhanh chóng, không để người dân chờ đợi cả thập kỷ mới hoàn thành: “Cái tiến độ dự án còn đi theo công tác giải phóng mặt bằng. Thành phố quyết tâm thì mình nghĩ sẽ làm được thôi. Nhưng có lẽ, thời gian thực hiện dự án sẽ phải kéo dài hơn đấy. Vì giải phóng mặt bằng tương đối phức tạp”.

Theo dự kiến của Sở GTVT Hà Nội, dự án đầu tư cải tạo, mở rộng vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy có tổng đầu tư trên 21 nghìn tỷ đồng. Do tổng đầu tư lớn nên Sở GTVT đề xuất tách thành hai dự án và ưu tiên cải tạo mở rộng vành đai 2 dưới thấp dài khoảng 3,8 km, điểm đầu tại nút giao Ngã Tư Sở và điểm cuối tại nút giao Cầu Giấy.

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Hà Nội: Phạt tiền chủ bãi xe không phép ở Hà Đông, giao địa phương giám sát

Tổ công tác liên ngành CSTT, TTGT phối hợp ghi hình, phạt tiền chủ bãi xe không phép, đồng thời giao chính quyền địa phương giám sát tái vi phạm trên địa bàn.

“Anh Trọng giản dị lắm”

“Anh Trọng giản dị lắm”

Phố Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là khu vực có 2 căn hộ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và gia đình sinh sống.

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tối nay, người dân xếp hàng dài đợi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18 giờ hôm nay (25/7), Ban tổ chức Lễ tang đã tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5, phố Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.

Kiểm soát khí thải xe máy,  Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Kiểm soát khí thải xe máy, Luật đã có nhưng còn nhiều rào cản

Từ 01/01/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực, quy định mô tô, xe gắn máy phải thực hiện kiểm định khí thải. Trước khi quy định chính thức được áp dụng còn có rất nhiều băn khoăn từ dư luận.

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

Người dân sống ven kênh rạch với chủ trương ưu đãi cho thuê, mua nhà ở xã hội

TP.HCM hiện có 22.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, giai đoạn 2021 – 2025 thành phố đặt mục tiêu di dời 6.500 căn nhà để làm 17 dự án chỉnh trang đô thị. Song, đến nay mới di dời được 5.000 căn, ước tính chỉ đạt khoảng 77 % kế hoạch.

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Đồng Nai: Hơn 1.000 hộ dân vẫn 'khát' nước sạch

Xã lộ 25 thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai có hơn 3.000 hộ dân. Từ nhiều năm nay, các hộ dân này vẫn sử dụng nguồn nước từ giếng, cả giếng đào và giếng khoan.