Thoát nước ở nông thôn
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Vừa qua, Sở GTVT TP.HCM đề xuất nâng cấp, mở rộng 2 tuyến đường này với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, kế hoạch này ưu tiên làm từ nay đến năm 2030. Hy vọng dự án lần này khởi động để thỏa lòng mong mỏi của người dân.
Theo dõi hơn 10 ngày liên tục kể từ ngày thông báo mở rộng 2 tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), VOV Giao thông ghi nhận liên tục vào các giờ cao điểm sáng chiều đều xảy ra tình trạng ùn ứ, kẹt xe.
Đặc biệt vào khung 17 giờ chiều hàng ngày, đoạn từ nút giao từ cầu vượt Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu, chỉ 2 km thôi nhưng gần như cả ngàn phương tiện chen chúc nhau để nhanh chóng vượt qua đoạn “thắt cổ chai” này. Nhiều người khi qua đoạn đường này, đánh giá đây là đoạn đường gây ra sự ức chế nhất.
Anh Phạm Ngọc Hiếu (ngụ Thủ Đức) gần như ngày nào cũng đi làm và trở về qua 2 tuyến đường trên, anh Hiếu cho hay mở đường thì mừng đó, ngày xưa cũng từng nghe rồi, rất vui, song mong mỏi gần 15 năm nên anh cũng không hồ hởi lắm khi tiếp tục nghe mở rộng tuyến đường. Với anh Hiếu khi nào mở thì hay, đồng thời nghĩ rằng nên làm cầu vượt thay vì giải tỏa mặt bằng quá nhiều tốn kém mà lại rất lâu hoàn thành.
“Thực sự đi qua đường đó bản thân rất bức bối, bực mình là do kẹt xe quá, ảnh hưởng đến thời gian, năng lượng của mình. Ví dụ buổi sáng sớm đi làm bị mất năng lượng, buổi chiều cũng vậy, có nghĩa là rất mệt mỏi.
Thực tế nghe mở rộng rất vui nhưng hy vọng thành phố làm sớm chứ dự án này treo theo mình nghĩ cũng khoảng mười mấy năm. Nếu xây cầu vượt ngay ngã năm thì tôi thấy vui hơn, vì khả thi hơn 2 dự án mở rộng, vì nghe tin nguồn vốn nhiều nhưng không biết bao giờ mới triển khai”, anh Hiếu cho biết.
Tương tự, anh Lê Anh Tú, giảng viên Trường ĐH Văn Lang ngày nào cũng đi qua con đường này, anh cũng mong mỏi nhà nước sớm mở đường để giải quyết những bức xúc không chỉ riêng anh:
“Có những lúc khoảng thời gian lẽ ra dành cho đoạn đường chỉ 10-15 phút nhưng kẹt phải kéo dài đến 40 phút và khi trời mưa như hiện nay thì tình hình lại khó khăn cho người tham gia giao thông. Do đó, tôi mong Nhà nước sớm mở rộng con đường này càng sớm càng tốt để hỗ trợ người dân đi lại. Tại vì đây là bức xúc tôi nghĩ nó không chỉ riêng của tôi mà còn rất nhiều người khác”.
Theo quy hoạch được duyệt, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đoạn từ nút giao Hàng Xanh đến cầu Bình Triệu) rộng 30 - 40m, hiện trạng rộng khoảng 16 - 22 m, còn đường Đinh Bộ Lĩnh (đoạn từ đường Điện Biên Phủ đến cầu Bình Triệu) hiện rộng 21m được quy hoạch rộng 25 m.
Với mật độ dân cư khu vực lớn, nhu cầu lưu thông cao dẫn đến các tuyến đường này bị quá tải, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.
Ông Trần Thanh Long (57 tuổi) hành nghề chạy xe ôm ở góc đường Xô Viết Nghệ Tĩnh giao với đường Bạch Đằng gần 30 năm, chứng kiến và thuộc lòng từng giờ kẹt xe con đường này. Ông Long cho hay, thời con đường còn đi được 2 chiều, giờ chỉ cần mưa xuống thì gần như tê liệt, và cũng nghe bao lần mở đường nhưng đâu cũng vào đấy, mọi việc vẫn không nhúc nhích:
“Thường tầm 11 giờ cho tới 2 giờ chiều kẹt, nếu thứ Hai thì từ 16 giờ chiều kẹt tới 19 giờ, mà kẹt là nhích, nhích từng chút một. Còn trời mưa là coi như kẹt 24/24, kẹt không thể đi được buộc nhiều người phải luồn qua hẻm này để đi qua đường D2 (Nguyễn Gia Trí). Nghe nói mở đường lâu lắm rồi, hồi còn tiệm vàng Kim Sơn, tạp hóa bên cạnh tính ra giờ cũng mười mấy gần hai chục năm nay rồi”.
Vào giữa tháng 7 vừa qua, Sở GTVT TP.HCM cho biết, vào tháng 9/2023, HĐND TP.HCM có Nghị quyết ban hành danh mục 5 dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) theo Nghị quyết 98, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương, dự kiến làm trong giai đoạn 2023 - 2028.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, đại điện Sở GTVT TP.HCM cung cấp với báo chí thông tin dự án trên có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ và giai đoạn 2024-2025 thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư:
“Đối với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Đinh Bộ Lĩnh là hai tuyến đường nội đô chính, kết nối trực tiếp với Quốc lộ 13, đồng thời là trục cửa ngõ kết nối vùng. Tuy nhiên, hiện nay trục đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Đinh Bộ Lĩnh chưa được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch và thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc.
Vì vậy, Sở đề xuất UBND thành phố đưa 2 tuyến đường vào kế hoạch đầu tư phát triển các dự án, công trình giao thông vận tải trọng điểm, ưu tiên trong giai đoạn 2024 -2030 để làm cơ sở triển khai thực hiện giai đoạn 2024 - 2025 thì đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư”.
Trước đó, hai con đường nhiều lần được tin sẽ nâng cấp, mở rộng nhằm giúp giảm áp lực cho người dân, song gần 15 năm qua gần như chỉ nằm trên giấy. Sau thông tin khởi động dự án 10.000 tỷ mở rộng 2 tuyến đường trên, hy vọng người dân sẽ không chịu cảnh chen chúc nhau nhích từng mét đường, dưới cơn mưa chiều vào lúc tan tầm.
Nếu cứ mỗi mùa mưa, nước lại đọng trong vườn, trong nhà mà không thể chảy đi đâu được, rồi nước thải cũng sẽ như vậy, thì dần dần sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đến môi trường sinh sống ở vùng nông thôn của chúng ta.
Với tâm lý xe buýt là phương tiện hành khách công cộng được ưu tiên, nhiều tài xế đã cố tình vi phạm ATGT, ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, thậm chí chạy trên cả vỉa hè
Sau đợt tăng vọt lên sát mức đỉnh lịch sử, giá cà phê Việt Nam đang đứng trước đà giảm mạnh.
Hồ Hoàn Kiếm từ lâu vốn được ví như “trái tim của thủ đô”, là không gian văn hóa của Hà Nội và là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thế nhưng thời gian qua, khu vực này lại liên tục được dùng để làm nơi tổ chức các hội chợ và sự kiện.
Thời gian qua, trên các tuyến cao tốc liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Tại sao ngày càng có nhiều tuyến đường cao tốc được khánh thành với chất lượng tốt, nhưng tai nạn giao thông lại có xu hướng tăng cao?
Dạo gần đây, trên các phương tiện truyền thông hoặc thậm chí là một vài tác phẩm văn học, chúng ta thường thấy xuất hiện cách hành văn khá “kỳ lạ”, không theo chuẩn thông thường của tiếng Việt. Cách viết này được dùng khá phổ biến, đến mức được cho là chuyện bình thường và mặc nhiên coi lối viết đó là đúng.
Như VOV Giao thông đã đề cập, ùn tắc giao thông đang lấy đi khoảng 3% tổng thu nhập của các đô thị hàng đầu nước ta, gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm, gây tổn thất và lãng phí xã hội khổng lồ.